So sánh phó từ tiếng trung và tiếng việt

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC 

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI:

SO SÁNH MỘT SỐ PHÓ TỪ THƢỜNG DÙNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

NGÔ XUÂN NGỌC

BIÊN HÒA, THÁNG 12/ 2012

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC 

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI:

SO SÁNH MỘT SỐ PHÓ TỪ THƢỜNG DÙNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Sinh viên thực hiện

: NGÔ XUÂN NGỌC

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. La Thị Thúy Hiền

BIÊN HÒA, THÁNG 12/ 2012

LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu khoa học là công trình mà mọi sinh viên đều mong muốn thực hiện vì thông qua nó, sinh viên ngoài việc có thể nghiên cứu vấn đề mà mình yêu thích, thì đây còn là cơ hội tốt để sinh viên tự kiểm tra lại kiến thức mà mình đã học ở nhà trường, chính vì vậy mà đầu tiên người viết muốn cám ơn thầy hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng và lãnh đạo khoa Đông Phương. Bài nghiên cứu này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn ThS. La Thị Thúy Hiền, mặc dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn cố gắng dành thời gian giúp tôi sửa bài từng chi tiết của bài khóa luận. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự nhận xét và đóng góp từ hội đồng phản biện giúp bài khóa luận hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn, các bạn cùng lớp và các em khóa dưới đã giúp tôi tìm các tài liệu có liên quan, thực hiện bài khảo sát để bài nghiên cứu này được hoàn thành tốt. Cán bộ phụ trách ở khoa Đông Phương trong quá trình làm nghiên cứu đã thường xuyên liên lạc giải thích giúp đỡ tôi về các quy định làm nghiên cứu của Khoa để tôi có thể kịp thời sửa chữa và làm đúng quy cách. Tôi cũng xin cám ơn quản lý đơn vị hiện tôi đang thực tập, các anh chị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sinh Viên Thực Hiện NGÔ XUÂN NGỌC

MỤC LỤC CHƢƠNG I: TỔNG QUÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÓ TỪ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ················································································ 6 1.1 Tổng quát về phó từ tiếng Hán ·························································· 6 1.1.1 Định nghĩa và đặc trưng ngữ pháp phó từ tiếng Hán ························ 6 1.1.2 Phân loại và phạm vi phó từ tiếng Hán ······································· 8 1.1.3 Tác dụng của phó từ tiếng Hán ··················································10 1.2 Tổng quát về phó từ tiếng Việt ·························································12 1.2.1 Định nghĩa và đặc trưng ngữ pháp phó từ trong tiếng Việt ··················12 1.2.1.1 Định nghĩa phó từ trong tiếng Việt ····································12 1.2.1.2

Đặc trưng ngữ pháp phó từ ············································13

1.2.2 Phân loại phó từ tiếng Việt ·······················································13 1.2.3 Tác dụng của phó từ ·······························································17 1.3 So sánh phó từ tiếng Việt và tiếngHoa ···············································19 1.3.1 Về ý nghĩa ··········································································19 1.3.2 Về vị trí ··········································································20 CHƢƠNG

II: SO SÁNH MỘT SỐ PHÓ TỪ THƢỜNG DÙNG TRONG

TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ·····························································23 2.1. So sánh phó từ tần suất 再,又 trong tiế ng Hoa và phó từ nữa, lại trong tiếng Việt ································································································23 2.1.1. Phân tích so sánh về cú pháp ·····················································23 2.1.1.1. Phân tích cú pháp

―再‖ và ―nữa‖ ·····································23

a, Điểm tương đồng ··························································23 b, Điểm khác biệt ····························································25 2.1.1.2. Phân tích cú pháp

―又‖ và ―lại‖ ······································30

a, Điểm tương đồng ··························································31 b, Điểm khác biệt ····························································33 2.1.2 Phân tích so sánh về mặt ý nghĩa ·················································35 2.1.2.1. Phân tích so sánh phó từ―再‖ với phó từ ―nữa‖ về mặt ý nghĩa ····35 a, Điểm tương đồng ··························································35 b, Điểm khác biệt ····························································38 2.1.2.2 Phân tích so sánh phó từ―又‖ với phó từ ―lại‖ về mặt ý nghĩa ······39 a, Điểm tương đồng ··························································39 b, Điểm khác biệt ····························································43 2.2. So sánh phó từ phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt ···························47 2.2.1 So sánh về cú pháp ·································································47 2.2.1.1 So sánh phó từ phủ định

