Sự khác nhau giữa khái niệm giảm giá giảm phát và lạm phát

Giảm phát hay súc phát[1] là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục[2]. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.

Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn giảm phát với thiểu phát là sự chậm lại của tỷ lệ lạm phát (nghĩa là khi lạm phát sụt xuống các mức rất thấp)[3].

Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Các nhà kinh tế học nói chung tin rằng giảm phát là một vấn đề lớn của kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái và dẫn tới xoắn ốc giảm phát[4][5][6][7][8][9][10]

 

Giảm phát do tổng cầu giảm

Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.

Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất.

  1. ^ Nghiêm Đằng. Tài-chính-học đại-cương. Sài-gòn: Học-viện Quốc-gia Hành-chánh, 1957. Tr 39
  2. ^ Robert J. Barro, Vittorio Grilli (1994), European Macroeconomics, chương 8, tr. 142. ISBN 0-333-57764-7
  3. ^ Sullivan, Arthur; Sheffrin, Steven M. (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. tr. 343. ISBN 0-13-063085-3.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  4. ^ Hummel, Jeffrey Rogers. "Death and Taxes, Including Inflation: the Public versus Economists" (January 2007). [1]
  5. ^ Harry Wallop, Harry Wallop (ngày 18 tháng 11 năm 2008). “Deflation: why it is dangerous”. The Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ “The Economist explains: Why deflation is bad”. Economist. Economist magazine. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Krugman, Paul. “Why is Deflation Bad?”. New York Times. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  8. ^ Walker, Andrew (ngày 29 tháng 1 năm 2016). “Is deflation such a bad thing?”. BBC. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  9. ^ Thoma, Mark. “Explainer: Why is deflation so harmful?”. Moneywatch. CBS. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ Blanchard, O.; Dell’Ariccia, G.; Mauro, P. (ngày 18 tháng 8 năm 2010). “Rethinking macroeconomic policy”. Journal of Money, Credit and Banking. 42 (1): 199–215.

  • Bernanke, Ben S, (2002), "Deflation: Making Sure "It" Doesn't Happen Here," Speech Before the National Economists Club, Washington, D.C. November 21.
  • IMF staff (2003), Deflation: Determinants, Risks, and Policy Options—Findings of an Interdepartmental Task Force, IMF, April 30 (829kb pdf file).
  • Krugman, Paul R. (?), Can Deflation be Prevented?
  • Lạm phát
  • Thiểu phát
  • Lạm phát phi mã
  • Siêu lạm phát

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giảm_phát&oldid=65495744”

Lạm phát, Giảm phát và Thiểu phát là những khái niệm liên quan mật thiết đến sức khoẻ của một nền kinh tế cũng như đời sống của từng cá nhân trong nền kinh tế ấy.

Sự khác nhau giữa khái niệm giảm giá giảm phát và lạm phát

1. Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.

Sự gia tăng liên tục (persistent) của mức giá chung (price level) trong nền kinh tế (Dermot McAleese, 2002). Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa đã có lạm phát. Các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI (Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator). Cách tính thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hóa tiêu dùng (goods basket) và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau. Còn cách tính thứ hai thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành (current price). Về cơ bản thì hai cách tính này không có sự khác biệt lớn. Phương pháp GDP deflator sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát. Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hóa, còn GDP deflator thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó.

Như vậy, những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủ yếu được tính từ phương pháp CPI. Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cách chính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch. Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ rổ hàng hóa được qui định trước. Sai lệch cơ cấu (composition bias) vì rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng. Ví dụ ở TP.HCM khi mọi người đều có mobile phone, giá của mặt hàng này đang giảm theo thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa. Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế (substitution bias), khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn. Ví dụ khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm thì người tiêu dung sẽ chuyển sang ăn cá biển với mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể. Từ hai sai lệch trên chúng ta nhận thấy rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức (overstated inflation) vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm giá.

2 Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Giảm phát có nghĩa là giá cả hạ thấp. Về trực giác, người tiêu dùng thích giảm phát nhưng người sản xuất lại không ưa gì. Khi giá có khuynh hướng tụt giảm, người tiêu thụ ngưng chi tiền, chờ coi bao giờ giá xuống hết cỡ mới mua sắm. Nhà sản xuất không bán được thì phải giảm giá để “chiêu” khách. Bớt sản xuất thì phải cho nhiều người nghỉ việc. Người thất nghiệp sẽ bớt tiêu thụ đi. Như vậy thì giá cả lại bị áp lực phải xuống nữa. Nhiều người cho rằng, vòng luẩn quẩn đó nguy hiểm hơn là lạm phát vì cả sản xuất và kinh doanh sẽ đình trệ, đóng băng. Để phòng bệnh này, người ta phải nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất hoặc thuế để kích thích tiêu dùng.

3. Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.

Theo “Từ điển kinh tế ngân hàng Anh – Nga (M.1999), thiểu phát là hiện tượng giảm giá hàng hoá và dịch vụ hay hiện tượng tăng sức mua của đồng tiền do lượng tiền mặt trong lưu thông sụt giảm so với lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hữu trên các thị trường mỗi quốc gia, đó là hiện tượng ngược lại với lạm phát thường đi kèm với nó là thu hẹp sản xuất, giảm vốn đầu tư, giảm công ăn việc làm”.

Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu % một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 % một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 % một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 % một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.

S.T

Tags: Kinh tế học