Tại sao con gái dậy thì sớm hơn con trai

Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Bé có thể cảm thấy xấu hổ vì cơ thể phát triển khiến bé trông khác bạn bè. Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.

3. Lạm dụng ma túy

Những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Do đó hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.

4. Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.

5. Gặp các vấn đề về vóc dáng

Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.

6. Ảnh hưởng đến việc học tập

Những bé gái phát triển sớm thường học yếu hơn những đứa trẻ khác, điều này có thể kéo dài trong suốt những năm trung học. Tuy nhiên, các bé trai sẽ không gặp phải vấn đề này.

7. Những rủi ro khác

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa dậy thì sớm và nguy cơ mắc ung thư vú sau này. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có nhiều bằng chứng.

Phương pháp điều trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, bạn nên đưa trẻ đi khám để điều trị. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc để ức chế khối u. Các phương pháp này dù không thể ngăn hết các triệu chứng nhưng sẽ giúp giai đoạn dậy thì của trẻ diễn ra đúng độ tuổi.

Đối với tình trạng trẻ dậy thì sớm trung ương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm thuốc GnRH hoặc LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone) hằng ngày hoặc 3–4 tuần/lần tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa việc sản xuất hormone ở tuyến yên. Đối với loại thuốc này:

  • Bé sẽ được tiêm dưới da hằng ngày hoặc hằng tháng.
  • Bác sĩ cũng có thể cấy ghép một số ống nhỏ dưới da ở cánh tay để thuốc đi vào cơ thể.
  • Xịt mũi – sử dụng mỗi ngày.

Đôi khi thuốc này sẽ gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu hoặc có các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như nóng trong người.

Cha mẹ nên làm gì khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm?

Bạn hãy bình tĩnh cùng con bước qua giai đoạn này. Giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường khi trẻ lớn lên. Đừng quá chú ý đến vóc dáng của trẻ, thay vào đó hãy dành lời khen cho những việc làm tốt của trẻ trong học tập, hoạt động thể thao…

Trấn an trẻ bởi trẻ còn quá nhỏ và không hề biết những gì đang xảy ra với mình. Nếu trẻ rơi vào hoảng loạn ở thời điểm này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và để lại những dấu ấn tiêu cực kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Thường xuyên liên lạc với giáo viên của trẻ để hiểu và đánh giá tình hình học tập của con. Điều này cũng giúp bạn biết được trẻ có đang gặp phải bất kỳ áp lực nào ở trường hay không.

Ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thử:

  • Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…, không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo có thể khiến trẻ béo phì.

Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề dậy thì ở trẻ

1. Dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé gái là gì?

Sự phát triển của mô vú và sự xuất hiện lông mu được xem là những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì.

2. Khi nào được xem là dậy thì trễ?

Trẻ được xem là dậy thì trễ nếu sau 14 tuổi không có bất cứ dấu hiệu dậy thì nào. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị các rối loạn nội tiết hoặc mất cân bằng hormone. Bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ và chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa dậy thì sớm ở bé gái?

Bạn cần phải giúp trẻ ngăn ngừa chứng béo phì, tránh tiếp xúc với estrogen trong môi trường và hạn chế căng thẳng.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái, dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi là những vấn đề được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái, dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi là những vấn đề được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Thực trạng trẻ dậy thì sớm so với các bạn đồng trang lứa đang có xu hướng ngày càng phổ biến, dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Vậy những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái, biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai được nhận biết như thế nào, phương pháp xử lý và cách ngăn chặn dậy thì sớm ra sao? Hãy cùng theo dõi những giải đáp từ đội ngũ chuyên gia về hiện tượng trẻ dậy thì sớm ngay sau đây.

Trẻ dậy thì sớm là như thế nào?

