Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục và đào tạo

Câu hỏi:

Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm?

A. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục
D. Mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế

Đáp án đúng A.

Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

– Vai trò: Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

– Nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

– Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

– Mở rộng quy mô giáo dục.

– Ưu tiên đầu tư giáo dục.

– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

– Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

– Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

 Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo

– Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

– Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học – kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

– Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục và đào tạo

Trần Anh

Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo? A. Giúp xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. B. Tạo điều kiện để người giỏi được phát huy tài năng. C. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới. D. Tạo điều kiện để người nghèo được đi họ

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo giúp tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. Đáp án cần chọn là: C

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ A. Toàn diện. B. Lâu dài. C. Trực tiếp. D. Gián tiếp.
  • So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về A. Lượng. B. Chất. C. Sự lãnh đạo. D. Đảng cầm quyền.
  • Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại? A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc. B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
  • Bạn T rất tự hào và có ý định tiếp nối, phát triển nghề đan mây truyền thống của gia đình sau khi tốt nghiệp THPT nhưng cha mẹ T lại không đồng ý. Cha mẹ T muốn bạn theo học ngành kế toán, sau này ở lại thành phố làm việc nhẹ lương cao. Theo em, T nên làm thế nào? A. Nghe lời bố mẹ, theo học ngành kế toán để xin việc ở thành phố. B. Cứ thực hiện ý định mà không cần quan tâm đến cha mẹ. C. Dùng mọi cách để bố mẹ cho mình thực hiện nguyện vọng. D. Vận động mọi người trong gia đình cùng mình thuyết phục bố mẹ.
  • Câu 4: Công dân không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi thực hiện kinh doanh? A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động. D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần? A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình. B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế. C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm. D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp.
  • Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người A. Thích xen vào chuyện người khác. B. Thích thể hiện bản thân. C. Có uy tín trong khu phố. D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương.
  • Nhà nước thực hiện giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân bằng cách A. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. B. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. C. Ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên.
  • Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính A. Xã hội. B. Lịch sử. C. Vĩnh viễn. D. Bất biến.
  • Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa. C. Cơ khí hóa. D. Tự động hóa.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

(TCTG)- Hiện tại nước ta đã có mối quan hệ liên kết đào tạo với khoảng 60 nước, 36 tổ chức quốc tế; 200 chương trình liên kết đào tạo ở những mức độ khác nhau; việc liên kết bước đầu có những chuyển biến tích cực, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục và đào tạo

I. Các loại hình liên kết đào tạo

1.1. Liên kết đào tạo trong khuôn khổ đàm phán, hợp tác song phương ở cấp nhà nước

a/Liên kết đào tạo bằng ngân sách của nhà nước:

Nhằm tăng cường lực lượng nòng cốt trẻ tuổi cho đội ngũ nghiên cứu khoa học, công nghệ, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, nên Đảng, Nhà nước ta đã đầu tư kinh phí từ ngân sách để gửi ra nước ngoài đào tạo, chủ yếu là đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh (theo Đề án 322). Đối tượng du học theo hình thức này là những người thuộc nguồn giảng viên, nghiên cứu viên trẻ tuổi, có tiềm năng trở thành cốt cán, chuyên gia trong tương lai. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm có khoảng 400 người được tuyển đi du học.

Ngoài việc thực hiện Đề án 322, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có Đề án đào tạo 20.000 Tiến sĩ (từ nay đến 2020), trong đó dự kiến gửi ra nước ngoài khoảng 10.000 người, số còn lại sẽ đào tạo trong nước.

b/ Liên kết đào tạo bằng kinh phí viện trợ:

Tại các cuộc hội đàm cấp nhà nước giữa Việt Nam và một số nước có nền giáo dục tiên tiến, Chính phủ ta đã đạt được thoả thuận và ký kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Kinh phí đào tạo từ nguồn “xử lý nợ với Liên bang Nga”(khoảng 50 triệu USD, bắt đầu từ năm 2000), hoặc “quĩ phát triển giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ”(5 triệu USD/năm, bắt đầu từ 2001 đến 2016). Bên cạnh đó còn có nguồn kinh phí do các tổ chức phi chính phủ viện trợ, với điều kiện tuyển đối tượng đào tạo theo các tiêu chí mà tổ chức viện trợ yêu cầu.

