Tại sao gà mái không đẻ

Trong quá trình chăn nuôi gà đẻ trứng, bà con sẽ gặp phải tình trạng gà ngưng đẻ. Vậy lý do khiến gà ngưng đẻ trứng là gì? Bà con hãy đọc ngay bài viết sau đây để có hướng khắc phục kịp thời nhé.

 

Nhiệt độ trong chuồng nuôi

Có thể bà con chưa biết, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới  sản lượng trứng. Nếu nhiệt độ quá cao mức độ tiêu thụ thức ăn của gà bị giảm, dẫn tới lượng thức ăn vào không đáp ứng được nhu cầu để tạo ra trứng khiến gà ngưng đẻ trứng. Nếu nhiệt độ thấp mức độ tiêu thụ thức ăn của gà sẽ cao. Từ đó lượng thức ăn gà hấp thụ sẽ được sử dụng cho việc sản xuất ra trứng. Vì vậy bà con nên để ý tới nhiệt độ trong chuồng nuôi, với biên độ nhiệt khoảng từ 20 – 25 độ C là tốt nhất.

Nhiệt độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà

Thời gian chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của gà và là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng. Nếu chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ kích thích sự phát triển của nang trứng và điều tiết quá trình rụng trứng tốt hơn.
Ở chế độ chiếu sáng 14h sáng và 16h tối thì khối lượng trứng tăng lên 2,9g so với chế độ 14h sáng và 10h tối. Do đó bà con cần lưu ý để đảm bảo thời gian chiếu sáng của gà sinh sản trong suốt quá trình khai thác trứng.

 

Chọn giống gà đẻ

Khi nhân giống gà đẻ, nếu bà con chọn con giống có chất lượng kém sẽ khiến gà kém phát triển, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gà. Vì thế, khi nhân giống gà đẻ, bà con cần lựa chọn cẩn thận, gà giống phải có thể trạng khỏe mạnh.

Gà ngưng đẻ do muốn ấp

Theo tập tính của gà mái, khi gà trong thời kì sinh sản nhìn thấy trong ổ mình có  nhiều trứng, gà sẽ có xu hướng muốn ấp và gà ngưng đẻ trứng. Vì vậy, bà con nên thu trứng hàng ngày không nên để trứng nhiều trong ổ.

Gà ngưng đẻ trứng do muốn ấp

Gà thay lông

Khi gà thay lông sẽ cần một lượng dinh dưỡng để mọc lông mới. Lúc này gà sẽ đẻ ít hơn, nhưng sau khi chu kì thay lông kết thúc gà sẽ đẻ trứng bình thường, chất lượng trứng cũng tốt hơn.

Tuổi tác và bệnh tật

Tuổi tác và bệnh tật cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới quá trình đẻ trứng của gà. Nếu gà lâu năm chu kì đẻ trứng sẽ giảm dần và chất lượng trứng cũng dần kém đi. Và khi gà bị bệnh cũng vậy, gà sẽ ngưng đẻ trứng hoặc đẻ ngắt quãng không đều. Do đó, bà con cũng nên thay lứa gà mới khi gà đã nuôi lâu và sản lượng trứng thấp đi.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về chăn nuôi gà đẻ và có khắc phục sớm để bạn chế rủi ro gà ngưng đẻ trứng, và giúp cho sản lượng trứng được cao hơn. Chúc bà con chăn nuôi thuận lợi.

Bruce Wedset một chuyên gia nghiên cứu tại trường đại học Georgia cho biết, đây là một vấn đề bình thường trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi quy mô nhỏ tại các nông hộ. Chúng tôi nghiên cứu do nhu cầu của rất nhiều các chủ trại đó muốn biết lý do vì sao gà của họ lại ngừng đẻ trứng. Có rất nhiều lí do có thể dẫn tới vấn đề này và không thể nêu ra hết trong bài viết này. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến mà các chủ trại nên quan tâm.

Bạn đang xem: Cách chữa gà mái không đẻ

Trứng gà


Độ dài ngày (thời gian chiếu sáng)

Gà rất nhạy cảm với độ dài ngày hay thời gian chiếu sáng trong ngày, đặc biệt là gà đẻ trứng. Khi thời gian chiếu sáng giảm thì tỉ lệ đẻ trong đàn cũng giảm theo. Đối với những trang trại có gà đẻ vào cuối mùa hè sang đầu mùa thu khi thời gian ban ngày ngắn tỉ lệ đẻ của đàn gà cũng giảm. Cách để cải thiện vấn đề này là nên chiếu sáng cho gà bằng ánh sáng nhân tạo (thắp điện, nên sử dụng bóng đèn sợi đốt). Cần chú ý tới gà nuôi thả tại các nông hộ không nên để thời gian chiếu sáng (thắp điện + tự nhiên) cao hơn thời gian chiếu sáng tự nhiên cao nhất trong ngày (ở Việt Nam là 15 tiếng). Vì vậy về mùa đông ta nên chú ý tăng thời gian chiếu sáng cho gà để tăng hiệu quả chăn nuôi.