Trước khi đến với giải đáp về dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai, chúng ta cần tìm hiểu rõ dậy thì sớm là gì. Theo đó, trẻ dậy thì sớm có nghĩa là các dấu hiệu thay đổi về đặc điểm, đặc tính sinh dục xuất hiện sớm hơn so với bình thường. Tình trạng này đang khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn, lo lắng, bởi khi trẻ phát triển sớm nhưng lại chưa hoặc không có đủ kiến thức sức khỏe sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

Tại sao con gái dậy thì sớm hơn con trai

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai và bé gái

Chúng ta đều biết rằng, để bước sang tuổi trưởng thành thì cần phải trải qua giai đoạn dậy thì -  bước chuyển biến lớn cả về hình dáng cơ thể, cơ quan sinh sản cũng như tâm lý. Vậy khi trẻ phát triển từ bao nhiêu tuổi sẽ được coi là dậy thì sớm?

  • Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi?

Tuổi dậy thì ở bé gái trung bình thường sẽ bắt đầu từ khoảng 8 đến 12 tuổi, sau đó kết thúc ở mốc thời gian từ 15 đến 17 tuổi. Chính vì thế, sự phát triển ở thời điểm trước 8 tuổi sẽ là câu trả lời cho vấn đề dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi.

  • Dậy thì sớm ở bé trai là bao nhiêu tuổi?

Nam giới sẽ bước vào tuổi dậy thì muộn hơn so với nữ giới, thông thường là từ 9 cho đến 14 tuổi và thời điểm hoàn thành dậy thì là 16 tới 18 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ nam được coi là dậy thì sớm khi bắt đầu phát triển trước 9 tuổi.

Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai và bé gái

Nhìn chung, dậy thì sớm ở bé gái và bé trai đôi khi có thể chỉ đơn thuần là quá trình phát triển diễn ra sớm hơn thông thường. Thế nhưng, chúng ta cũng không loại trừ khả năng những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai và bé gái lại cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn bên trong. Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm được phân loại thành các dạng như sau:

  • Đối với dậy thì sớm trung ương: Hormone GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi gia tăng khiến cho nồng độ hormone sinh dục cũng tăng cao với các nguyên nhân gồm tổn thương não, viêm màng não, não hoặc tủy sống có khối u, tăng sinh thượng thận bẩm sinh, mắc bệnh suy giáp…
  • Đối với dậy thì sớm ngoại biên: Do hormone sinh dục nữ Estrogen và hormone sinh dục nam Testosterone giải phóng nhiều bất thường do các cơ quan như tuyến thượng thận, tuyến yên, buồng trứng, tinh hoàn… gặp phải vấn đề.
  • Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm bao gồm: Thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, ảnh hưởng của việc dùng một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng, di truyền trong gia đình… Tuyệt đối không được áp dụng những cách dậy thì sớm bởi sẽ tác động xấu cho quá trình phát triển của trẻ.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai và bé gái dễ nhận biết

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, nhiều trẻ nữ mặc dù xuất hiện kinh nguyệt hay trẻ nam xuất tinh lần đầu vào thời điểm 12 - 13 tuổi nhưng trước đó những dấu hiệu như phát triển ngực, hình thành lông mu vùng kín… sớm hơn bình thường thì vẫn được coi là bị dậy thì sớm. Việc nhận biết được biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai và bé gái sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bố mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ con mình được hiệu quả hơn.

1. Những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

Nếu con mình xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái trước 8 tuổi như dưới đây thì phụ huynh cần đưa đi khám càng sớm càng tốt:

  • Vùng ngực phát triển, bắt đầu nhú lên, thấy xuất hiện ở một bên ngực hoặc cả hai bên những cục nhỏ, cảm giác hơi cứng khi dùng tay sờ vào. Đồng thời, giai đoạn này chiều cao và cân nặng của trẻ cũng gia tăng nhanh hơn.
  • Mặc dù vậy, một điều cần lưu ý là bố mẹ nên phân biệt rõ ràng giữa dậy thì sớm ở bé gái với hội chứng ngực phát triển sớm, bởi thực tế đây là một hiện tượng rối loạn ở dạng lành tính, chỉ có sự thay đổi ở vú còn những vị trí khác trên cơ thể vẫn phát triển theo đúng độ tuổi dậy thì bình thường.
  • Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái phổ biến tiếp theo là xuất hiện lông mu vùng kín, ban đầu khá ít và màu sắc nhạt, sau đó sẽ mọc lông ở vùng da dưới cánh tay.
  • Trẻ dậy thì sớm có sự thay đổi về hình dáng của cơ quan sinh dục bên ngoài khi môi bé và môi lớn dày lên và sẫm màu hơn, đồng thời kích thước âm vật gia tăng.
  • Âm đạo tiết dịch nhầy, kinh nguyệt bắt đầu “ghé thăm” khi chưa đủ 8 tuổi cũng là những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái cần được lưu tâm.