1.2. Liên kết đào tạo trong khuôn khổ tự chủ, kí kết giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của nước ngoài

Cả nước có khoảng gần 200 chương trình liên kết thì hình thức liên kết này chiếm đa số (các chương trình liên kết trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác ở cấp Chính phủ chỉ chiếm 50 chương trình). Theo phân cấp quản lý, các trường đại học, các cơ sở đào tạo của Việt Nam được phép liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo của nước ngoài. Hình thức liên kết này khá đa dạng và phức tạp:

- Có dạng hoàn toàn theo chương trình và qui trình của cơ sở nước ngoài, do người nước ngoài giảng dạy, được cơ sở nước ngoài cấp bằng;

- Có dạng vừa tiếp thu một phần chương trình hiện đại của nước ngoài, vừa đưa thêm một phần chương trình cơ sở trong nước (chủ yếu liên quan đến các môn chính trị), bằng do cả 2 bên liên kết cùng cấp, hoặc do phía cơ sở của ta cấp;

Các chuyên ngành liên kết đào tạo chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý, công nghệ, tin học; chương trình, giáo trình của nước ngoài, giảng dạy bằng tiếng nước ngoài; tuy nhiên gần đây đã có những cơ sở giảng dạy hỗ trợ bằng Tiếng Việt.

1.3. Liên kết do người dân tìm kiếm địa chỉ và chi trả kinh phí đào tạo

Con đường tự túc du học ở nước ngoài hoặc trong nước đang trở thành trào lưu với một bộ phận con em các gia đình có thu nhập cao (học phí vào các trường này hoàn toàn vượt ngoài khả năng của các gia đình có mức thu nhập trung bình và khá). Phạm vi liên kết của loại hình này chủ yếu tại các thành phố lớn, đối tượng đi học bao gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tới đại học, sau đại học. Hình thức liên kết này mang tính tự phát, người học trực tiếp trả học phí theo qui định của cơ sở giáo dục và đào tạo, một số ít được trợ cấp học bổng. Việc quản lý loại hình liên kết này hết sức lỏng lẻo, hiện không có qui định cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống quản lý nhà nước chịu trách nhiệm. Phần lớn những phụ huynh cho con em theo học các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đều muốn trang bị Tiếng Anh làm công cụ để đi du học (nên bắt đầu tăng cường học Tiếng Anh từ mầm non).

Đến nay việc thống kê số lượng học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở nước ngoài (du học nước ngoài hoặc trong nước) gặp rất nhiều khó khăn, chưa có cơ quan quản lý nào được giao theo dõi, nắm tình hình cụ thể.

II. Đánh giá chung

2.1.Những kết quả ban đầu:

- Việc liên kết đào tạo theo con đường ngoại giao đã tạo ra những tiền đề tốt trong quan hệ đối ngoại, nhất là hợp tác giáo dục và đào tạo giữa nước ta với các nước có nền giáo dục tiên tiến, theo chủ trương mở rộng sự hợp tác đa phương của Đảng, Nhà nước ta.

- Mở ra cơ hội và góp phần tăng thêm một tỷ lệ đáng kể người Việt Nam được tiếp cận với qui trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, qua đó góp phần tạo ra sự chuyển biến về phương thức đào tạo, trước hết là tại những cơ sở có liên kết của ta.

- Giúp cho một bộ phận đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại những cơ sở có liên kết đào tạo thuộc trường đại học, viện nghiên cứu của nước ta được tiếp cận, bồi dưỡng với qui trình đào tạo tiên tiến; mặt khác còn tạo nguồn lực lượng trẻ làm nòng cốt trong giảng dạy, nghiên cứu cho một số lĩnh vực khoa học - công nghệ mà nước ta cần quan tâm phát triển.

