Sống một cuộc đời đáng sống Review

Trong cuộc sống, chúng ta gặp phải rất nhiều vấn đề cần giải quyết và loay hoay để tìm hướng đi của mình, không biết mình đang ở đâu, không biết phải làm gì với cuộc đời mình hoặc không biết điều gì khiến cuộc sống có ý nghĩa… Với mỗi câu chuyện và vấn đề đưa chúng ta vào quá trình thực hành tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề của mình. “Thiết kế cuộc sống là một quá trình biến đổi cách bạn nhìn nhận cuộc sống của mình, kết quả cuối cùng của một cuộc sống được thiết kế tốt chính là một cuộc sống được trải nghiệm trọn vẹn”.

Tác giả giới thiệu đến chúng ta 5 kiểu tư duy giúp chúng ta thiết kế một cuộc đời đáng sống. Đó là tính hiếu kỳ, thiên hướng hành động, tái định dạng nhận thức, nhận thức đúng đắn và cộng tác thiết yếu. "Không quan trọng bạn là ai, làm công việc gì, đã có tuổi hay vẫn còn trẻ, bạn có thể sử dụng chính phương pháp tư duy đã tạo ra những công nghệ, sản phẩm và không gian tuyệt vời để thiết kế sự nghiệp và cuộc sống của mình"

“Thiết kế một cuộc đời đáng sống” mang đến những ý tưởng, công cụ và phương pháp rèn luyện thực hành tư duy thiết kế giúp chúng ta thay đổi tư duy vượt qua những rào cản suy nghĩ của bản thân, biết mình là ai, bản thân đang đứng ở đâu để định vị lại bản thân mình, tìm ra hướng đi riêng, thiết kế và tạo dựng một cuộc đời ý nghĩa, mở ra một cánh cửa mới cho cuộc đời của chính mình.

THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: Thiết Kế Một Cuộc Đời Đáng Sống

Tác giả: Dave Evans & Bill Burnett

Dịch giả: Thanh Thảo

Kích thước: 14.5 x 20.5 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 295

Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp TP.HCM

Nhà phát hành: First News

  • Cần phải phác thảo được sơ bộ về cuộc đời của chính mình hay muốn cuộc đời của mình được kể lại như thế nào khi chúng ta nằm xuống
  • Để có được phác thảo sơ bộ về cuộc đời, chúng ta cần có được nhiều nguyên liệu càng tốt. Giai đoạn tìm kiếm và có được nguyên liệu nên dành thời gian để đầu tư vào trải nghiệm, kiến thức, tài chính và mindset (từ 18-35 tuổi). Trong đó:
    • Trải nghiệm cần đủ lâu và đủ sâu
    • Kiến thức – luôn học hỏi và nghiên cứu
    • Tự do tài chính – ngay sau 18 tuổi nên bắt đầu đầu tư và tích lũy vào tự do tài chính (mất khoảng trên dưới 10 năm)
    • Mindset

Tuy nhiên bản phác thảo chỉ nên xem như là la bàn của cuộc đời, không phải là cuộc đời của chính chúng ta. Sẽ có những thay đổi nhưng chúng ta hiểu được chúng ta muốn gì và điều gì làm chúng ta hạnh phúc.

  • Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tận hưởng cuộc đời (từ 35 – 50 tuổi). Giai đoạn từ 40 sau đó chúng ta có thể nghĩ đến giai đoạn chia sẻ, mang lại giá trị cho xung quanh và xây dựng sự kế thừa (không phải tiền mà nên là những bài học quý giá) cho xung quanh (con cái, thế hệ trẻ). Giai đoạn từ những năm 70 tuổi trở đi mỗi ngày một món quà và là những năm cuối đời.

