Tại sao hàng Trung Quốc bị tẩy chay

Lo ngại "chiến thuật tẩy chay" của Trung Quốc

Trung Quốc tận dụng thị trường tiêu dùng khổng lồ của mình làm đòn bẩy gây sức ép lên các thương hiệu nước ngoài

  • Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay H&M vì bản đồ có đường lưỡi bò

  • Philippines: Hàng trăm tàu ​​Trung Quốc "tỏa ra" ở quần đảo Trường Sa

  • Đài Loan mua tên lửa mới của Mỹ để phòng vệ

  • Tổng giám đốc WHO: Điều tra thêm về nghi vấn virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Các nhà quản lý Trung Quốc hôm 2-4 cho biết thương hiệu thời trang H&M (Thụy Điển) đã đồng ý thay đổi "bản đồ có vấn đề" trên mạng sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích. Theo hãng tin AP, chính quyền Thượng Hải cho rằng người dùng mạng internet đã báo cáo về "bản đồ có vấn đề" trên trang web của H&M. Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải sau đó yêu cầu công ty Thụy Điển này nhanh chóng sửa chữa. Thông báo trên mạng xã hội, H&M cho biết công ty đã sửa đổi sớm nhất có thể sau yêu cầu từ phía cơ quan chức năng Trung Quốc.

Các thông báo của Trung Quốc lẫn phản hồi từ H&M đều không nêu cụ thể "bản đồ có vấn đề" ở điểm nào. Tuy nhiên, truyền thông quốc tế cho hay các nhãn hàng nước ngoài thường xuyên bị yêu cầu đăng bản đồ bao gồm các khu vực mà nền kinh tế thứ hai thế giới đơn phương tuyên bố chủ quyền, như các khu vực tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ, "đường lưỡi bò" phi pháp trên biển Đông…

Một cửa hàng H&M nằm trong khu mua sắm tại thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Không chỉ H&M, các thương hiệu đình đám khác như Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo cũng đang bị truyền thông Trung Quốc chĩa mũi dùi vì bày tỏ lo ngại về vấn đề "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương. Hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc cũng hủy hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ hàng hóa của H&M biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.

Chưa rõ nguyên nhân H&M rơi vào "tầm ngắm" của Bắc Kinh lần này nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và Thụy Điển đã căng thẳng kể từ năm 2005, sau khi một người làm trong ngành xuất bản người Thụy Điển gốc Hoa mất tích tại Thái Lan và sau đó xuất hiện ở Trung Quốc. Theo Bloomberg, nhiều cửa hiệu H&M ở Trung Quốc bị chủ mặt bằng yêu cầu đóng cửa trong khi hàng loạt biển quảng cáo của thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển bị gỡ bỏ. Trung Quốc chiếm 5,2% tổng doanh số của H&M vào năm 2020 và là thị trường lớn thứ 4 của công ty này sau Đức, Mỹ và Anh.

Nhằm buộc các thương hiệu nước ngoài tuân thủ, Trung Quốc đã tận dụng quyền tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của mình. Giới phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc với H&M lần này mạnh mẽ hơn nhiều so với những lần trước đây khi các thương hiệu nước ngoài bị cho là "vượt lằn ranh đỏ chính trị" ở Trung Quốc. Điều này đặt H&M trước nguy cơ trở thành nạn nhân doanh nghiệp đầu tiên trong bối cảnh Bắc Kinh bị phương Tây chỉ trích. Mỹ cũng lên án chiến dịch truyền thông tẩy chay của Trung Quốc - với sự tham gia của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp - nhằm vào các công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Trước H&M, theo Reuters, hãng thời trang Christian Dior của Pháp vào năm 2019 từng lên tiếng xin lỗi sau khi sử dụng bản đồ Trung Quốc không bao gồm vùng lãnh thổ Đài Loan. Tấm bản đồ Trung Quốc không có Đài Loan xuất hiện trong một bài thuyết trình về mạng lưới cửa hàng của Dior tại một trường đại học ở TP Hàng Châu.

Hồi năm 2012, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản leo thang liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã lan rộng ở hàng chục thành phố của Trung Quốc. Nhiều người biểu tình kêu gọi tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản, từ ôtô của hãng Toyota đến hàng điện tử của Sony.

Na Uy, nước sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới, cũng từng khiến Trung Quốc phẫn nộ sau khi trao giải Nobel Hòa bình cho nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba vào năm 2010. Lượng cá hồi nhập khẩu từ Na Uy vào Trung Quốc sau đó giảm mạnh cho đến năm 2016 khi hai nước "làm lành".

XUÂN MAI

Bất chấp lời kêu gọi tẩy chay trên mạng xã hội, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc ở thế tiến thoái lưỡng nan. Họ vẫn muốn mua các sản phẩm của H&M, Nike và các thương hiệu khác nhưng lại sợ trở thành tâm điểm chỉ trích giữa làn sóng tẩy chay các nhãn hàng nói không với bông Tân Cương.

Một số tín đồ trung thành của các nhà mốt tỏ ra không mấy quan tâm tới thứ mà họ cho là "trò chơi chính trị". Số khác lại cạch mặt các thương hiệu quốc tế và lao vào sắm sản phẩm nội địa. 

Chiều 25/3, cửa hàng H&M ở Shimao Tianjie - trung tâm mua sắm ở phía Đông Bắc Kinh chỉ vỏn vẹn 10 khách hàng.

H&M là nhãn hàng nước ngoài đầu tiên bị kêu gọi tẩy chay ở Trung Quốc sau tuyên bố không mua bông Tân Cương.

