Tại sao chết vì covid

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 khởi đầu ngày 27/4/2021 với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay đến nay số lượng ca mắc tại Việt Nam đã lên tới gần 1,7 triệu người, trong đó có gần 32.000 ca tử vong, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp ...

Trước bối cảnh cả nước đang bước sang giai đoạn mới theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, các cơ sở y tế sẽ tiếp tục đối mặt với sự gia tăng người bệnh, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động rất lớn đến hệ thống y tế.

Có 6% là bệnh nhân nặng

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay cả nước đã có gần 1,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó đã có hơn 1,3 triệu ca khỏi bệnh, hơn 366.000 trường hợp đang được theo dõi. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam là 31.877 trường hợp.

[Ngày 29/12, ghi nhận gần 13.900 ca mắc COVID-19, 38.260 ca khỏi bệnh]

Trong số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam chỉ có 6% là bệnh nhân nặng, 8,3% ở mức trung bình, tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.

Trong số hơn 366.000 trường hợp đang được theo dõi có 230.146 ca theo dõi tại nhà (chiếm tỷ lệ 62,8%), 11.803 trường hợp theo dõi tại khu cách ly tập trung (3,2%), 124.642 ca đang điều trị tại bệnh viện (34%).

Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy đến ngày 28/12, các địa phương có số ca đang điều trị nhiều như: Thành phố Hồ Chí Minh (51.726), Bình Dương (42.159), Đồng Nai (41.147), Hà Nội (20.165), Cà Mau (16.061), Cần Thơ (15.157), Khánh Hòa (12.859), Trà Vinh (11.922), Đồng Tháp (10.936), Tây Ninh (10.584).

Các địa phương đang có số ca COVID-19 trong tình trạng nặng cao gồm: Đồng Nai (3.246), Thành phố Hồ Chí Minh (2.315), Cần Thơ (420), Long An (416), An Giang (399), Bình Dương (361), Bến Tre (336), Vĩnh Long (324), Hà Nội (315), Đồng Tháp (277) ca.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số trường hợp tử vong do COVID-19 cao nhất cả nước, với 18.632 người (chiếm tỷ lệ 61,7% của cả nước). Tiếp theo đó là các tỉnh: Bình Dương (3.172), Đồng Nai (1.057), An Giang (884), Tiền Giang (819), Long An (790), Tây Ninh (584), Cần Thơ (553), Đồng Tháp (519) và Kiên Giang (519).

Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm 47% là người có bệnh nền; 36% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 là 15%; nhóm từ 0- 17 tuổi là 0,42%.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết.

Ông Khuê dẫn chứng về so sánh tỷ lệ tử vong quan sát được ở quần thể dân đã tiêm đủ liều vaccine và chưa tiêm vaccine: Tỷ suất tử vong ở Mỹ, Chile và Thụy Sỹ (số ca tử vong/tuần/100.000 dân) cho thấy nhóm chưa tiêm vaccine tỷ lệ tử vong là 7,62%, ở nhóm đã tiêm đủ liều vaccine là 0,93%. Tham chiếu tính toán tương đương cho Việt Nam: Nếu Việt Nam tiêm được cho 80% dân số thì tỷ suất tử vong tương ứng là 2,27%.

Số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột

Phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam, Phó giáo sư Khuê cho rằng do số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện. Biến chủng Delta lây lan nhanh, tỷ lệ nhập viện, tăng nặng cao hơn so với biến chủng trước đó. Khi bắt đầu đợt dịch thứ 4, Việt Nam chưa đạt được mục tiêu tiêm chủng bảo vệ nhóm tuổi nguy cơ (tuổi cao, bệnh nền…), tỷ lệ người trên 50 tuổi tiêm vaccine đủ liều còn thấp so với mục tiêu là 95%.

Đặc biệt nhiều trường hợp người dân còn chủ quan, không chủ động khai báo và tự điều trị tại nhà dẫn đến khi bệnh trở nặng không thể can thiệp kịp thời. Đó còn là khó khăn trong cơ chế tài chính, thanh quyết toán, quy định thủ tục hành chính về đấu thầu mua sắm dẫn tới không chuẩn bị đầy đủ và kịp thời vật tư thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị.

Theo ông Khuê, việc điều phối phân loại bệnh nhân, quản lý tại cộng đồng và chuyển tuyến chưa nhịp nhàng. Nhiều địa phương chưa đảm bảo các nguồn lực đặc biệt là nhân lực, thiếu nhân lực y tế nghiêm trọng, trong khi nhiều địa phương bị động trong việc huy động nhân lực hỗ trợ tại chỗ, chưa chủ động tổ chức tập huấn và đào tạo kịp thời.