―不‖ với phó từ ―không‖ ·················47

a, Điểm tương đồng ··························································47 b, Điểm khác biệt ····························································49 2.2.1.2 So sánh phó từ phủ định ―没‖ với phó từ ―chưa‖ ·····················54 a, Điểm tương đồng ··························································54 b, Điểm khác biệt ····························································55 2.2.2 So sánh về ý nghĩa ·································································56 2.2.2.1 So sánh phó từ phủ định ―不‖ với phó từ ―không‖ ····················56 a, Điểm tương đồng ··························································56 b, Điểm khác biệt ····························································57 2.2.2.2 So sánh phó từ phủ định ―没‖ với phó từ ―chưa‖ ·····················58 a, Điểm tương đồng ··························································58 b, Điểm khác biệt ····························································58 2.3. So sánh phó từ

“都”,”也” trong tiếng Hoa và phó từ “đều, cũng” trong tiếng

Việt·································································································60 2.3.1. So sánh phó từ phạm vi ―都‖ trong tiếng Hán với ― đều ‖ trong tiếng Việt ························································································60

a, Điểm tương đồng ································································60 b, Điểm khác biệt ···································································62 2.3.2. So sánh phó từ lặp lại ―也‖ trong tiếng Hán và ― cũng‖ trong tiếng Việt ··························································································62 a, Điểm tương đồng ································································62 b, Điểm khác biệt ···································································63 2.4.So sánh phó từ

thời gian “才”、“就” trong tiếng Hoa và phó từ “mới ,th ·· ì”

trong tiếng Việt ···················································································64 2.4.1. So sánh phó từ chỉ thời gian ―才‖ trong tiếng Hán với ―mới‖ trong tiếng Việt ··························································································64 a, Điểm tương đồng ································································64 b, Điểm khác biệt ···································································65 2.4.2. So sánh phó từ ―就‖ trong tiếng Hán với ―thì‖ trong tiếng Việt ···········66 Tiểu kết ·····················································································70 * So sánh về ý nghĩa. ·······························································70 * So sánh về câu. ···································································70 * So sánh về chức năng ···························································70 CHƢƠNG III: NGUYÊN NHÂN PHẠM LỔI SAI, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CỦA SINH VIÊN LẠC HỒNG ····························································································72 3.1. Kết quả thống kê khảo sát việc sử dụng phó từ thƣờng dùng tại trƣờng Lạc Hồng·······························································································72 3.2. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên ··········································75 3.2.1. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. ·····················································75 3.2.2. Ảnh hưởng của ngoại ngữ. ·······················································77 3.2.2.1. Sự phức tạp của bản thân ngôn ngữ thứ hai. ··························77 3.2.2.2. Sự thiếu hợp lý trong việc biên tập giáo trình tiếng Hoa. ···········77 3.3. Kiến nghị đối với việc dạy và học phó từ tiếng Hoa cho sinh viên Lạc Hồng ·79 3.3.1 Kiến nghị đối với việc học. ·······················································79

3.3.2. Kiến nghị đối với giáo viên trong quá trình dạy học··························81 3.3.2.1 Kiến nghị đối với giáo viên ·············································81 3.3.2.2 Cải tiến hoàn thiện phương pháp giảng dạy ···························81 Kết luận ···························································································83 Tài liệu tham khảo