Trên Weibo, người dùng mạng Trung Quốc gắn hashtag ngừng sử dụng sản phẩm của H&M. Một số tuyên bố sẽ không mua bất cứ mặt hàng nào của nhãn hàng này nữa. 

Cửa hàng H&M ở Bắc kinh vắng bóng người qua lại. (Ảnh: Reuters)

Công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển bị xóa khỏi tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.

"Đây là trò chơi chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Thực ra tôi nghĩ H&M chỉ là nạn nhân. Họ phải chọn giữa thị trường phương Tây và Trung Quốc. Và họ chọn bên thứ nhất với thị phần lớn hơn", Teresa Bai, 23 tuổi, một tín đồ của H&M chia sẻ. 

Về sự tức giận của cư dân mạng, Bai cho rằng người tiêu dùng nên có quan điểm của mình và không tẩy chay một cách mù quáng. 

“Tôi sẽ chỉ mua những gì tôi thích”, cô nói.

Một khách hàng khác có suy nghĩ tương tự. 

"Đó là vấn đề cấp quốc gia. Vấn đề chính trị quá phức tạp để những người bình thường như chúng tôi có thể hiểu được. Các cửa hàng đều hoạt động hợp pháp ở Trung Quốc và tất cả các nhân viên cửa hàng này đều là người Trung Quốc", vị khách từ chối tiết lộ danh tính cho hay. 

Một số lo lắng những người mua hàng H&M có thể bị chia sẻ thông tin lên mạng trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đang trỗi dậy.

Khi phóng viên của SCMP tới một cửa hàng H&M ở Bắc Kinh, một phụ nữ đang ngắm áo phông vội vã rời đi và giải thích rằng mình sẽ tham gia tẩy chay. 

"Nhưng tôi phải tới đây mua áo phông để thay cho chiếc áo bị bẩn hôm qua. Tôi không có thời gian đến cửa hàng khác để chọn một chiếc. Bạn có đang định đăng việc tôi mua hàng lên mạng và chỉ trích tôi không", cô này nói trong lo lắng. 

Từ khi bị tẩy chay, các cửa hàng của H&M được cảnh báo về khả năng xảy ra đối đầu. Họ buộc phải gia tăng hoạt động giám sát an ninh bên trong. 

Bốn nhân viên an ninh yêu cầu phóng viên SCMP rời khỏi trung tâm mua sắm và xin phép nếu muốn thực hiện các cuộc phỏng vấn. Họ nói đây là vấn đề nhạy cảm. 

Tại Thượng Hải, có lo ngại sẽ xảy ra biểu tình tại các cửa hàng của H&M. 

“Tôi sẽ không mua bất cứ thứ gì từ H&M và tôi không tin vào tin đồn về cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Tôi chỉ muốn xem liệu có hoạt động tẩy chay nào ở đây hay không”, Fang Wen, nhân viên một công ty ở Mỹ cho biết.

Tương tự H&M, Nike cũng bị cộng đồng mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay. Trong tuyên bố đăng trên trang web của mình giữa tuần, hãng này bày tỏ lo ngại về các báo cáo sử dụng lao động cưỡng bức ở và có liên quan đến Tân Cương.

Nike bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay. (Ảnh: Getty Images)

“Là một người sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, tất nhiên tôi sẽ phản đối. Nhưng do không thể cưỡng lại Nike vì kiểu dáng quá đẹp, nên tôi đành phải mua", một thanh niên chia sẻ khi đứng chọn giày tại một cửa hàng của Nike ở Bắc Kinh. 

Cứng rắn hơn thanh niên này, một số người dùng Trung Quốc cạch mặt tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và trở về dùng hàng trong nước. 

Levi gần đây mua một đôi giày Huili để ủng hộ các mặt hàng nội địa tại Shimao Tianjie sau cảm giác tội lỗi vì mua một đôi Converse.

“Tôi chắc chắn sẽ không mua H&M", anh nói.

Hôm 24/3, nhà sản xuất đồ thể thao Trung Quốc Anta Sports thông báo ngừng tham gia Sáng kiến ​​Bông tốt hơn (BCI). Tháng 10/2020, BCI tuyên bố “từ chối sử dụng bông Tân Cương”, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cáo buộc liên quan tới vấn đề nhân quyền ở Tân Cương,

Anta Sports khẳng định họ sẽ tiếp tục sử dụng bông được sản xuất ở Tân Cương. Động thái này được người tiêu dùng Trung Quốc hoan ngênh. 

Hàng loạt người nổi tiếng Trung Quốc sau khi chấm dứt hợp đồng với các nhãn hàng nước ngoài bắt đầu quay sang hợp tác với thương hiệu trong nước. 

Phòng làm việc của Tiêu Chiến hôm 26/3 tuyên bố nam diễn viên này trở thành người đại diện toàn cầu của thương hiệu Li-ning. Quyết định trên của anh được fan hâm mộ khen ngợi. 

Truyền thông Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc bán bông Tân Cương trong nước.

Beijing Daily chia sẻ một hình ảnh với hashtag “Tôi yêu Tân Cương, tôi ủng hộ bông Tân Cương”.

“Tôi nhận được bảy hoặc tám đơn đặt hàng cho chăn bông Tân Cương trong một thời gian ngắn vào buổi chiều vì mọi người đang ủng hộ các sản phẩm trong nước”, một người đàn ông họ Wu - chủ một cửa hàng trực tuyến bán các sản phẩm của Tân Cương cho hay. 

Song Hy(Nguồn: SCMP)

Video liên quan

Chủ đề