Tại sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội

Trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến vấn đề Bảo Hiểm Xã Hội của Nhà nước. Bởi vì, vấn đề này cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các nguồn ngân sách trong doanh nghiệp. Sau đây là những thay đổi của Nhà nước trong Bảo Hiểm Xã Hội Doanh Nghiệp năm 2018.
 

Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp là gì?  

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp cho một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập như ốm đau, thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội để góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình của họ, đồng thời cũng góp phần đảm bảo an toàn xã hội.  

Bảo hiểm xã hội có hai loại chính bao gồm Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức nhưng người tham gia có thể lựa chon mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Ngoài ra, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Những thay đổi trong bảo hiểm xã hội doanh nghiệp 2018

 


Trong năm 2018, Nhà nước đã đưa ra bốn thay đổi lớn trong chính sách Bảo Hiểm Xã Hội như sau

1. Thêm hai đối tượng phải tham gia Bảo Hiểm Xã Hội bắt buộc.

Bắt đầu từ ngày 01/01/2018, Nhà nước đã thêm hai trường hợp phải bắt buộc tham gia đóng BHXH, ngoài những người tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định lâu nay. Hai trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ một tháng đến ba tháng và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp.

2. Bổ sung nhiều khoản thu nhập phải đóng trong Bảo Hiểm Xã Hội bắt buộc.

Trước đây, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bao gồm mức lương cộng với phụ cấp lương. Từ ngày 01/01/2018, mức đóng BHXH bao gồm mức lương cộng phụ cấp lương và cộng các khoản bổ sung ( khoản bổ sung phải được xác định rõ ràng mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương).
 

Nhà nước nhằm để hạn chế tình trạng nợ đọng hay trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Bộ luật hình sự 2015 đã được bổ sung tội phạm quy định liên quan đến hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Mức phạt cao nhất của điều lệ này là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp trốn đóng bảo hiểm 1 ty đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên và không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hay đã khấu trừ của người lao động.
Theo các thông kê BHXH Việt nam, có 600.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 250.00 đơn vị đóng BHXH cho người lao động. Hơn 2 triệu người lao động đang trong tình trạng nợ đóng BHXH ở các doanh nghiệp nhỏ.

4. Tăng dần số năm đóng Bảo Hiểm Xã Hội để được hưởng mức lương hưu tối đa.

Theo Luật BHXH 2014 đưa ra mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quan tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bắt đầu từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu là 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH. Bắt đầu từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%, từ đó, người lao động đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu tối đa là 75% thay vì 25 năm như hiện nay. Trước đây, lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 2018, lao động nam phải đóng đủ 16 năm để hưởng mức lương hưu trên, đến năm 2022 phải đóng BHXH 20 năm mới được hưởng 45% mức lương hưu. Nếu lao động nam muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% thì lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm thay vì là 30 năm như hiện nay.


Ngoài ra, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2% mỗi năm.

Nhìn chung, mục đích chính của quỹ Bảo hiểm xã hội là trợ cấp vật chất cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro. Do đó, quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được nhà nước quan tâm và cải cách sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật lao độngcủa Công ty luật Minh Khuê.

Tại sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Luật bảo hiểm xã hội2006

Nghị định 44/2013/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động.

2. Luật sư tư vấn:

Hiện nay theo quy định của Luật BHXH thì nếu người lao động thuộc trường hợp dưới đây sẽ phải tham gia BHXH:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.".

Như vậy, có thể chia ra các trường hợp sau:

TH1:Nếu bạn chỉ ký hợp đồng lao động với công ty này hoặc bạn có tham gia giao kết nhiều hợp đồng nhưng mức lương của hợp đồng bạn ký với công ty Acao hơn so với mức lương công ty khác bạn tham gia thì công tyA phải đóng BHXH cho người lao động.

TH2: Nếu bạncó nhiều HĐLĐmàmức lương trong hợp đồng lao động bạn ký với công ty Athấp hơn thì công ty A không phải tham gia BHXH cho người lao động vàsẽcó trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của bạnkhoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật theoquy định một số trường hợp đặc biệt như sau tại điều 4, Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

"Điều4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.

4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.

Tham khảo bài viết liên quan:

BHXH cho người lao động đã đóng BHXH ở doanh nghiệp khác ?

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới

Tư vấn về đóng BHXH bắt buộc ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.