Tại sao bị chuột rút bắp chân khi ngủ

Chuột rút bắp chân là gì? Nguyên nhân và cách xử trí chuột rút chân

Thứ Tư ngày 11/05/2022

  • Các mẹ bầu nên đọc: Cách hết chuột rút khi đang mang thai
  • Cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai các mẹ bầu nên biết
  • Chuột rút bàn chân: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Những cơn đau do chuột rút bắp chân thường kéo dài khoảng vài phút và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bị, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Để biết thêm về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên và cách xử lý, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chuột rút bắp chân là hiện tượng thường gặp khi cơ thể vận động quá sức khiến cơ bắp và hệ thần kinh vùng mệt mỏi, đặc biệt là tình trạng chuột rút bắp chân khi chơi thể thao trở nên rất phổ biến.

Chuột rút bắp chân là hiện tượng gì?

Chuột rút bắp chân là từ để chỉ những cơn đau do vùng cơ bắp chânbị co rút mạnh mẽ hoặc khi cơ bị căng cứng. Thông thường một cơn đau do chuột rút sẽ kéo dài từ vài giây đến vào phút đồng hồ, tuy nhiênvì một số nguyên nhân bệnh lý mà các cơn đau này có thể lâu đến 10 phút.

Chuột rút bắp chân khi ngủ và chuột rút bắp chân khi ngủ dậy là 2 trường hợp thường gặp nhất. Ngoài ra, khi đang vận động mạnh hoặc chơi thể thao cũng có thể xảy ra chuột rút chân.

Chuột rút bắp chân là hiện tượng phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân

Nhiều người có suy nghĩ chuột rút chỉ diễn ra ở những người có cường độ vận động cao như vận động viên, người làm lao động nặng,… nhưng đây là một suy nghĩ chưa đúng. Tình trạng chuột rút bắp chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng và nguyên nhân có thể đến từ chính những vấn đề sức khỏe của chúng ta.

Cơ thể không được bổ sung đủ nước

Cơ thể mất nước dẫn đến mất cân bằng chất điện giải sẽ dẫn đến nguy cơ bị chuột rút bắp chân xảy ra cao hơn. Các chất điện giải bị thiếu hụt sẽ làm giảm khả năng nhạy bén của các dây thần kinh khiến cơn đau co rút cơ bắp chân đến đột ngột. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày và nhiều hơn nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi hoặc đang thực hiện chế độ luyện tập nặng.

Giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu

Điều này khiến cho các cơ bị căng cứng và ngay khi bạn đột ngột di chuyển, các cơ bắp không kịp thích nghi sẽ bị co rút gây ra những cơn đau không mong muốn. Bạn nên di chuyển vị trí, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân thường xuyên để phòng ngừa chuột rút.

Thiếu hụt canxi

Tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến chuột rút chân thường diễn ra ở phụ nữ mang thai do trong giai đoạn này, cơ thể cần nhiều hơn lượng canxi để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời sự thay đổi hormone cũng khiến hiện tượng này thường xuyên xảy ra.

Bà bầu nên ăn uống hợp lý và sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi để cơ thể và thai nhi luôn khỏe mạnh. Ngoài ra vận động nhẹ nhàng, tham gia các lớp học yoga bà bầu cũng giúp hạn chế chuột rút khi mang thai.

Chế độ ăn uống thiếu canxi gây ra chuột rút chân

Thiếu máu, tuần hoàn máu kém

Lượng máu đến phần chân, tay, bắp chân,… không đủ, thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân, gây ra những cơn đau kéo dài và thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bị.Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng tăng tuần hoàn máu, bổ sung sắt qua đường ăn uống,…

Dây thần kinh bị đè ép quá mức

Một số bệnh lý có thể dẫn đến nguy cơ chuột rút chân cao hơn như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,... là do những bệnh này đè ép lên dây thầy kinh cột sống. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách giữ cho lưng luôn thẳng ở mọi tư thế, hạn chế mang vác đồ nặng,…

Chuột rút bắp chân phải làm sao?

Nếu không biết chuột rút chân phảilàm sao, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Căng cơ, thư giãn: Ngay khi cảm thấy những cơ co rút của cơ bắp, bạn hãy từ từ thả lỏng phần bị chuột rút, duỗi nhẹ chân ra và để các cơ bắp thư giãn, ổn định lại. Nếu được, bạn có thể làm vài động tác giãncơ đơn giản để kéo giãn phần cơ bắp chân, nhanh chóng giảm chuột rút.