Cảm nhận

  • Mình thích cách tác giả nhấn mạnh năm 18 – 35 tuổi là năm để đầu tư có nhiều nguyên liệu, bao gồm bốn thứ để đầu tư trải nghiệm, kiến thức, tài chính và mindset. Mình cũng thích cách tác giả nói khi chúng ta đã có đủ trải nghiệm, chúng ta sẽ biết mình muốn gì trong cuộc sống và có đủ nguồn lực để tận hưởng cuộc sống đó. Giai đoạn của sự chia sẻ và sự kế thừa lại càng quan trọng khi nhận ra đem lại giá trị cho người khác cũng chính là cách đem lại hạnh phúc cho bản thân.
  • Tuy nhiên có lẽ mình không đồng ý với cách chia ra những độ tuổi nhất định với từng giai đoạn và gắn liền với hành động cụ thể. Nói cách khác, giai đoạn từ 40 trở đi không có nghĩa là chúng ta không có quyền trải nghiệm. Hay không phải chỉ khi chúng ta đã có thể tận hưởng cuộc sống, chúng ta mới có thể mang lại giá trị cho xung quanh. Những điều này có thể bắt đầu bất kể lúc nào, và bất kì bằng hình thức nào. Tương tự như vậy, giai đoạn 70 trở đi, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm, học thêm, thay đổi mindset – nếu chúng ta muốn.
  • Nói cách khác, theo mình tuổi tác chỉ nên là con số, và không nên để tuổi tác làm giới hạn bản thân mình. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh bản phác thảo chỉ nên gọi là la bàn cuộc đời, và mình nghĩ khái niệm này quan trọng. La bàn để giúp chúng ta không lạc lối, tuy nhiên, vẫn nên tin tưởng vào trực giác bản thân để hiểu bản thân mình đang cần gì, muốn gì và nên xây dựng cuộc sống của mình như thế nào.
  • Tóm lại, đây là một podcast đáng nghe và cảm nhận.

Nếu cuộc đời của chúng ta chỉ thuận theo logic thì thật nhàm chán bởi chính sự bất ổn, gập ghềnh mới mang đến nhiều thử thách cho con người có quyền được trải nghiệm và tận hưởng. Thiết kế nên những phiên bản đậm sự khác biệt cho chính mình để thấu hiểu và làm chủ cuộc đời qua cuốn sách “Thiết kế một cuộc đời đáng sống

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Giới thiệu về sách

“Cuộc sống đặt câu hỏi, họ có câu trả lời” – The New York Times

Trong quyển sách này, Bill Burnett và Dave Evans giới thiệu cách tư duy thiết kế giúp chúng ta giải quyết các vấn đề tréo ngoe trong cuộc sống. Mọi điều khiến cuộc sống rộng lớn này trở nên thú vị, ý nghĩa và trọn vẹn hơn đều đến từ quá trình tư duy thiết kế nhằm giải quyết vấn đề.

Để bắt đầu, bạn không cần gì ngoài một tinh thần sẵn sàng thử nghiệm bất chấp khó khăn, thậm chí là thất bại. Vì những điều không như ý cũng là những cơ hội học hỏi, bạn không thể thất bại, hay nói theo cách của các tác giả, cách duy nhất để bạn làm sai là không làm gì cả.

Không quan trọng bạn là ai, làm công việc gì, đã có tuổi hay vẫn còn trẻ, bạn có thể sử dụng chính phương pháp tư duy đã tạo ra những công nghệ, sản phẩm và không gian tuyệt vời để thiết kế sự nghiệp và cuộc sống của mình. Một cuộc sống được thiết kế chỉn chu sẽ có khả năng tự làm mới chính nó, đó là một đời sáng tạo, phong phú và luôn biến đổi, tiến triển và không bao giờ thiếu những bất ngờ thú vị.

Chúng ta còn mong gì hơn thế?

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Cảm nhận về sách

Điều chúng ta đang tìm kiếm là gì? Không khó để nhận ra rằng chúng ta vẫn thường cố tìm cách xoay xở trong cuộc sống. Một vài người trong số chúng ta thậm chí còn dành thời gian để trăn trở về đời sống nhiều hơn là thật sự sống. “Thiết kế cuộc đời đáng sống” giúp bạn đọc có một cuộc sống được thiết kế hoàn hảo nhất, một cuộc sống gần gũi với thực tế chứ không phải một thế giới viễn tưởng đầy mộng mơ.