"Nhiều địa phương chưa triển khai đánh giá nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đánh giá mang tính hình thức, đối phó. Công tác tổ chức cơ sở cách ly, thu dung và điều trị tại một số địa phương chưa thực sự đảm bảo hiệu quả, an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhiều nơi chưa có sự huy động, kết nối các ban ngành đoàn thể địa phương cùng hỗ trợ vận hành quản lý thu dung điều trị,” ông Khuê chỉ rõ.

Tăng cường năng lực điều trị

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh về cơ bản Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, khi bước vào thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả, số ca mắc COVID-19 tại một số địa phương gia tăng, nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Vì vậy, việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ rõ: "Để làm được vệc trên phải kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, kèm theo đó là đảm bảo oxy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống khám chữa bệnh."

Để công tác điều trị người bệnh COVID-19 tốt hơn, Thứ trưởng Sơn yêu cầu toàn hệ thống điều trị rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân.

Song song với đó, các cơ sở y tế tiếp tục đầu tư nguồn lực để mở rộng, tăng cường năng lực hồi sức tích cực. Trong công tác điều trị, cần huy động các cơ sở y tế của nhà nước và tư nhân tham gia và thực hiện mục tiêu kép vừa triển khai khám chữa bệnh thông thường, vừa tham gia điều trị, hồi sức tích cực COVID-19.

Đặc biệt, các cơ sở y tế cần thực hiện đầy đủ việc phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị theo Quyết định đã ban hành ngay từ trạm y tế, tổ COVID cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.

"Trạm y tế cần lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý. Các cơ sở thu dung, điều trị cần phân loại nguy cơ người bệnh COVID-19 ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng người bệnh vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc, điều trị và xử trí," Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khoẻ người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến điều trị, tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.

Một lưu ý nữa của Thứ trưởng Bộ Y tế với hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19 là phải rà soát lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường bề mặt; tăng cường thông khí của toàn bộ các buồng bệnh, khu điều trị người bệnh COVID-19 đồng thời xây dựng và và điều chỉnh kế hoạch nhân lực, ca kíp, hạn chế tối đa việc nhân viên y tế trực quá 8 tiếng một ngày...

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng và mạng lưới các tình nguyện viên, "Thầy thuốc đồng hành," những người có tâm huyết, người bệnh COVID-19 đã bình phục, người về hưu… cùng tham gia vào tư vấn, điều trị, chăm sóc, quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà… Các địa phương phải đẩy mạnh tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Tỉ lệ bệnh nhân tại tầng 3 (nặng - hồi sức) của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình (TP.HCM) chiếm 26% trong tổng số bệnh nhân 3 tầng. Tỉ lệ tử vong chiếm 6,8% tổng số ca nhập viện - Ảnh: XUÂN MAI

Số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM những ngày qua luôn duy trì ở mức cao. Riêng ngày gần nhất, hôm 28-11 có 72 ca, trong đó có 10 ca ở các tỉnh khác chuyển đến. Đây là ngày có số ca tử vong cao nhất trong nhiều tuần qua và gần gấp đôi so với những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11.

Tăng ca nhập viện, tăng ca tử vong

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỉ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%. Riêng tại TP.HCM, với số ca tử vong cộng dồn đến ngày 28-11 là 17.906 ca trong tổng số 463.990 ca nhiễm, tỉ lệ tử vong chiếm 3,8%.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tiếp nhận số bệnh nhân COVID-19 nặng ở các tỉnh thành khác chuyển đến, tỉ lệ này chiếm khoảng 12-15% trong tổng số ca COVID-19 tử vong những ngày gần đây tại thành phố.

Theo thống kê của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM), trong những tuần gần đây số ca nhập viện tăng, kéo theo số ca tử vong, bệnh nặng và nguy kịch cũng tăng.

Ông Lê Đình Thanh - giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình - nói: "Đây là quy luật tất yếu khi thành phố mở cửa. Bệnh nhân nặng và tử vong tăng do số lượng bệnh nhân nhập viện chung tăng. Hiện tỉ lệ bệnh nặng và tử vong vẫn nằm trong khả năng cho phép".

Ông Hồ Hữu Đức - phó giám đốc Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình (TP.HCM) - cho hay số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại bệnh viện luôn cao hơn số ca xuất viện. Trong vòng 3 tháng - kể từ khi bệnh viện thành lập, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân và đã có hơn 340 bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ tử vong chiếm 6,8% tổng số ca nhập viện, tuổi tử vong trung bình là 73 (số lượng nam tử vong gấp đôi nữ), chủ yếu mắc bệnh nền.

Trong số này có nhiều bệnh nhân nặng nằm điều trị trong thời gian dài nhưng không đáp ứng điều trị, kéo theo ngày nằm viện cao (trung bình khoảng 22 ngày). Tuy nhiên cũng có ít bệnh nhân tử vong trong vòng 24 giờ nhập viện do chuyển viện muộn khi đã rất nguy kịch.

