Tại sao không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn các lần sinh không nên quá gần nhau

Thời điểm khi con sinh ra là một trong những sự kiện quan trọng cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tài chính. Nếu bạn còn đang băn khoăn lo lắng không biết cần phải làm gì và làm như thế nào, Prudential cung cấp cho bạn vài gợi ý để chuẩn bị và xây dựng nền tảng tài chính thật tốt trước quyết định sinh con.

Chỗ ở và thu nhập ổn định là điều kiện tiên quyết dành cho các cặp đôi khi quyết định sinh con. Nếu bạn đang có khuynh hướng tranh cãi nhiều với bạn đời về vấn đề “cơm áo gạo tiền” thì chuyện có con nên tạm gác lại sau. Lý do đầu tiên lúc đó gánh nặng về tài chính của hai bạn sẽ còn áp lực hơn gấp nhiều lần khi cần phải chu toàn thêm cho một sinh linh bé bỏng. Nếu không có tiếng nói chung trong việc quản lý tài chính, hai bạn sẽ khó tránh khỏi bi kịch lời ra tiếng vào, gây rạn nứt tình cảm gia đình. Đồng thời, chính những phản ứng tiêu cực của bố mẹ về vấn đề tiền bạc sẽ tác động xấu đến sức khỏe, cảm xúc và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo báo cáo của Urban trong nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, trẻ nhỏ sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện môi trường ổn định. Sự ổn định được định nghĩa là tổng hòa của những yếu tố như: nghề nghiệp và thu nhập của bố mẹ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, môi trường bên ngoài trẻ thường tiếp xúc (khu dân cư, trường học). Vì thế, hãy chắc chắn rằng: Bạn đã đủ khả năng kinh tế và chỗ ở trước khi đón thiên thần bé nhỏ của mình để bé có được điều kiện phát triển toàn diện nhất.

Bạn cần phải ghi nhớ những khoản tiền cố định cần phải chuẩn bị cho việc sinh con như: chi phí khám thai, đồ dùng sinh hoạt cho bé, đồ dùng sinh hoạt cho mẹ bầu, chi phí sinh nở, người giúp việc,... cùng nhiều khoản phát sinh không tên khác. Và tin vui dành cho các nàng-sắp-làm-mẹ là bạn sẽ được hỗ trợ một phần hay có thể là toàn bộ chi phí sinh con khi tham gia Bảo hiểm y tế của Nhà nước. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, có nhiều gói bảo hiểm thai sản với quyền lợi linh hoạt từ những công ty bảo hiểm mà bạn có thể tìm hiểu.

Bên cạnh chi phí sinh con, cả hai bạn cần quan tâm đến chi phí sinh hoạt gia đình trong giai đoạn nghỉ sinh. Hầu hết các công ty không có chính sách trả lương trong thời gian nghỉ thai sản của nhân viên và khoản tiền này sẽ được trợ cấp từ nguồn bảo hiểm xã hội của nhà nước. Bạn sẽ nhận được khoản tiền này khi hoàn tất các thủ tục sau sinh con. Trong trường hợp gặp khó khăn hay thắc mắc cần giải đáp, hãy tìm sự trợ giúp từ những người đi trước. Không gì hữu ích hơn việc tham khảo kinh nghiệm của những cặp đôi vừa có em bé về các chi phí và thủ tục tài chính.

Khi thiên nhần nhỏ ra đời, trong ít nhất 18 năm sau đó, chi phí sinh hoạt và học vấn cho con đều nằm trên đôi vai của bố mẹ. Vì vậy, vun đắp quỹ tiền học cho con là mục tiêu tài chính dài hạn mà hai bạn cần tích lũy đều đặn bên cạnh những mục tiêu dài hạn khác.

Những chi phí học vấn cho con mà bạn cần phải lưu ý bao gồm: học phí chính quy, học phí cho các môn tăng cường, học phí cho các môn năng khiếu và phát triển kỹ năng mềm, chi phí cho con dã ngoại và các hoạt động ngoại khoá, chi phí sinh sống trường hợp cho con đi du học nước ngoài… Ngoài ra, hãy lưu ý đến tác động của kinh tế đến giá trị đồng tiền và lường trước việc trượt giá khi hoạch định ngân sách học vấn cho con. Việc dự trù các chi phí cho quỹ giáo dục của con trong từng giai đoạn cần được cân đối cùng ngân sách của gia đình – điều này sẽ giúp bạn ổn định nguồn tài chính để chi trả cho lộ trình học vấn của con.