2. Các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai

Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ nam bị dậy thì sớm thấp hơn nhiều so với trẻ nữ, tuy nhiên bố mẹ cũng không được chủ quan nếu như nhận thấy những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai (trước 9 tuổi) bao gồm như sau:

  • Biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai dễ gặp đầu tiên là tăng kích thước “cậu nhỏ” và tinh hoàn, da bìu có xu hướng thẫm màu hơn so với trước đó.
  • Lông bắt đầu mọc ở một số vị trí trên cơ thể, điển hình là lông mu vùng kín, tiếp đó đến lông nách, kèm theo mùi cơ thể đặc trưng.
  • Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai còn thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao nhanh chóng, bên cạnh đó cơ thể cũng thay đổi, bàn tay và bàn chân dần phát triển to hơn.
  • Một số dấu hiệu khác cho thấy trẻ dậy thì sớm: Ngực có thể phát triển, bị vỡ giọng khiến giọng nói trầm đi, cơ bắp to lên, có mụn trứng cá…

Biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai đôi khi có thể chỉ xuất hiện một phần, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể. Giả sử như việc trẻ phát triển lông vùng kín và lông ở vùng da dưới cánh tay tương đối rõ nhưng lại hoàn toàn không có các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai nào khác.

Lời khuyên từ chuyên gia: Về cách xử lý khi trẻ dậy thì sớm, tốt nhất là phụ huynh hãy chủ động đưa con đi kiểm tra, thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, bác sĩ nhi khoa tại những cơ sở y tế uy tín ngay khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và bé trai. Thông qua việc khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai và bé gái chính xác, có sự can thiệp kịp thời bằng những phương pháp phù hợp. Đồng thời, bạn cũng không nên lo lắng quá mức mà hãy bình tĩnh ở bên cạnh quan tâm, giải thích cho con trẻ về tình trạng hiện tại.

Một số biện pháp giúp ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ

Theo các bác sĩ, cách dậy thì sớm ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn, gây ra nhiều tác hại như hạn chế về mặt chiều cao, tâm lý bất ổn, thiếu tự tin, ảnh hưởng tới học tập, nguy cơ quan hệ tình dục sớm, tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú… Chính vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp phòng tránh, ngăn chặn dậy thì sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ sau đây:

  • Theo dõi về sự phát triển của con trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và đi khám nếu cần thiết.
  • Khuyến khích, cho con tiếp xúc với các hoạt động và sở thích lành mạnh, đúng với lứa tuổi hiện tại để giúp trẻ vừa hoạt bát hơn vừa tạo những suy nghĩ đúng đắn.
  • Ngăn chặn dậy thì sớm bằng cách động viên con trẻ tích cực vận động cơ thể thường xuyên, tham gia các môn thể thao phù hợp nhằm ngăn ngừa béo phì.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, đồ ăn nên được chế biến chín, lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm sạch, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
  • Tránh để trẻ sử dụng thực phẩm chức năng, kem bôi, thuốc nội tiết tố, hạn chế tối đa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ ngọt… cũng là một cách hỗ trợ ngăn chặn dậy thì sớm.

Như vậy, đội ngũ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ những thông tin cần biết về tình trạng trẻ dậy thì sớm hơn so với bình thường, nhận biết những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai. Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, nắm được cách dậy thì sớm xử lý như thế nào cho phù hợp để trở thành người bạn đồng hành, giúp con em mình có thể phát triển một cách an toàn và tốt nhất. Nếu nhận thấy các biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai và bé gái, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.