“Thiết kế một cuộc đời đáng sống” dài 281 trang và được chia ra làm 11 phần, chia sẻ đến bạn những cách tháo gỡ vướng mắc, thiết kế công việc mơ ước, lựa chọn hạnh phúc,… sách chỉ ra 5 kiểu tư duy và cách áp dụng nó vào việc thiết kế cuộc sống:

1. Tính hiếu kỳ

2. Thiên hướng hành động

3. Tái định dạng nhận thức

4. Nhận thức đúng đắn

5. Cộng tác thiết yếu

“Để có thể bắt đầu từ vị trí hiện tại, chúng ta cần phân cuộc sống thành nhiều mảng khác nhau - Sức khỏe, Công việc, Vui chơi và Tình yêu”

Tất cả chúng ta đều có những “vấn đề” trong cuộc sống của riêng mình nhưng nếu mang trong mình những niềm tin sai lệch thì có thể bạn sẽ sống một cuộc đời “lê lết” qua ngày bởi chỉ mãi xung đột với cuộc sống bởi đơn giản là chúng ta không thể điều khiển cuộc sống theo ý mình. Hãy bắt đầu mọi thứ ở vị trí hiện tại, hãy chỉ quan tâm đến khoảnh khắc ngay bây giờ. Bước chân đầu tiên trong mỗi một hành trình dù ngắn hay dài đều quan trọng bởi bạn sẽ không biết được mình gặt hái được những gì nếu như không biết được bạn thực sự đang đứng ở đâu. Thiết kế cuộc đời đáng sống là việc xây dựng những niềm tin để thực hiện điều bạn muốn.

Ở phần đầu tiên này của cuốn sách, tác giả tái định dạng nhận thức của bạn đọc thông qua bảng đánh giá 4 khía cạnh: công việc, vui chơi, tình yêu và sức khỏe. Giúp bạn đọc nhận định khái quát về bản thân thông qua 4 khía cạnh quan trọng trong đời này. Đây không chỉ là thước đo đánh giá vị trí hiện tại của bạn mà còn giúp bạn hiểu thêm về bản thân và đâu là những gì quan trọng đối với bạn.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Thiết kế la bàn

Bạn không thể nào thiết kế cuộc đời theo một hướng và mong ước nó sẽ diễn ra một cách trơn tru theo ý mình mà việc thiết kế một chiếc la bàn chỉ ra cho bạn một cuộc sống mà bạn biết được nó sẽ đi đến đâu dựa trên những quan điểm sống của chính mình. Mỗi người đều có những cách thức, mục tiêu, mong muốn khác nhau nên chính bạn phải là người quyết định mình sẽ trở thành phiên bản như thế nào. Thiết kế la bàn chính là việc bạn tự định hướng cuộc đời thông qua quan điểm về công việc, về cuộc sống của bạn.

Mục tiêu cuộc sống của chúng ta khá là đơn giản, đó là một cuộc sống có tính chặt chẽ, gắn kết được cả ba điều này với nhau:

  • Con người của tôi
  • Niềm tin của tôi
  • Hành động của tôi.

Định hướng

Sự gắn kết giữa những thứ xung quanh cuộc sống của bạn, mức độ sâu sắc đủ để chiêm nghiệm những thứ xảy ra trong đời sẽ giúp bạn kết nối với cảm xúc, nhu cầu của chính mình một cách dễ dàng hơn.

Ở phần định hướng này, tác giả chia sẻ đến bạn đọc bài tập Nhật ký cảm xúc, cuốn Nhật ký bao gồm hai phần:

  • Nhật ký Hoạt động, phần để ghi lại những lúc cảm thấy gắn bó và được tiếp thêm năng lượng.
  • Chiêm nghiệm, phần để ghi lại suy nghĩ, bài học tự mình rút ra được.

Trích dẫn hay từ sách

  • Chúng ta không thể dự đoán được tương lai, khi bạn thiết kế một thứ gì đó, điều đó có khả năng thay đổi tương lai.
  • Đam mê là kết quả của một cuộc sống được thiết kế tốt chứ không phải là nguyên nhân tạo nên cuộc sống ấy.
  • Cứ hễ bạn xung đột và đấu đá với hiện thực, hiện thực sẽ thắng. Bạn không thể dụ dỗ hiện thực thay đổi, cũng không thể điều khiển nó theo ý muốn của mình.
  • Một cuộc sống được thiết kế chỉnh chu sẽ có khả năng tự làm mới chính nó, đó là một đời sống sáng tạo, luôn biến đổi, tiến triển và không bao giờ thiếu những bất ngờ, thú vị.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Lời kết

“Thiết kế một cuộc đời đáng sống” giúp chúng ta loại bỏ đi những niềm tin sai lệch và tái định dạng lại nhận thức, thiết kế cuộc đời theo phiên bản mà bạn mong muốn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của AnyBooks, hy vọng bạn sẽ ủng hộ AnyBooks ở những bài viết tiếp theo nhé.

Review bởi Dương Hà

Video liên quan

Chủ đề