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo sự phát triển của xã hội loài người, đời sống con người ngày càng được cải thiện. Nhu cầu giao lưu giữa người với nhau cũng đồng thời trở thành một việc rõ rang. Chính vì điều này, ngôn ngữ không nghi ngờ là công cụ giao tiếp quan trọng của loài người. Từ đây có thể thấy, để đạt được sự nối liền về phương diện ngôn ngữ này, phiên dịch đã có vai trò tích cực quan trọng. Việt - Trung hai nước song núi liền kề, ngôn ngữ văn hóa vừa có điểm giống cũng có điểm khác biệt. Là người học tiếng Hoa, lại là sinh viên chuyên ngành tiếng Hoa, tôi cho rằng mình nên vì sự thấu hiểu, hữa nghị và hợp tác giữa 2 nước mà góp một phần công sức. Giới thiệu một cách sơ lược về phó từ Tiếng Việt và tiếng Hán, hai loại phó từ có điểm gì khác biệt? muốn tìm hiểu chúng có sự khác biệt gì, đây chính là lý do chọn đề tài của tôi, hi vọng rằng cuốn luận văn này sẽ giúp ích cho những ai đang theo học tiếng Hoa. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Theo như người viết được biết hiện nay tại Việt Nam đã có một số tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp nói chung và phó từ nói riêng như Ngữ pháp tiếng Hoa thực dụng do tác giả Gia Linh biên soạn, luận văn thạc sĩ Lý Hồng Khanh_ Đại học Phúc Kiến về ―So sánh phó từ tiếng Hán và tiếng Việt, luận văn thạc sĩ Đinh Thị Cúc_ Đại học Cát Lâm về ―So sánh phó từ ―又‖,―再‖và phó từ ―lại‖, luận văn Thạc sĩ Cao Thị Quỳnh Hoa_ Đại học khoa học xã hội & nhân văn về ―So sánh phó từ Hán- Việt‖ nhưng trong số ấy vẫn chưa có bài viết rõ về so sánh phó từ thường dùng và cách sử dụng của nó mà thường thì chúng là một phần nói về phân loại phó từ và chức năng ngữ pháp nói chung của phó từ tiếng Hán và tiếng Việt. 3. Mục tiêu và những đóng góp của bài nghiên cứu

Cá nhân tôi hy vọng rằng thông qua đề tài này tôi không những có thể nâng cao trình độ tiếng Hoa của bản thân, đặc biệt là trình độ phiên dịch mà còn có thể đem những tri thức học được áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, tôi còn hy vọng đưa thêm một phần tài liệu tham khảo đối với các bạn có hứng thú với đề tài này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Người viết chủ yếu viết về một số phó từ thường dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt, qua đó tiến hành so sánh về một số loại phó từ có tần suất xuất hiện nhiều và lỗi sai thường gặp trong quá trình học của sinh viên học tiếng Hán. Phạm vi: Trong quá trình học và phiên dịch tiếng Hoa, tôi phát hiện có không ít sinh viên do chịu sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ mà khi nói hoặc phiên dịch tiếng Hoa thường làm sai hoặc không dễ dàng hiểu rõ vấn đề, phó từ là một trong số đó, phó từ tiếng Hán là một bộ phận cấu tạo thành câu, chúng ta trong lúc nói viết mỗi câu thường rất ít tách khỏi bộ phận phó từ này, tần suất phó từ xuất hiện trong câu hơi nhiều. Hơn nữa trong quá trình phiên dịch, do phó từ có nhiều loại, sử dụng phức tạp cho nên phiên dịch phó từ cũng là một điểm khó. Phiên dịch phó từ nhất định phải biểu đạt được mối quan hệ logic về kết cấu giữa các trạng ngữ, như vậy câu dịch mới rõ ràng và mạch lạc. làm tốt trạng ngữ trong phiên dịch có ý nghĩa quan trọng. cho nên tôi đã chọn ―So sánh một số phó từ thường dùng trong tiếng Hán và tiếng Việt‖ làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 5.

Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quyển luận văn này tôi áp dụng những biện pháp chủ yếu sau đây: trên cơ sở lý luận tôi chủ yếu áp dụng biện pháp khảo sát tổng hợp. tìm kiếm các tài liệu có liên quan, tiến hành so sánh đối chiếu , phân tích và đồng thời đưa ra kết luận.