- Thúc đẩy việc đổi mới quản lý nhà nước đối với việc liên kết đào tạo, trước hết là xây dựng, hoàn thiện các văn bản mang tính qui phạm, chế tài để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hợp tác, liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài.

2.2.Những hạn chế, yếu kém:

- Điều 20, Luật Giáo dục (2005) đã nêu “...Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi”. Điều 107 của luật này cũng khẳng định: “Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi”. Khi đàm phán vào WTO, cam kết của ta về “mở cửa” lĩnh vực giáo dục là: chỉ cho phép các cơ sở nước ngoài liên kết đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, giới hạn trong một số ngành tự nhiên, khoa học - công nghệ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế liên kết đào tạo, chúng ta cũng đã có những sơ hở, để cho một số đối tác nước ngoài lợi dụng vì mục đích vụ lợi, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người học.

- Việc cấp phép hoạt động liên kết đào tạo hiện tại chưa có sự thống nhất, ngoài Đề án 322, Đề án 20.000 tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, còn các loại hình liên kết khác lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thậm chí còn có cả những tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc tạo lập mối liên kết.

- Liên kết tự phát giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo của nước ngoài rất khó quản lý chương trình, qui trình, địa điểm, thiết bị; có những cơ sở dạy chương trình nước ngoài (do cơ sở nước ngoài cấp bằng, nhưng lại giảng dạy bằng Tiếng Việt); dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đủ độ tin cậy, chưa tương xứng với công sức, tiền bạc do người học chi trả.

- Sự non kém trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng đã không đủ mức độ ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, nên ngày càng gây bức xúc xã hội, dư luận cho rằng “hình như Nhà nước thả nổi” việc liên kết đào tạo (trong liên kết với nước ngoài và ngay cả liên kết trong nước với nhau), làm gia tăng tình trạng “mua bằng, bán điểm”.

III. Đề xuất

3.1.Tổng kiểm tra việc liên kết đào tạo với nước ngoài, kể cả giữa các cơ sở trong nước với nhau; kiên quyết xử lý những cơ sở vi phạm Luật Giáo dục, đi chệch chủ trương của Đảng, Nhà nước; rà soát lại các văn bản hiện hành, bổ sung, xây dựng văn bản pháp qui mới, nhằm đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong quản lý nhà nước đối với liên kết đào tạo.

3.2. Củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm của các đơn vị chức năng được Bộ chủ quản giao quản lý (nhất là Cục Đào tạo với nước ngoài, Cục hợp tác quốc tế, Vụ Đại học và Sau đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo). Những đơn vị này cũng cần phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý theo hướng đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, Chính phủ về cơ chế quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các cơ sở liên kết đào tạo. Mặt khác, các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng phải xây dựng dữ liệu, cung cấp thông tin tư vấn giúp cho phụ huynh, học sinh, sinh viên lựa chọn được cơ sở đảm bảo uy tín, chất lượng trong liên kết đào tạo.

3.3. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành thực hiện nghiêm túc việc liên kết giáo dục và đào tạo theo đúng chức năng, quyền hạn và phân cấp quản lý, tránh những sơ hở trong liên kết, tránh gây tổn hại đến tiền của và công sức của người học.

3.4. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh/thành phố chấp hành nghiêm những qui định của pháp luật, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện liên kết đào tạo có hiệu quả, chất lượng, đảm bảo lợi ích cho người học.

Khi đánh giá về 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương hai (khoá VIII), Bộ Chính trị đã chỉ ra một trong 7 nhiệm vụ phải thực hiện đối với giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do vậy, việc thúc đẩy liên kết đào tạo cũng phải được quan tâm chỉ đạo, quản lý, nhằm mục tiêu đưa giáo dục nước ta tiếp cận nhanh hơn với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, song không vì thế mà để mất quyền tự chủ trong giáo dục nước nhà.

TS. Trần Viết Lưu