Tại sao lại nhức chân

Những cơn đau nhức xương chân dai dẳng và nhức nhối, đi lại khó khăn dẫn tới cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon và rất khó ngủ…đây chưa phải là tất cả những phiền toái mà ông Lâm (62 tuổi – Thanh Trì, Hà Nội) gặp phải trong suốt thời gian gần đây. Ông Lâm được biết nếu vì đau mà cứ ngồi yên không đi lại được thì cơ chân ông sẽ có nguy cơ bị teo, dẫn đến liệt. Ông Lâm luôn thắc mắc tự hỏi, trước đây mình vẫn thường xuyên luyện tập thể dục mỗi sáng, ăn uống đầy đủ thịt cá mỗi bữa mà tại sao lại vẫn gặp phải các cơn đau nhức ở chân phiền toái như thế này. Vậy nguyên nhân các cơn đau nhức đến gặp ông Lâm là từ đâu và ông Lâm phải làm gì để có cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả?

Tại sao lại nhức chân

Hình 1: Đau nhức xương chân cần tìm hiểu đúng nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây đau nhức xương chân

Ở người trẻ tuổi nhất là lứa tuổi vị thành niên, đau nhức xương chân có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường do sụn và xương phát triển nhanh hơn cơ bắp. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi thì đây thường là biểu hiện bên ngoài của vấn đề bệnh lý đang diễn ra ở xương khớp phần chân bên trong cơ thể. Đau nhức xương chân thường tạo cảm giác đau hoặc nhức buốt bên trong xương ống chân, khi co duỗi chân hay vận động đều gây đau nhức rất khó chịu. Theo các chuyên gia, đau nhức chân có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm:

  • Viêm khớp chân: Điều này xảy ra khi túi chứa đầy chất lỏng, hoặc bursa, xung quanh khớp gối bị viêm gây ra những triệu chứng đau nhức chân.
  • Thoái hóa khớp chân: Đây là nguyên nhân phổ biến ở người cao tuổi gây đau nhức xương chân. Quá trình thoái hóa tại xương và khớp xương diễn ra ưu thế hơn so với quá trình tái tạo dẫn đến thoái hóa và gây đau ở khớp chân.

Tại sao lại nhức chân

Hình 2: Thoái hóa khớp là nguyên nhân gây đau nhức xương chân phổ biến ở người cao tuổi

  • Xơ vữa động mạch: Đây là tình trạng thu hẹp và xơ cứng động mạch do sự tích tụ chất béo và cholesterol dẫn đến làm giảm lưu lượng máu đến chân gây đau nhức chân đặc biệt là ở bắp.
  • Bệnh Gút: Đây là một dạng viêm khớp xảy ra do axit uric tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Nó có thể gây đau nhức chân kèm sưng và đỏ ở bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các đĩa đệm trợt ra khỏi cột sống dẫn đến chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa gây đau nhức chân, đau lưng dưới.
  • Viêm gân: Đau nhức chân là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm gân Achilles. Bên cạnh triệu chứng đau nhức, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như sưng, căng hoặc rách.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT):Tình trạng này còn được gọi với tên khác là bị đông máu. Tình trạng đông máu xuất hiện khi không hoạt động trong thời gian dài, ngồi lâu, thừa cân, hút thuốc. Nó gây ra những triệu chứng đau nhức chân và có thể vỡ ra trong máu của bạn và đi đến một động mạch trong phổi chặn lưu lượng máu gây tắc phổi.
  • Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới:Bệnh xảy ra khi các động mạch ở chân bị tổn thương, cứng lại. Khi các động mạch hẹp lại hoặc tắc nghẽn có thể gây đau nhức chân kèm chuột rút, đau khi bạn đi bộ, leo cầu thang.
  • Đau thần kinh tọa: Khi các đĩa đệm thoát vị ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh có thể gây đau nhức chân kèm đau rát, chuột rút đau chân khi đứng hoặc ngồi, tê, yếu, ngứa ran.

Cách chữa trị đau nhức xương chân tại nhà

Thông thường, khi xuất hiện tình trạng đau nhức xương chân, nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu vì cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu để càng lâu càng có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe.