6. Cấu trúc của đề tài Gồm 3 chƣơng:

Chƣơng I:

Tổng quát và phân loại phó từ trong tiếng Hán và tiếng Việt

Chƣơng II:

So sánh một số phó từ thƣờng gặp trong tiếng Hán và tiếng

Việt Chƣơng III: Nguyên nhân phạm lỗi sai, cách khắc phục và kiến nghị về phƣơng pháp dạy và học của sinh viên Lạc Hồng

  1. NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: TỔNG QUÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÓ TỪ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 1.1 Tổng quát về phó từ tiếng Hán: 1.1.1 Định nghĩa và đặc trƣng ngữ pháp phó từ tiếng Hán 1.1.2 Phân loại và phạm vi phó từ tiếng Hán: 1.1.3 Tác dụng của phó từ tiếng Hán 1.2 Tổng quát về phó từ tiếng Việt: 1.2.1 Định nghĩa và đặc trƣng ngữ pháp phó từ trong tiếng Việt 1.2.2 Phân loại phó từ tiếng Việt 1.2.3 Tác dụng của phó từ 1.3 So sánh phó từ tiếng Việt và tiếngHoa 1.3.1 Về ý nghĩa 1.3.2

Về vị trí

CHƢƠNG II: SO SÁNH MỘT SỐ PHÓ TỪ THƢỜNG DÙNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. So sánh phó từ tần suất 再,又 trong tiếng Hoa và phó từ nữa, lại trong tiếng Việt 2.1.1. Phân tích so sánh về cú pháp 2.1.2 Phân tích so sánh về mặt ý nghĩa 2.2. So sánh phó từ phủ định

“不” và “没” trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.2.1 So sánh về cú pháp 2.2.2 So sánh về ý nghĩa 2.3. So sánh phó từ

“都”,”也” trong tiếng Hoa và phó từ “đều, cũng” trong tiếng Việt

2.3.1. So sánh phó từ

phạm vi “都” trong tiếng Hán với “ đều ” trong tiếng Việt.

2.3.2. So sánh phó từ lặp lại “也” trong tiếng Hán với “ cũng” trong tiếng Việt. 2.4 So sánh phó từ thời gian “才”、“就” trong tiếng Hoa và phó từ “mới ,thì” trong tiếng Việt 2.4.1. So sánh phó từ chỉ thời gian “才” trong tiếng Hán với “mới” trong tiếng Việt 2.4.2. So sánh phó từ “就” trong tiếng Hán với “thì” trong tiếng Việt CHƢƠNG III: NGUYÊN NHÂN PHẠM LỔI SAI, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ KIẾN NGHỊ VỀ

PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CỦA SINH VIÊN LẠC HỒNG 3.1. Kết quả thống kê khảo sát việc sử dụng phó từ thƣờng dùng tại trƣờng Lạc Hồng 3.2. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên 3.2.1. Ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ. 3.2.2. Ảnh hƣởng của ngoại ngữ. 3.3. Kiến nghị đối với việc dạy và học phó từ tiếng Hoa cho sinh viên Lạc Hồng 3.3.1 Kiến nghị đối với việc học. 3.3.2. Kiến nghị đối với giáo viên trong quá trình dạy học.

  1. PHẦN KẾT LUẬN

CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÓ TỪ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 1.1 Tổng quát về phó từ tiếng Hán: Phó từ tiếng Hán hiện đại có một quá trình định hình và phát triển lâu dài không kém phần phức tạp. Khởi đầu từ việc phân loại một cách chi tiết và đưa ra định nghĩa được cho là chính xác nhất vào năm 1924 Lê Cẩm Chiếu trong ―Tân chư quốc ngữ văn pháp‖ , sau đó vào những năm 70, phó từ tiếng Hán vẫn còn là một trong những loại từ mang trong mình nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhất. Mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20, phạm vi nghiên cứu về phó từ ngày được mở rộng và có thêm bước tiến mới, và chủ yếu thể hiện ở việc so sánh phó từ, ngữ nghĩa phó từ chỉ phương hướng, tìm hiểu phó từ, phó từ thường dùng ở nhiều góc độ. Đến nay mặt dù các công trình nghiên cứu về phó từ không ít, trong đó không thiếu những bài của các học giả uyên bác nhưng về phạm vi, tính chất, phân loại, đặc trưng tổng thể vẫn chưa tìm ra được quan điểm thống nhất.