Riêng số ca bệnh nặng tại khoa hồi sức, bác sĩ Đức cho biết luôn duy trì ở mức tối đa là trên 40 ca mà khoa có thể nhận. Nguyên nhân là do bệnh viện nhận tất cả các ca bệnh ở những cơ sở y tế khác chuyển đến, đặc biệt ưu tiên bệnh nhân ở khu vực quận Tân Bình và Phú Nhuận (TP.HCM).

"Do bệnh viện 3 tầng, có khu hồi sức bệnh nhân nặng và tỉ lệ bệnh nhân ở đây chiếm đến 26% trong tổng số 3 tầng nên tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao, chiếm 6,8%" - bác sĩ Đức giải thích.

Theo bác sĩ Đức, việc thêm một bệnh nhân cần hồi sức thì kéo theo nhiều vấn đề, từ cần có thêm phương tiện đến con người theo dõi, chăm sóc. Trong khi đó yếu tố tinh thần của các y bác sĩ phụ trách khu hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng rất quan trọng, quyết định một phần chất lượng điều trị, kéo giảm tỉ lệ tử vong.

"Nếu khu này quá tải bệnh nhân nặng, buộc nhân viên y tế phải làm nhiều hơn. Họ thường rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, cảm giác vô dụng khi không cứu chữa hết được bệnh nhân. Do đó, nếu không "kìm" số ca bệnh nặng thì chất lượng điều trị và tinh thần các y bác sĩ ở khu hồi sức sẽ bị ảnh hưởng, thêm bệnh nhân không qua khỏi" - bác sĩ Đức bộc bạch.

Thiếu thuốc phân bổ các nơi?

Số ca mắc mới COVID-19 cả nước đã tăng nhanh, số ca tử vong cũng tăng mạnh: 24-11 là 125; 25-11 là 164 ca; 26-11 là 137 ca; 27-11 là 148 ca; 28-11 là 190 ca, trong khi đầu tháng 11 con số này luôn giữ dưới 100 ca/ngày.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ số mắc tăng cao trong những ngày gần đây đã kéo theo số tử vong tăng. Chuyên gia này nhận định hiện mỗi ngày ghi nhận 11.000 - 13.000 ca mắc, nhưng thực tế mỗi ngày có 20.000 - 30.000 ca mắc mới, còn một lượng ca mắc chưa được ghi nhận do người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng nên không được phát hiện. 

Và với người tiêm vắc xin Pfizer thì hiệu lực bảo vệ là 97,5%, như vậy vẫn còn 2,5% đã được tiêm nhưng chưa được bảo vệ. Các vắc xin khác cũng có một tỉ lệ "lọt", đã tiêm nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh và có nguy cơ diễn biến nặng.

Ngoài ra, có những tỉnh thành số lượng bệnh nhân tăng nhanh, sử dụng hết cơ số giường hiện có (kể cả giường bệnh ở tầng 3), không loại trừ quá tải dẫn đến thiếu hụt chăm sóc trong khi COVID-19 là bệnh hô hấp, diễn biến rất nhanh.

Ngoài ra, thuốc kháng virus, loại thuốc có tác dụng ngăn chặn diễn biến nặng đang được sử dụng tại 36 tỉnh thành trong chương trình điều trị có kiểm soát, thì thời gian gần đây số lượng cấp phát cho các tỉnh thành hạn chế, như TP.HCM đề nghị cấp 100.000 liều nhưng thực tế được cấp chỉ 5.000 liều.

Bộ Y tế đã có kế hoạch thay đổi loại thuốc để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc cho điều trị, nhưng cần xem xét xem số lượng thuốc kháng virus và các thuốc điều trị đã được cung ứng khác có kịp so với số lượng bệnh nhân gia tăng hay không, từ đó làm rõ nguyên nhân gia tăng số ca tử vong để kịp thời điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch.

Bệnh viện đa tầng COVID-19 Tân Bình được "tiếp sức"

Sở Y tế TP.HCM đã cử lực lượng hỗ trợ Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình, gồm 4 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận. Với nguồn nhân lực mới sẽ giúp giảm tải áp lực 3 tầng điều trị của bệnh viện.

Những ngày trước, bệnh viện này từng gặp nhiều khó khăn khi thiếu nhân lực. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tất cả các giường bệnh từ hồi sức bệnh nặng, trung bình, nhẹ đến cấp cứu ở bệnh viện đều kín bệnh nhân. Dọc hành lang khu D phải kê thêm nhiều giường xếp cho bệnh nhân bệnh nhẹ nằm.

Số ca mắc mới và ca tử vong tăng liên tục suốt 2 tuần

XUÂN MAI - LAN ANH

Video liên quan

Chủ đề