Dinh dưỡng

Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành, ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác vậy nên cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất. Cung cấp quá ít năng lượng và sự mất cân đối các acid amin cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng trứng.

Vỏ của trứng gà chứa khoảng 2g canxi. Bộ xương của gà chứa khoảng 20g canxi, như vậy mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% canxi trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng, tuy nhiên lượng dự trữ này không lớn và nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung liên tục canxi. Nếu gà không được cung cấp đầy đủ canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Do vậy cần cung cấp canxi cho gà bằng cách bổ xung thêm đá vôi, đất, vỏ sò, vỏ ốc . . . (chú ý kích thước các chất bổ sung sao cho phù hợp) nếu thức ăn chưa cung cấp đủ.

Lượng muối cung cấp vào thức ăn chăn nuôi không phù hợp cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc tụt giảm sản lượng trứng. Ở một số vùng trong nước uống cho gà có chứa nhiều Natri hòa tan cũng làm cho gà giảm đẻ trứng. Để kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng tới gà hay không ta có thể gửi mẫu tới các phòng nghiên cứu để họ phân tích và kiểm tra, để kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên liên hệ trước với các phòng nghiên cứu để được hướng dẫn cụ thể về cách lấy mẫu.

Xem thêm: Điểm Danh Những Mẫu Bàn Ghế Trà Sữa Kiểu Nhật Hot Nhất Hiện Nay

Ấp trứng

Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà tuy nhiên trong trường hợp này ta cần loại bỏ những con có hiện tượng này. Bởi những con gà mái chuyển sang trạng thái ấp thì chúng không đẻ. Vấn đề này thường gặp phải vào mùa xuân và thường là gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên, chúng bị kích thích bởi ánh sáng tự nhiên vì chuyển từ chiếu sáng ngắn sang chiếu sáng dài hơn. Với một số giống gà khi đã đẻ một số trứng nhất định chúng sẽ làm tổ và ấp, đây cũng là một yếu tố cần được các nông trại quan tâm. Cách xử lý cho vấn đề này là nhặt trứng hàng ngày để loại bỏ tập tính làm tổ ở gà, ngoài ra nó còn giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của trứng, tránh làm nhiễm khuẩn trứng. Nếu có thể nên di chuyển gà định kỳ sang các chuồng khác để phá vỡ các tập tính làm tổ và ấp.

Thay lông

Sau một thời gian gà mái sản xuất trứng (khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) chúng có xu hướng thay lông mới. Khi điều này xảy ra, chúng ngừng đẻ dẫn tới sản lượng trứng trong đàn giảm. Quá trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới do vậy sau thời gian này chúng sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng. Khi theo dõi quá trình này chúng tôi thấy gà thường thay lông vào mùa thu khi thời gian chiếu sáng trong ngày giảm xuống. Tuy nhiên nếu gà được nuôi công nghiệp và thời gian chiếu sáng là như nhau ở các mùa thì chúng có thể thay lông vào bất kì thời điểm nào trong năm. Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2 -3 tuần. Để xử lý vấn đề này cần loại những con thay lông ra khỏi đàn hay kiểm tra tổng đàn để xem xét thay thế đàn mới sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuổi

Một con gà mái có thể sống nhiều năm. Đối với chăn nuôi nông hộ thường không chú ý tới tuổi của gà tuy nhiên cũng giống như các loài chim khác, gà mái quá già không thể tiếp tục đẻ trứng.

Bệnh

Có rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà. Khi gà có các triệu chứng về bất kỳ một bệnh nào cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để có những phương án điều trị thích hợp với mỗi bệnh. Trong những trường hợp gặp những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người như cúm H5N1 việc chẩn đoán nhanh và chính xác là yếu tố quan trọng để làm giảm thiệt hại kinh tế do dịch cúm gây ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Cách chữa gà mái không đẻ là phương pháp đang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Đơn giản vì sở hữu một con gà mái tốt là cực kỳ quan trọng đối với kê sư chơi gà. Như anh em đã biết “chó giống cha, gà giống mẹ”, con non thường thừa hưởng đến 75% gen trội của gà mẹ. Do đó việc tuyển chọn gà mái đẻ được kiểm tra gắt gao và vô cùng cần thiết. Sẽ thực sự “đáng sợ” nếu chú gà mái mà bạn dày công tìm kiếm lại không đẻ được nữa.

Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng không đẻ/ giảm đẻ ở gà mái? Cách chữa gà mái không đẻ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm:

Vì sao gà mái không đẻ/ giảm đẻ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà mái không đẻ hoặc giảm sản lượng trứng xuống đáng kể. Nếu bạn đang gặp trường hợp này thì rất có thể do gà mái:

Quá già

Hãy thử nhớ lại xem chú gà mái đẻ của bạn đã trải qua bao nhiêu lứa và độ tuổi hiện tại của chúng như thế nào? Bởi rất có thể gà quá già là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà mái không đẻ hoặc giảm số lượng trứng xuống rõ rệt. Theo các nghiên cứu thì gà mái ngừng đẻ hoặc đẻ ít lại từ 4 – 5 năm tuổi.

Gà mái quá già sẽ ngừng đẻ hoặc giảm lượng trứng

Thiếu dinh dưỡng – Nguyên nhân khiến gà mái không đẻ

Nếu như nguyên nhân gà mái không đẻ không phải do tuổi tác thì hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng. Vì đôi khi việc thiếu hụt các dinh dưỡng cần thiết sẽ tác động rõ rệt đến cơ thể của gà mái.

Khi dinh dưỡng không đủ, việc trao đổi chất gần như không thể hoàn thành, chúng không thể tạo nên lớp canxi đủ chắc khỏe cho vỏ trứng. Nên dù gà có đẻ hay không thì số lượng gà con chết non ngay cả khi chưa được hình thành là rất lớn.

Số lượng trứng đã đủ

Đây là một dạng tập tính của gà mái. Chúng thường đẻ khoảng 10 – 15 trứng sau đó chuyên tâm vào việc ấp trứng. Khi chúng cảm thấny số lượng trứng đã đủ thì chúng sẽ ngừng đẻ. Đây là tình huống cực kỳ bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Số lượng trứng đủ là nguyên nhân dẫn đến gà ngừng đẻ

Gà đang trong giai đoạn thay lông

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến gà mái không đẻ trứng rất có thể là do chúng đang trải qua giai đoạn thay lông.

Thay lông không chỉ xuất hiện ở gà trống mà cả gà mái, giai đoạn này thường diễn ra vào thời điểm thay mùa. Lúc này tình trạng sức khỏe của gà tương đối yếu, chúng dễ bị cảm lạnh, do đó việc không thể sinh sản là rất bình thường.

Thay vào đó kê sư nên đầu tư vào chế độ dinh dưỡng để chúng khỏe mạnh hơn, thay lông nhanh hớn và bước vào giai đoạn sinh sản kế tiếp.

Hướng dẫn cách chữa gà mái không đẻ hiệu quả

Tùy từng nguyên nhân nêu trên mà kê sư có thể tiến hành cách chữa gà mái không đẻ tương ứng. Chẳng hạn:

Cách chữa gà mái không đẻ do quá gà

Đối với tình trạng này kê sư gần như không thể làm được gì khác. Khi gà đã quá già, chất lượng trứng của chúng cũng sẽ suy giảm, nên con non khi chào đời có thể không vượt trội như các thế hệ trước.

Do đó hãy sẵn sàng cho việc lựa chọn một con mái khác để hỗ trợ việc thay giống.

Sử dụng gà mái tơ khác để thay thế việc phối giống

Cách chữa gà mái không đẻ do dinh dưỡng

Khác với gà trống, gà mái ăn càng nhiều càng tốt, cần bổ sung dinh dưỡng thật nhiều để chúng duy trì được thể lực ổn định.

Nên biết rằng việc đẻ trứng tốn rất nhiều dinh dưỡng, do đó để giai đoạn sinh sản không bị ảnh hưởng, kê sư cần phải đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của gà mẹ được tốt nhất. Ngoài thóc/ lúa, ngũ cốc, ngô, thì nên cho ăn thêm rau xanh, mồi tươi,… bổ sung khoáng chất vào nước uống…

Cách chữa gà mái không đẻ do thay lông

Thông thường không có thời gian nhất định đối với việc thay lông ở gà. Người ta chỉ phỏng đoán rằng nó sẽ xuất hiện vào thời điểm giao mùa, cụ thể là từ tháng 6 – tháng 7 và tháng 10 – tháng 11.

Do đó nếu gà giảm đẻ/ ngừng đẻ do thay lông thì bạn chỉ có thể hỗ trợ chúng về mặt thể chất để khi cơ thể hoàn toàn thay lông xong mới bắt đầu công việc sinh sản.

Kết luận

Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà giảm đẻ, vậy nên điều cần làm là xác định nguồn gốc rồi tìm kiếm cách chữa gà mái không đẻ tương ứng. Chúc anh em thành công.

Video liên quan

Chủ đề