1.1.1 Định nghĩa và đặc trƣng ngữ pháp phó từ tiếng Hán Về định nghĩa phó từ trong tiếng Hán vẫn chưa có sự thống nhất, từng nhóm học giả đưa ra định nghĩa khác nhau tùy theo nhận định và kết quả nghiên cứu thu được. Cụ thể, một số dựa trên ý nghĩa mà định nghĩa như ―phó từ là những từ chỉ động tác, hình thái, tính chất, khác biệt, hạn chế . . .của sự vật‖ hoặc ―phàm những từ chỉ trình độ, phạm vi, thời gian, tính khả thi, sự phủ định, không thể đơn độc chỉ tên sự vật, sự việc, con người chính là phó từ‖ (1) [ Ngữ pháp hiện đại của Trung Quốc] – Vương Lực - 1943. Một số học giả nhìn chức năng tu sức trong đoản ngữ mà định nghĩa, ― Phó từ thường tu sức cho động từ, trợ động từ, động từ thứ cấp, tính từ…‖ (2) [Bàn về ngữ pháp tiếng Hán hiện đại] – Đinh Thanh Thụ Đẳng 1961. Một số học giả nhìn vào các góc độ công năng ngữ pháp trong câu mà định nghĩa, ―Chúng ta định nghĩa phó từ là những hư từ đảm nhận chức năng trạng ngữ‖ [Ngữ pháp giảng nghĩa] – Chu Đức Hy – 1982.

Từ những ý trên ta có thể rút ra định nghĩa tổng quát như sau: Dùng trước động từ và tính từ biểu đạt trình độ, phạm vi, thời gian, sự phủ định của trạng thái, tính chất, hànhvi, động tác. Đồng thời khái quát chức năng khái quát của phó từ như sau: + Tu sức cho động từ, tính từ. Một số phó từ có thể tu sức cho phó từ, một số ít phó từ có thể tu sức cho cả một câu. + Đảm nhiệm chức năng tu sức trong kết cấu vị ngữ của câu + Chủ yếu làm trạng ngữ Các trường hợp thường thấy, phó từ chuyên làm trạng ngữ , đặc trưng của nó chính là tương đối đơn độc, biểu hiện ở một số điểm sau: 1. Chỉ làm trạng ngữ. Trừ một số cách dùng đặc biệt ra, chức năng cơ bản của phó từ trong câu chính là làm trạng ngữ, tu sức cho động từ, tính từ. Ví dụ: 山头忽然满起好大的云雾,又浓又湿。。。 Đáng chú ý là chỉ làm trạng ngữ không có nghĩa là chỉ tu sức cho động từ và tính từ, kỳ thực nó còn tu sức cho một số thành phần sau:

  1. Phó từ bộ phận. (1)这件事也就不大在意,但你还要小心一点。 Chuyện này cũng không cần để ý nhiều nhưng vẫn nên cẩn thận một chút. Lấy ví dụ để làm rõ, như câu trên phó từ ―就‖ không tu sức cho động từ ―在意‖ mà tu sức cho phó từ ―不‖
  2. Cụm chủ ngữ Ví dụ: (2)我希望你不再像我,又大家隔膜起來 Mình mong bạn không giống mình, mọi người lại xa cách bạn. 2. Trong một số trường hợp, không thể là vị từ để làm vị ngữ, cũng không thể làm định ngữ, đây cũng điểm khác biệt giữa phó từ và tính từ. Ví dụ: ―偶然‖ và ―偶尔‖ đều có thể làm trạng ngữ, nhưng ―偶然‖ có thể làm trạng ngữ và định ngữ, còn ―偶 尔‖ thì không, nên ―偶然‖ là tính từ, còn ―偶尔‖ là phó từ. Ví dụ: (3)出现这种问题不是偶然的

Xảy ra chuyện thế này không phải do ngẫu nhiên. (4)奶奶病了,可是我只是偶尔来看他 Bà bệnh, tôi chỉ có thể thỉnh thoảng đến thăm. (5) 那个人两天在这里相继出现, 看来决非偶然(偶尔) Người liên tục xuất hiện ở đây, xem ra tuyệt đối không phải ngẫu nhiên.

1.1.2

Phân loại và phạm vi phó từ tiếng Hán:

Từ nghiên cứu của các vị tiền bối đi trước, ta có thể xây dựng được quá trình phân loại phó từ trãi qua 3 giai đoạn chính sau: Giai đoạn 1: Học giả Lê Cẩm Hy, Vương Lực, Trương Chí làm đại diện, theo ý nghĩa mà phân loại; Giai đoạn 2: dại diện bởi 2 học giả Hồ Dụ Thụ, Đinh Thanh Thụ nhìn vào cụm từ, sự tu sức của phó từ cho động từ mà phân loại; Giai đoạn 3: đại diện bởi Chu Đức Hy theo chức năng trong cú pháp mà phân loại. Về cơ bản có những loại sau:

Biểu thị thời gian: Ví dụ:(6) 他从来不迟到。 Anh ấy trước giờ không đến trễ. (7) 这篇文章已经改好了。 Bài văn này đã sửa xong rồi.

 Biểu thị tần suất, lặp lại:总是、始终、往往、永、赶紧、仍然、还 是、屡次 、依然、重新、还、 再、再三、偶尔、顿 时、终于、常 、 常常、时常、时时。 Ví dụ (8) 出门时,父亲再三的嘱咐他别忘了那钥匙但是到了最后还是忘了。 Lúc rời khỏi nhà, cha nhắc đi nhắc lại anh ta đừng quên chía khóa, nhưng đến cuối cùng vẫn quên rồi. (9) 美景往往是很诱人的。 Mỹ Cảnh luôn là người rất ưu tú。

Biểu thị mức độ:很、非常、极、十分、最、顶、太、更、挺、极 其、格外 、分外、更加、越、 越发、有点儿、稍、 稍微、略微、 几

乎、过于、尤其 Ví dụ:(10)北京的冬天非常冷。 Mùa đông của Bắc Kinh vô cùng lạnh. (11) 今天的春节格外暖和。 Ngày tết hôm nay khắp nơi ấm áp.

Biểu thị phạm vi:都、全、总、总共、共、统统、仅仅、只、光 、净、一概、一律、一齐、单、单单、处处 Ví dụ:(12) 上次,这次他都没有参加,听说下次还不想参加。 Lần trước lần này anh ấy đều không tham gia, nghe nói lần sau cũng không muốn tham gia. (13)你的事我们几乎都知道了所以你不用那么客气了。 Chuyện của anh chúng tôi gần như đều biết rồi cho nên anh không cần khách khí như vậy đâu.

Biểu thị trạng thái, phƣơng thức:忽然、猛然、公然、特意、亲自、大 肆、肆意、悄悄、连忙、赶紧、暗暗 Ví dụ:(14) 要拿学位证书的是你,所以论文你得亲自做才行。 Cần nắm bằng học vị là bạn, cho nên luận văn bạn tự mình viết mới được. (15) 孩子渐渐地长大,父母头上也多了根白发。 Con cái dần dần trưởng thành, đầu tóc cha me cũng thêm nhiều sợi bạc.

Biểu thị ngữ khí:难道、决、岂、反正、也许、大约、大概、果然、居 然、竟然、究竟、幸而、幸亏、偏偏、明明、恰恰、未免、只好、不妨、 索性、简直、就、可、难怪、反倒、何尝、何必 Ví dụ:(16) 不是他的错难道是我错了吗? Không phải lỗi của anh ta chẳng lẽ là lỗi của tôi sao? (17) 阿薇的钱丢了难怪她愁眉苦脸?

Tiền của Vi mất rồi chẳng trách cô ấy mặt mày ủ rủ?

Biểu thị khẳng định, phủ định:不、没、没有、不用(甭)、必、必须、 必定、准、的确、未、别、莫、勿、是否、不必、不曾 Ví dụ: (18)他既 不 抽烟,又 不 喝酒。 Anh ta đã không hút thuốc, lại không uống rượu. (19) 天还 没 亮再睡一会儿吧。 Trời vẫn chưa sáng ngủ thêm một lúc nữa đi. Ngoài ra còn một số khác, và vẫn chưa được thống nhất cả về số lượng và từ loại do các học giả đi trước khi nghiên cứu, mục tiêu đặt ra không giống nhau, không có thống nhất. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho người học, người nghiên cứu khó tiếp cận được với những thành quả đã đạt từ các công trình nghiên cứu trước, khó hình dung và hiểu về phó từ, từ đây nhận thức trở nên rối rắm.

