Sự kiện lịch sử thế giới nào có ảnh hưởng đến cách mạng việt nam trong giai đoạn 1939 - 1945?

Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến

01/04/2021 6,038

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh. C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trong đề: Đề minh họa 2021 môn sử có đáp án chi tiết mà em cần xem ngay
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: A
Trong giai đoạn 1939-1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu khắp các mặt trận. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân dân sôi sục cách mạng, sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan
Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là:

A. Các thế lực phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

B. Đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

C. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Phát xít Nhật.

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì?

A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945 ) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.

B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.

D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 mang tính chất

A. xâm lược, phi nghĩa

B. đế quốc, phi nghĩa

C. phi nghĩa đối với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ

D. đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

Vấn đề nào sau đây được đặt lên hàng đầu trong các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939-1945?

A. Giải phóng dân tộc.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Giải phóng giai cấp.

D. Thành lập mặt trận.

Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. Bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ

B. Thực hiện đúng chủ trương của luận cương chính trị tháng 10-1930

C. Tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam

D. Đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Mục lục

  • 1 1939
  • 2 1940
  • 3 1941
  • 4 1942
  • 5 1943
  • 6 1944
  • 7 1945
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo

1939Sửa đổi

1-9: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 3-10: Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc

1940Sửa đổi

Tháng 9: Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam. Hòa ước giữa Nhật và Đông Dương, thuộc quyền bảo hộ của chính quyền Pháp thân Đức quốc xã do Philippe Pétain đứng đầu, được ký để cho phép quân đội Trục (Nhật) đổ bộ vào Việt Nam. 22-9: Quân Nhật tấn công Lạng Sơn trong Chiến dịch Đông Dương (1940) 26-9: Quân Nhật đổ bộ tại Hải Phòng. 27-9: Khởi nghĩa Bắc Sơn. 23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.

1941Sửa đổi

13-1: Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương (ở Nghệ An). 28/1: Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng. 10-5:Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. 15-5: Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội nhi đồng cứu quốc. 19-5: Thành lập Mặt trận Việt Minh. 29-7: Pháp và Nhật ký Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. 23-7: Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến.

1942Sửa đổi

1942-1943: Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc 15-11: Đại hội Việt Minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng.

1943Sửa đổi

25-2: Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề cương Văn hóa Việt Nam.

1944Sửa đổi

7-5: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa. 30-6: Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. 22-12: Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Quân đội nhân dân Việt Nam).

1945Sửa đổi

9-3: Nhật đảo chính Pháp trên toàn Việt Nam, chấm dứt thời Pháp thuộc 11-3: Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập, đồng thời cộng tác với Đế quốc Nhật Bản 9 đến 12-3: Hội nghị ban thường vụ mở rộng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: ban hành chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. 11-3: Khởi nghĩa Ba Tơ. 15-3: Tổng bộ Việt Minh đưa ra hịch Hịch kháng Nhật cứu nước. 15-4: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ. 16-4: Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc tổ chức các Ủy ban dân tộc giải phóng. 17-4: Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam được thành lập 15-5: Thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành lập Việt Nam giải phóng quân. 4-6: Thành lập Khu giải phóng ở Việt Nam. Tháng 8: Cách mạng tháng Tám diễn ra. 13 đến 15-8: Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào. 13-8: Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra. 16-8: Đại hội quốc dân (quốc hội lâm thời) họp tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. 19-8: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 23-8: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. 25-8: Khởi nghĩa dành chính quyền tại Sài Gòn. Chủ tịch Hồ Chí Minh về tới Hà Nội. 2-9: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 9: Lực lượng 150.000 của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc tiến vào Bắc Việt giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản