Tác dụng của các bộ luật thời lý trần lê là gì

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

* Hướng dẫn giải

Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 25

Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

Các câu hỏi tương tự

Điền cụm từ thích hợp vào vị trí (a) và (b) trong đoạn tư liệu sau

“Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ ….(a)… - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật. Thời Lê, một bộ luật đầy đủ được ban hành với tên gọi ….(b)… (còn gọi là Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.”

A. (a) Hình thư; (b) Quốc triều hình luật.

B. (a) Quốc triều hình luật; (b) Hình thư.

C. (a) Hình thư, (b) Luật Gia Long.

D. (a) Luật Gia Long, (b) Quốc triều hình luật.

Tại sao có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại câm, bảo vệ độc lập dân tộc?

Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ những di sản văn hoá của dân tộc là một trong những biểu hiện của

A. lòng tự hào dân tộc

B. lòng yêu nước thời Bắc thuộc

C. sự tự tôn dân tộc

D. bản sắc của dân tộc

Giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến địa phương. Đó là mục đích của?

A. Thương hội

B. Phường hội

C. Các xưởng thủ công

D. Các công trường thủ công

- Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột.

Để bảo vệ lợi ích của mình, thương nhân đã lập ra

 A. Các hội buôn

 B. Các hội chợ

 C. Các thương hội

 D. Tổ chức tín dụng – tiền thân của các ngân hàng

Suy nghĩ của bạn về nhận định sau:

“Tai họa của nó là ở chỗ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”.

(Xanh-xi-mông nhận xét về cách mạng tư sản Pháp)

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

Nội dung cơ bản của các bộ luật Lý, Trần, Lê là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

Kiến thức tham khảo về Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê

1. Bộ luật thời Lý

- Nhà Lý được xác định là Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có.

- Đối với hình thư:

+ Năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư san định luật lệ, chấn chỉnh cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại biên thành điều khoản thành sách Hình thư của một triều đại. Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận việc này từ khi sách làm xong, Lý Thái Tông xuống chiếu ban hành, nhân dân lấy làm tiện.

+ Ngay sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, trừ khi người đó phạm phải những tội trong thập ác.

+ Năm 1071, triều đình bổ sung thêm quy định về chuộc tội: Tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau. Người phạm tội ăn trộm sẽ bị chặt hết ngón chân, ngón tay. Năm 1043, Lý Tháo Tông đặt thêm quy định ai trộm lúa của dân sẽ bị đánh 100 trượng, nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.

Việc ra đời của Hình thư cũng như cách cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của Nhà nước thời Lý tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế.

2. Bộ luật thời Trần

- Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành Quốc triều hình luật.

- Nội dung:

+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.

+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.

- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.

→ So với thời Lý, thời Trần đã có những tiến bộ nhất định trong luật pháp và việc quản lí đất nước.

3. Bộ luật thời Lê

- Luật Hồng Đứclà tên gọi thông dụng của bộQuốc triều hình luậthayLê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nướcĐại ViệtthờiLê sơhiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiềuquy phạm pháp luậtthuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,...

- Các quy định về luật dân sự trong Bộ luật Hồng Đức

Trong Bộ luật Hồng Đức thì các quan hệ về dân sự được Bộ luật này đề cập đến nhiều nhất là các lĩnh vực về quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và vấn đề về thừa kế ruộng đất.

- Đối với quan hệ sở hữu và hợp đồng: Bộ luật Hồng Đức quy định về hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: Sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư). Trong Bộ luật Hồng Đức, do trong thời kỳ này đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong Bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng đất công.

- Đối với các quan hệ thừa kế: Trong lĩnh vực thừa kế Bộ luật Hồng Đức có các quy định khá gần gũi với các quy định của pháp luật về thừa kế hiện đại. Cụ thể khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình và dòng họ. Ngoài ra Bộ luật Hồng Đức cũng có các quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không có di chúc. Điều đáng chú ý là Bộ luật Hồng Đức đã có các quy định cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ so với các quy định của các bộ luật khác trong thời kỳ phong kiến khác. Đây cũng được gọi là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.

- Các quy định về luật Hình sự trong Bộ luật Hồng Đức

Luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội dung của Bộ luật Hồng Đức. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm:

+ Vô luật bất thành hình (được quy định tại Điều 642, 683, 685, 708, 722): Các điều khoản này quy định chỉ được khép tội trong khi Bộ luật này có quy định, không được phép thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã được quy định trong luật (Điều khoản này tương tự như các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật hình sự thời hiện đại).

+ Chiếu cố (được quy định tại các Điều 1, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 17, 680): Các điều khoản này quy định các chế độ chiếu cố, đãi ngỗ đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), người tàn tật, phụ nữ,...

​+Chuộc tội bằng tiền (được quy định tại Điều 6, 16, 21, 22, 24): Các điều khoản này quy định đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy nhiên các điều khoản này cũng loại trừ đối với các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy hiểm cho chính quyền) và các tội đánh bằng roi (các tội có tính chất răn đe, giáo dục) thì sẽ không được áp dụng biện pháp chuộc tiền.

+ Trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 16, 35, 38, 411, 412): Các điều này quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác.

+ Miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553): Các điều này quy định về việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ những tội thập ác, giết người thì sẽ không được áp dụng các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự).​

+ Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu (được quy định tại Điều 25, 39. 411, 504).