1.1.3 Tác dụng của phó từ tiếng Hán 

Tác dụng tu sức của phó từ Tu sức thường thấy là cho động từ và tính từ.

  1. Tu sức cho động từ, ví dụ: (20) 你不用等他了,他已经走了 Bạn không cần đợi anh ta, anh ta đã đi rồi. (21) 不知道已发生什么事, 他从回来到现在连一句话也不说 Không biết đã xảy ra chuyện gì, anh ấy từ lúc về đến giờ không nói câu nào. Câu (1) phó từ liên quan đến thời gian cảu hành vi, động tác; Câu (2) phó từ biểu thị sự phủ định.
  2. Phó từ tu sức cho tính từ thường thấy nhất là phó từ chỉ mức độ, thời gian hoặc sự hạn chế, khi tính từ làm vị ngữ, phía sau có thêm ―了‖, ―着‖, hoặc trợ động từ ― 起来‖, ―下去‖ thì phía trước có thể thêm phó từ thời gian vì phía sau có trợ từ hoặc trợ đông từ tức là biểu thị ý thay đổi, phát triển, … ví dụ: (22) 昨天问你, 你还说不知道, 今天怎么忽然聪明起来了。

Hôm qua hỏi bạn còn nói không biết, sao hôm nay đột nhiên thông minh thế

  1. Một số phó từ thời gian có thể tu sức cho từ chỉ thời gian hoặc số lượng từ, ví dụ: (23) 我从家乡到这个城市工作, 一转眼已经六年了。 Tôi từ quê ra thành phố này làm việc, chớp mắt đã 6 năm rồi.
  2. Phó từ còn bổ trợ cho phó từ, ví dụ: (24) 对这件事我很不明白,请解释下。 Đối với việc này, tôi thật sự không hiểu, vui lòng giải thích. 

Phó từ làm bổ ngữ

Một số rất ít phó từ có thể đứng sau tính từ biểu thị mức độ như ―极、很、透‖ Ví dụ: (25) 你长大了,比以前高得很 Cháu lớn rồi, đã cao hơn trước rất nhiều (26) 这酒店热闹极了 Quán bar này thật rất náo nhiệt (27)你是不知道,坏透了,坏透了。 Bạn không biết rồi, xấu lắm, xấu lắm. 

Hỗ trợ biểu đạt ngữ khí

Ngoài những từ tượng thanh, từ ngữ khí để biểu đạt ngữ khí ra, còn có thể dùng phó từ. Ví dụ: (28) 我能不知道,我又不是笨蛋的 Tôi chẳng nhẽ không biết sao? Tôi đâu phải tên ngốc. ―又‖ nhấn mạnh ngữ khí, nếu bỏ đi cũng không ảnh hưởng đến sự hoàn chỉnh toàn câu nhưng ngữ khí yếu đi nhiều.

1.2 Tổng quát về phó từ tiếng Việt: 1.2.1 Định nghĩa và đặc trƣng ngữ pháp phó từ trong tiếng Việt 1.2.1.1 Định nghĩa phó từ trong tiếng Việt

Phó từ là từ loại phức tạp, hiện nay các nhà ngữ pháp tiếng Việt vẫn chưa có quan điểm thống nhất, cách xử lý và ngay cả tên gị cũng không giống nhau. Như PGS.TS Nguyễn Đức Dân cho rằng phó từ là những từ phụ trợ trong những câu do từ chính đảm nhậm vị trí trung tâm, nó còn được gọi là từ phụ; cũng có học giả cho rằng phó từ dùng phụ trợ cho từ hoặc một câu hoàn chỉnh nên gọi nó là phó từ [Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1] - PGS Nguyễn Kim Thản; nhà sử học Trần Trọng Kim gọi là trạng từ; Học giả Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng phó từ là những từ vựng hỗ trợ, bổ sung ý nghĩa cho từ, cho câu. Còn theo Lê Biên trong Ngữ pháp tiếng việt thì ông gọi đây là phụ từ ―là những hư từ không có chức năng sở chỉ mà chỉ có chức năng dẫn xuất, sở hữu về tình thái. Tác giả Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp Tiếng Việt thì phó từ được định nghĩa là những từ có tính chất hư được dùng để mở rộng động từ, tính từ, đem lại cho chúng một ý nghĩa nào đó ( không tính đến những từ ngữ thuộc bậc câu). Theo cá nhân người viết thì đây là phó từ vì tuy chúng chiếm số lượng từ không nhiều ( khoảng vài chục từ) nhưng tần số sử dụng rất cao và có tác dụng cần thiết về ngữ pháp.

