Tài khoản 334 trên bảng cân đối kế toán năm 2024

Cho tôi hỏi, quy định của pháp luật về tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? – Mỹ Ái (Bắc Ninh).

1. Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo khoản 1 Điều 42 Thông tư 133/2016/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

,%20t%C3%A0i%20kho%E1%BA%A3n%20419%20(c%E1%BB%95%20phi%E1%BA%BFu%20qu%E1%BB%B9)%20doanh%20nghi%E1%BB%87p%20nh%E1%BB%8F%20v%C3%A0%20v%E1%BB%ABa%202023%20(1).png)

Hướng dẫn tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023

(Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo khoản 2 Điều 42 Thông tư 133/2016/TT-BTC, kết cấu và nội dụng phản ảnh của tài khoản 334 (phải trả người lao động) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3. Đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 133/2016/TT-BTC, “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại mục 4 của bài viết này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

4. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán theo quy định sau:

- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán 2015, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả

Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương

Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN

Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên

Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)

Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên

Khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương)

Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng

Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên

Cách hạch toán tài khoản 334 – phải trả người lao động như thế nào? Hạch toán tiền công, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác cho nhân viên như thế nào? Trong bài viết dưới đây, kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn đọc hạch toán tài khoản 334.

\>> Xem thêm: Hạch toán nghiệp vụ vào tài khoản chữ T

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 334

Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. Kết cấu và nội dung tài khoản 334

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3. Hạch toán tài khoản 334 – phải trả người lao động

a.Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên

Nợ TK 154 – Xây dựng cơ bản dở dang hoặc

Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang hoặc:

Nợ các TK 631, 642

Có TK 334 – Phải trả người lao động

b.Tiền lương nghỉ phép thực tế

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả nếu có trích trước tiền lương nghỉ phép

Nợ TK 154, 642

Có TK 334 – Phải trả người lao động

c.Tiền thưởng

*Khi xác định số tiền thưởng phải trả cho nhân viên

Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng

Có TK 334 – Phải trả người lao động

*Khi xuất quỹ trả tiền thưởng

Nợ TK 334 –Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112…

d.Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của nhân viên và người lao động khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 141 Tạm ứng

Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác

e.Tiền bảo hiệm xã hội

Nợ TK 338 –Phải trả, phải nộp khác

Có TK 334 –Phải trả người lao động

f.Tiền thu nhập cá nhân

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Xem thêm: Hạch toán tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

g.Tiền ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112…

h.Thanh toán các khoản phải trả cho nhân viên và người lao động khác

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 3335 Thuế TNCN

Có TK 111, 112

i.Trả lương cho nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp

k.Thanh toán các khoản phải trả khác như tiền nhà, học phí, tiền điện thoại

*Khi xác định số phải trả cho công nhân viên

Nợ TK 154, 642, 241…

Có TK 334 – Phải trả người lao động

*Khi trả tiền lương cho công nhân viên

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112…

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách hạch toán tài khoản 334 một cách chi tiết. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có thể hạch toán toán tài khoản phải trả cho người lao động một cách dễ dàng

Nếu bạn chưa biết làm bảng lương như thế nào thì có thể xem thêm: Mẫu thang bảng lương mới nhất

Kế toán Lê Ánh - nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.

Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội hoặc lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tp HCM để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh.

Chủ đề