Bệnh nhân đau nhức xương chân cần đi khám chuyên khoa để có chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý nếu nằm trong các trường hợp: Đau kéo dài quá 7 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, đau nhức kèm xưng và nóng ở các khớp chân, có tiếng lục cục khi chân di chuyển, cơ thể có biểu hiện sốt cao ( trên 38,5 độ C), cảm giác đau nặng gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Tại sao lại nhức chân

Hình 3: Cần lưu ý những trường hợp đau nhức xương chân phải đến gặp chuyên gia y tế

Đối với những trường hợp kể trên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời kết hợp với luyện tập, kiểm soát chế độ ăn và duy trì bổ sung các thực phẩm giúp duy trì và tăng tái tạo cho xương khớp

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây để điều trị và giảm đau nhức chân ngay tại nhà:

Chườm lạnh: Chườm đá vào vùng chân bị đau nhức ít nhất bốn lần mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này thậm chí thường xuyên hơn trong vài ngày đầu sau khi cơn đau xuất hiện. Bạn có thể để băng trong khoảng 15 phút mỗi lần.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm, sau đó nhẹ nhàng kéo căng cơ bắp. Nếu bạn bị đau ở phần dưới của chân, hãy thử chỉ và duỗi thẳng ngón chân khi ngồi hoặc đứng. Nếu bạn bị đau ở phần trên của chân, hãy cố gắng cúi xuống và chạm vào ngón chân.Bạn có thể làm điều này trong khi ngồi trên mặt đất hoặc đứng lên. Dễ dàng vào từng đoạn, giữ mỗi vị trí trong năm đến 10 giây. Ngừng kéo dài nếu cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Phòng ngừa đau nhức xương chân

Bạn nên thường xuyên kéo giãn cơ bắp trước khi vận động để ngăn ngừa chấn thương. Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng những cách phòng ngừa bao gồm:

  • Duy trì sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý : tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, tránh hút thuốc, hạn chế bia rượu và chất kích thích, tránh làm việc quá sức hay mang vác vật nặng nhiều.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega 3, chondroitin, glycosaminoglycans, vitamin C và các khoáng chất tốt cho khớp và hoạt động của khớp chân.

Tại sao lại nhức chân

Hình 4: Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng cho hệ xương khớp là điều bệnh nhân đau nhức xương chân cần chú ý

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Theo dõi cholesterol và huyết áp của bạn, và thực hiện các bước để kiểm soát chúng
  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh tình trạng căng cơ, giãn cơ, trật khớp, bong gân,…

Tại sao lại nhức chân

Hình 5: Viên bổ xương khớp vẹm xanh – giải pháp toàn diện cho hệ xương khớp nhập khẩu 100% từ Australia

Hiện nay, tại Việt Nam, các dưỡng chất thiết yếu tốt cho khớp như omega 3, chondroitin, glycosaminoglycans, vitamin C đã có mặt trong Viên bổ xương khớp Vẹm xanh. Sản phẩm là công thức 3 trong 1 với thành phần chính là chiết xuất Vẹm xanh từ bờ biển New Zealand, được bổ sung thêm sụn cá mập và dầu cá tự nhiên. Nhiều nghiên cứu khoa học, bao gồm cả những phân tích hệ thống (systematic review) là loại bằng chứng có giá trị cao nhất chứng minh hiệu quả của con vẹm xanh đối với các bệnh về xương khớp nói chung và đau khớp chân  nói riêng. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Úc, hoàn toàn được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Tốt (GMP) và đã được TGA là cơ quan quản lý của Úc về thuốc và thiết bị y tế chấp thuận. Viên bổ xương khớp Vẹm xanh hiện được phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Thảo dược Thượng Ngàn. Tham khảo website thaoduocthuongngan.com hoặc liên hệ số điện thoại 0989268003 – 0969448585 để biết thêm thông tin.

DS. Mai Lam

Video Giới thiệu sản phẩm viên bổ xương khớp con vẹm xanh và ý kiến đánh giá của chuyên gia: Đoàn Văn Đệ - Phó chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam, chủ tịch Hội thấp khớp học Hà Nội