Hiện nay có một số hình thức quản lý tài chính nhằm tích lũy giáo dục cho con phổ biến hiện nay mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo như: gửi tiết kiệm, tham gia bảo hiểm nhân thọ giáo dục, ... 

Cuối cùng, việc hoạch định tài chính cho gia đình không thể thiếu quản lý rủi ro. Các thiên nhần nhỏ sẽ cần sự trợ giúp từ bạn cho đến khi trưởng thành, thế nên việc dự phòng khoản trợ cấp tài chính cho các rủi ro không mong muốn (tai nạn, tử vong,...) sẽ đảm bảo cho gia đình và con cái bạn tiếp tục cuộc sống.

Nguồn tiền rủi ro này có thể đến từ phúc lợi của công ty, BHXH của Nhà nước, tiền thăm hỏi của người thân và bạn bè… Nhưng sẽ không đủ để gia đình bạn sống một cuộc sống không gánh nặng tài chính nếu chỉ dựa vào những khoản tiền này. Việc trang bị các khoản bảo hiểm nhân thọ bổ sung là hoàn toàn cần thiết.

Bạn có thể tìm hiểu các loại bảo hiểm bảo vệ tài chính trước rủi ro như bảo hiểm rủi tai nạn hay bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo. Ngoài việc chi trả quyền lợi cho các trường hợp rủi ro về tử vong như các loại bảo hiểm thông thường khác, bảo hiểm nhân thọ tai nạn và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo còn hỗ trợ cho người mua bảo hiểm với viện phí hoặc các dịch vụ y tế bổ sung khác. Đặc biệt với bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, hiện nay trên thị trường cung cấp một số gói bảo hiểm hỗ trợ người mua chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, nâng cao khả năng chữa hết bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ từ các doanh nghiệp như Prudential… để có cho bản thân và gia đình một điểm tựa tài chính trước những rủi ro cuộc sống.

Việc chuẩn bị tài chính cho con là phần rất quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch sinh con của mình. 

16/06/2020

TS.BS.LÊ THỊ THU HÀ

Lợi ích và nguy cơ của việc sinh con sớm trước 30 tuổi, nhất là con so trước 30 tuổi, bé thứ 2 trước 35 tuổi.

Các viện nghiên cứu y khoa trên thế giới đã cho biết các bộ phận trong cơ thể của con người như cơ bắp, vú, xương và cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa từ độ tuổi 30. Càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hoá nặng nề hơn.

Thông thường, khi tuổi còn trẻ, cơ bắp bị mệt mỏi thì nhanh chóng được tái tạo. Nhưng đến tuổi 30 thì cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn, cơ bắp bắt đầu giảm đi nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên. Ðến tuổi 40, mỗi năm cơ bắp bị sút giảm từ 0,5 - 2%. Vì thế, càng cao tuổi thì khả năng giữ thăng bằng giảm đi, trở nên chậm chạp, dễ bị ngã. Bà mẹ trẻ cơ bắp chắc, hoạt động nhanh nhẹn và khỏe, khi ấy việc chăm sóc bé cũng dễ dàng hơn.

Khi đến 30 tuổi thì vú của phụ nữ mất dần các mô và mỡ. Sự đầy đặn và kích cỡ của vú bắt đầu bị suy giảm. Khi tuổi càng lớn thì vú càng nhỏ lại, việc tạo sữa cũng bị ảnh hưởng và bà mẹ sẽ gặp khó khăn khi nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. 

Hình minh họa - nguồn internet

Từ lúc chào đời, bộ xương tăng trưởng rất nhanh, cho đến những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Nhưng đến tuổi 35 thì xương bắt đầu lão hóa và hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già tự nhiên. Các nhà dinh dưỡng khuyên nên bổ sung canxi và vitamin D bắt đầu từ khi 25 tuổi để tích lũy và bù xương khi đến tuổi xương bị lão hóa. Việc bổ sung các vi chất này khi lớn tuổi và quá trình hủy xương đã bắt đầu thì ít mang lại hiệu quả. Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì nguy cơ loãng xương càng cao hơn vì thai nhi sẽ lấy 1 lượng lớn canxi từ mẹ trong khi mẹ đang có nguy cơ loãng xương rất cao.

Sau tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Do vậy, khả năng mang thai sẽ giảm rõ rệt sau tuổi này và càng lớn tuổi càng khó thụ thai. Ngoài ra, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ tăng cao hơn so với tuổi trẻ. Nguy cơ xảy ra lỗi khi phân chia nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của trứng, chính vậy tuổi thai phụ càng cao, nguy cơ mắc Hội chứng Down càng cao. Nguy cơ sinh con hội chứng Down ở độ tuổi 20 là 1:1600, ở độ tuổi 30 là 1:1000, ở độ tuổi 35 là 1:365 và ở độ tuổi 40 là 1:90 trường hợp mang thai.