Massage nhẹ nhàng: Người bị chuột rút có thể dùng tay để massage nhẹ nhàng lên phần cơ bắp chân để thư giãn và giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm dầu gió hoặc cao xoa bóp để tăng hiệu quả lưu thông máu và giãn cơ.

Sử dụng thuốc điều trị chuột rút chân: Hiện nay trên thị trường đã có những loại thuốc điều trị chuột rút bắp chân. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có những tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này được áp dụng với những người thường xuyên bị chuột rút, còn đối với người chỉ gặp hiện tượng này do những lý do khách quan thì không cần sử dụng thuốc đặc trị.

Xoa bóp nhẹ làm giảm cơn đau do chuột rút chân

Chuột rút bắp chân không phải là tình trạng hiếm gặp hay nghiêm trọng và hoàn toàn có thể cải thiện cũng như phòng ngừa được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Khi gặp tình trạng chuột rút chân thường xuyên trong một khoảng thời gian dài thì bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về chuột rút bắp chân và có những biện pháp xử lý, phòng ngừa hiệu quả.

Hồng Nhung

Nguồn tổng hợp: Tham khảo

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chuột rút
  • vọp bẻ
  • căng cơ

Ảnh minh họa

Khi bạn vận động quá sức, các bó cơ không được cung cấp oxy kịp thời, sinh ra acid lactic gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp, sẽ khiến bạn bị chuột rút, gần như không thể cử động được. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng theo các chuyên gia, nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau.

Cơ thể mất nước

Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước và muối khoáng, xuất hiện tình trạng hạ canxi máu hoặc hạ kali máu, gây tích tụ acid lactic làm mỏi cơ.

Sự mất nước sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vậy nên cơ thể không nhận biết được chính xác tín hiệu nào từ não, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.

Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Thiếu canxi

Nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút bắp chân là do thiếu canxi. Nồng độ canxi trong máu bị suy giảm sẽ gây co thắt ở bắp chân. Phụ nữ đang mang thai và người già là đối tượng dễ bị chuột rút bắp chân.

Bệnh về mạch máu

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mạch máu, gây nên các bệnh như xơ cứng động mạch, thu hẹp khoang mạch máu, huyết khối… Khả năng lưu thông máu bị giảm, các chất chuyển hóa cả chân không bài tiết kịp thời, cộng thêm cơ thể không cung cấp đủ máu và oxy cho chi dưới, sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút, bắp chân tê cứng.

Dây thần kinh bị chèn ép

Các bệnh như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng, đột quỵ, động kinh… đều có thể khiến cơ bắp mất đi khả năng bảo vệ của nó, dẫn đến chuột rút. Bên cạnh đó, tư thế ngủ, đứng quá lâu và ngồi không đúng tư thế sẽ nén các dây thần kinh và mạch máu ở chân, làm chúng bị tắc nghẽn và gây ra chuột rút.

Chuột rút chân tự phát

Trường hợp chuột rút vào ban đêm xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn, bị kích thích co rút liên tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Khi ngủ, vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong, bàn chân chỉ hơi xuống, lúc này, cơ bắp chân là tương đối ngắn nên dễ bị chuột rút.

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây ra tình trạng chuột rút chân hoặc khiến hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn, ví dụ người bệnh lọc thận; bệnh về tuyến giáp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh xơ gan, nhiễm độc chì, …

Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, bạn nên đi thăm khám sớm để biết được nguyên nhân chính xác và tìm cách khắc phục tình trạng đau đớn, khó chịu này.

Phải làm gì để ngăn ngừa chuột rút bắp chân?

Bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau để đẩy lùi chứng chuột rút bắp chân, tránh trường hợp bệnh xấu thêm:

Ảnh minh hoạ

- Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, như vậy sẽ giảm đau rất nhiều. Bạn có thể dùng tay kéo bàn chân của bạn lên cao để kéo giãn bắp chân. Hoặc bạn có thể ngồi lên sàn nhà hoặc một cái ghế với chân bị chuột rút được duỗi thẳng.

- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.

- Chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều rau và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi vận động. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.

- Tránh căng thẳng, lo âu vì khiến cho hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao, có thể dẫn đến chuột rút.

- Trước khi đi ngủ, cần phải căng cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ.

- Bạn có thể sử dụng thuốc giãn cơ hay một số loại thuốc bổ sung canxi, kali, magie cho cơ thể, nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.


Video liên quan

Chủ đề