1.2.1.2 Đặc trƣng ngữ pháp phó từ

  1. Thường không đơn độc trả lời vần đề, nhưng có một số ít là ngoại lệ như: sắp, đã, rồi, không, chưa, cố nhiên, có lẽ…
  2. Thường không bổ trợ cho danh từ, nhưng với câu có danh từ làm vị ngữ, hoặc danh từ chỉ thời gian thì ngoại lệ như: Đã ăn cơm chưa?; Đang thời kháng chiến. c)Thường làm trạng ngữ, không thể làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ. Trong tiếng Việt, phó từ khi ở mức độ nhất định có thể nâng tác dụng lên giống vị ngữ hoặc định ngữ phân biệt. Ví dụ: (29) Cán bộ tốt Trong tổ từ này, ―tốt‖ có thể làm định ngữ, tu sức cho danh từ cán bộ; ―tốt‖ cũng có thể làm vị ngữ, và ―cán bộ tốt‖ trở thành một câu; nhưng nếu thêm một phó từ , trở thành ―cán bộ tốt lắm‖, như vậy đây chính thức trở thành một câu.

1.2.2 Phân loại phó từ tiếng Việt

Như đã phân tích ở phần 1.2.1, phó từ cuối cùng là thực từ và hư từ thì vẫn còn rất nhiều tác giả, học giả chưa có quan điểm thống nhất, như các học giả Trần Đức Dân, Nguyễn Hữu Quỳnh, Diệp Quang Ban đều cho rắng phó từ thuộc về hư từ; Trần Trọng Kim cho rằng ý nghĩa và chức năng rất rối rắm, nên đa phần trạng ngử của ông là thực từ như ―như thế nào, vậy, ngày mai, ngày mốt…‖, chỉ có một số ít là hư từ như ―cũng, mỗi…‖ Nếu căn cứ theo ý nghĩa mà phân loại thì có rất nhiều phó từ gần như mất đi hoàn toàn ý nghĩa từ vựng của nó, chỉ còn lưu lại một chút gì đó. Tuy nhiên trong phó từ có một số từ mà ý nghĩa vẫn khá rõ ràng như: luôn, luôn luôn, mãi, mãi mãi. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta không phân phó từ thuộc về thực từ, và vì nếu dựa theo chức năng thì chúng không thể là trung tâm của kết cấu câu, không thể làm thành phần trọng yếu của câu. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa đại từ, số từ, và phó từ. Tuy nhiên phó từ tiếng Việt có thể chia làm các nhóm cơ bản sau: * Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa về thời gian thƣờng đi kèm với động từ, tính từ : đang( đương), đã, vừa, mới, sẽ. Đang thường chỉ thời gian hiện tại: Ví dụ: (30) Thế hệ thanh niên ngày nay đang sống trong thời đại cách mạng của giai cấp vô sản (Lê Duẫn). Đôi khi đang trực tiếp đứng trước danh từ như lúc , khi, mùa, độ, tuổi…: Ví dụ: (31) Đang khi bất ý chẳng ngờ ( Nguyễn Du) Đang mùa gặt. đang độ trưởng thành. Đang tuổi thanh niên. Đã thường biểu thị ý nghĩa quá khứ: Ví dụ: (32) Chiến tranh nhân dân đã phát huy đến cao độ sức sang tạo của dân tộc ta. (Lê Duẫn) Đã có khi đi trực tiếp với danh từ: Ví dụ: (33) Ờ đã chin năm rồi đấy nhỉ. (Tố Hữu) (34) Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi. (Nguyễn Du) Có khi đã đi thành cặp với thì, lại để nhấn mạnh ý nghĩa: Ví dụ: (35) Đã tham thì thâm . (tục ngữ)

Chủ đề