U xơ-cơ tử cung là u lành tính ở tử cung, xuất hiện trong độ tuổi sinh sản và xuất độ u xơ tử cung gia tăng ở độ tuổi này. Ước tính khoảng 30% số phụ nữ trên 30 tuổi có u xơ tử cung. U xơ tử cung có thể gây khó thụ

Hình minh họa - nguồn internet

thai, sẩy thai, ngôi thai bất thường, sinh non và gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai.

Sự lão hóa khiến cho suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc người cao tuổi dễ mắc bệnh. Do vậy, khi mang thai ở độ tuổi trên 35, người phụ nữ có nguy cơ có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, loãng xương, và dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, cúm…Chúng ta biết rằng mang thai có kèm thêm một bệnh lý nào khác đều có nguy cơ cho cả mẹ và thai. Nguy cơ cho mẹ là bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, việc sử dụng thuốc sẽ khó khăn hơn vì phải lựa chon các loại thuốc sao cho ít ảnh hưởng đến thai nhất. Nguy cơ cho thai là sẩy thai, thai dị tật, sinh non, thai suy dinh dưỡng thậm chí tử vong trong bụng mẹ.

Như vậy, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ dưới 30, cả mẹ và bé giảm được những nguy cơ kể trên.

Vậy tại sao không nên sinh con ở độ tuổi dưới 20?

Dưới 20 tuổi, cơ thể con người tràn trề nhựa sống. Tuy nhiên, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ này lại có những bất cập khác.

Thứ nhất, các bạn trẻ ở độ tuổi dưới 20 thường thì nghề nghiệp chưa ổn định, thu nhập bấp bênh, phần lớn kinh tế phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người thân khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc thai kỳ, nuôi con và hạnh phúc gia đình trẻ.

Thứ hai, các bạn trẻ thường chưa chuẩn bị cho mình kiến thức về hôn nhân – gia đình, kiến thức về việc mang thai và nuôi con. Vì vậy, khi sinh con thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé theo kiểu “trời sinh voi, sinh cỏ”

Thứ ba, các bạn ở độ tuổi này thường chưa đủ chín chắn, ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Các bạn trẻ dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài xã hội. Quan hệ hôn nhân dễ bị đổ vỡ và điều này ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ về sau.

Nam giới lớn tuổi sinh con có nguy cơ gì không?

Cho đến nay, khi nhắc đến việc làm sao để sinh một đứa con khỏe mạnh, người ta vẫn chỉ nghĩ đến vai trò của người phụ nữ mà không hề hay rằng, vai trò của người đàn ông cũng quan trọng không kém.

Với sự tập trung của tất cả các phương tiện truyền thông vào tuổi tác và khả năng sinh sản của phụ nữ, thì cũng có câu hỏi đặt ra là liệu khả năng sinh sản của đàn ông có trường tồn với thời gian?

Hình minh họa - nguồn internet

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng tinh trùng tổng thể đạt đỉnh điểm trong độ tuổi từ 30 và 35, trong khi số lượng tinh trùng tổng thể thấp nhất là sau tuổi 55. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự di động của tinh trùng tốt nhất là trước 25 tuổi và yếu nhất sau tuổi 55. Như vậy, khả năng thụ thai của nam sẽ giảm sau tuổi 55. Theo một so sánh, sức bơi của tinh trùng nam 50 tuổi giảm phân nửa so với nam giới ở tuổi 30. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi.

Trong một nghiên cứu tiến hành tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) và Đại học California tại Berkeley, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các khuyết tật di truyền trong tinh trùng gia tăng theo tuổi tác ở nam giới, có thể dẫn đến khả năng sinh sản giảm, tăng nguy cơ sẩy thai và tăng nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh.

Người bố lớn tuổi sinh con có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt, mắc hội chứng Apert… Theo đó, các em bé sinh ra từ người cha trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nhiều lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Không những thế, chỉ số IQ của trẻ cũng thấp hơn những đứa trẻ khác.

Vì vậy, để cho ra đời các em bé khỏe mạnh và việc chăm sóc – nuôi dưỡng con cái tốt, các cặp vợ chồng nên sinh con trước tuổi 30 và bé thứ 2 trước 35 tuổi.

Video liên quan

Chủ đề