Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Dạ chào bác sĩ! Mỗi buổi sáng ngủ dậy em bị sổ mũi khi đến buổi trưa thì hết, đến tối thì lại bị sổ mũi lại. Em bị như vậy cũng hơn nửa năm rồi ạ, ngày nào cũng. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải dấu hiệu của viêm xoang không ạ? Em cảm ơn bác sĩ

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Triệu chứng của bạn liên quan đến triệu chứng của mũi xoang nhiều; có thể viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang dị ứng,... Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để nội soi Tai mũi họng tìm nguyên nhân cho rõ trước khi điều trị nhé.

Chúc bạn sớm khỏe!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Bác sĩ Bác sĩ Nội trú - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, dị ứng, ăn thức ăn cay... là một số tác nhân thường gặp ảnh hưởng đến mũi, gây chảy dịch mũi.

Chảy nước mũi thường gặp khi bạn bị cảm hoặc dị ứng. Tuy nhiên, chảy nước mũi kéo dài (viêm mũi mạn tính) do tác động từ 7 nguyên nhân phổ biến dưới đây.

Dị ứng mũi

Dị ứng là một trạng thái tự miễn dịch của cơ thể khi có những tác động vô hại (như bụi hoặc phấn hoa) xâm nhập vào cơ thể. Đây là lý do phổ biến khiến nước mũi chảy liên tục. Người bị dị ứng cũng bị hắt hơi, ho mạn tính và ngứa mắt hoặc cổ họng. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.

Viêm xoang mạn tính

Bệnh lý viêm xoang cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn sổ mũi thường xuyên. Bạn có thể bị viêm xoang cấp tính nếu được chẩn đoán bị nhiễm virus hoặc dị ứng nặng. Nhiễm trùng xoang trong thời gian ngắn có thể gây đau và nghẹt xoang nhưng thường tự khỏi. Tuy nhiên, viêm xoang mạn tính là tình trạng nhiễm trùng xoang kéo dài khoảng hơn 12 tuần, có thể gây sổ mũi liên tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho bệnh nhân.

Viêm mũi không dị ứng

Viêm mũi không dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm hoặc kích ứng nhưng không phải do các tác nhân gây dị ứng gây ra. Triệu chứng gần giống với triệu chứng dị ứng, có dịch mũi chảy ra, nhưng cơ thể không có phản ứng dị ứng. Tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

Thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ mang thai), thức ăn cay, mùi hương nồng, sinh hoạt trong tiết trời thay đổi... cũng khiến bạn bị viêm mũi không dị ứng.

Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Chảy nước mũi, hắt hơi liên tục có thể do dị ứng, cảm cúm. Ảnh: Freepik

Polyp mũi

Polyp mũi là khối u lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc mũi hoặc xoang. Người bệnh polyp mũi thường bị nghẹt mũi và mất khứu giác.

Dị vật trong mũi

Trẻ em thường nghịch đưa đồ vật vào mũi và không may bị kẹt trong mũi cũng gây chảy nước mũi mạn tính. Trường hợp này, một bên mũi sẽ chảy nước mũi nhiều so với bên còn lại. Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ vệ sinh và đưa dị vật ra ngoài.

Rò rỉ dịch não tủy

Dịch não tủy (CSF) bao quanh não và tủy sống - một lớp mô giữ chất lỏng bên trong đầu, bảo vệ hệ thần kinh. Nếu không may đầu bị chấn thương hoặc người bệnh phẫu thuật xoang, lớp mô này có thể bị tổn thương, chất lỏng bị rò rỉ và gây chảy dịch ra một bên mũi (thay vì chảy nước mũi hai bên như những bệnh lý chảy mũi khác). Nếu nhận thấy bất thường này, người bệnh cần được cấp cứu.

Khối u xoang

Tuy là một nguyên nhân ít gặp, các khối u ác tính (ung thư) trong mũi hoặc xoang cũng gây chảy nước mũi mạn tính một bên. Dấu hiệu khác thường của bệnh lý là nước mũi chỉ chảy nhiều bên có khối u, kèm đau nhức đầu hoặc chảy máu mũi.

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là do cảm lạnh thông thường. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và đưa ra những biện pháp khắc phục và phòng tránh bệnh.

1. Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài?

Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài là phản ứng của niêm mạc mũi trước tác nhân gây bệnh có thể là nhiệt (lạnh), dị ứng, nhưng thường là nhiễm trùng (hầu hết là do virus, đôi khi là vi khuẩn).

Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Cảm lạnh thông thường gây nhiễm trùng ở mũi, miệng, hầu, thanh quản

Cảm lạnh xảy ra phổ biến hơn khi thời tiết giao mùa, từ thu sang đông, hay từ mùa đông sang mùa xuân. Các dấu hiệu đặc trưng của cảm lạnh thông thường ngoài sổ mũi là nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, đau họng nhẹ, chảy nước mắt, sốt vừa phải, chán ăn, mệt mỏi.

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, phải từ 3-4 tuổi trở đi thì hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,...

Cảm lạnh có thể bị bội nhiễm, nghĩa là một loại vi khuẩn lợi dụng tình trạng suy giảm miễn dịch do virus tạo ra để nhân lên trong cơ thể. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có thể xảy ra, gây rối loạn hệ miễn dịch, hoặc tổn thương cơ quan và cần có phương án điều trị cụ thể.

2. Giải pháp khắc phục khi trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài do cảm lạnh thông thường

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu chứng cảm lạnh thông thường. Bệnh thường kéo dài vài ngày đến 2 tuần và có thể tự khỏi sau đó. Một số các biện pháp khắc phục khi trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài bao gồm:

  • Đặt trẻ ở tư thế sao cho trẻ thoải mái nhất có thể.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn và chia nhỏ các bữa ăn nếu trẻ khó bú.
  • Kiểm tra nhiệt độ và áp dụng các biện pháp để bé hạ sốt.

Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Bé cần được kiểm tra nhiệt độ nhiều lần trong ngày

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hút mũi trẻ em để hút chất nhầy, lưu ý làm loãng trước bằng một vài giọt dung dịch nước muối và hút thật nhẹ nhàng.
  • Không cho trẻ em dưới 6 tuổi uống thuốc cảm hoặc ho không kê đơn, trừ khi có sự cho phép từ bác sĩ.
  • Ho giúp loại bỏ chất nhầy có trong phế quản. Do đó, ho rất hữu ích cho việc chữa bệnh và không nên ngăn chặn bằng thuốc khi ho có đờm. Ngoài ra, thuốc giảm ho có thể có tác dụng phụ có hại.
  • Thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt mũi chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn và không được lạm dụng. Với việc sử dụng kéo dài, chúng có thể làm cho tình trạng tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn. Lưu ý chỉ sử dụng các sản phẩm này theo toa y tế.
  • Máy lạnh làm ẩm không khí làm long đờm, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm mốc nếu bạn không vệ sinh, khử trùng hàng ngày.

Lưu ý: Thuốc kháng sinh không chữa được cảm lạnh thông thường mà chỉ dùng để điều trị khi có tình trạng bội nhiễm - nhiễm trùng (viêm tai giữa, viêm phổi,...), do đó không có tác dụng đối với virus.

3. Làm thế nào để tránh sự lây lan của bệnh cảm lạnh này?

Virus cảm lạnh thông thường và virus cúm lây lan qua sự phát tán trong không khí của các giọt nhỏ mang virus bắn ra khi một người ho hoặc hắt hơi (một số virus tồn tại trong vài giờ lơ lửng trong không khí). Những virus này được truyền qua việc hít thở những giọt nhỏ trong không khí này hoặc bằng cách chạm vào các đồ vật mà chúng đã bám vào (một số vi trùng có thể sống sót trên các bề mặt trong nhiều giờ). Người bị bệnh có mầm bệnh trong mũi, miệng, mắt và trên da nên tránh hôn trẻ.

Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Trẻ có thói quen cho ngón tay vào miệng, nên dễ bị bệnh cảm lạnh

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh do thường xuyên tiếp xúc với đồ vật trong khi chơi, đưa đồ vật vào miệng (núm giả, thìa, đồ chơi,...) và cho ngón tay vào miệng, vào mũi. Đây là lý do tại sao những đứa trẻ được chăm sóc trong môi trường cộng đồng (nhà trẻ, trung tâm chăm sóc,...) thường bị ốm nhiều hơn trong những năm đầu tiên so với những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà hoặc với người trông trẻ.

Vì vậy, rửa tay là cách tốt nhất để giảm lây truyền cảm lạnh và cúm. Cần rửa tay bằng xà phòng trong 30 giây, chà kĩ móng tay và đầu ngón tay, lòng bàn tay và mặt ngoài của bàn tay, khớp ngón tay và cổ tay. Dùng khăn sạch để lau khô người. Mẹ cũng nên rửa tay sau khi lau mũi cho bé và sau khi chạm vào những đồ vật mà người mắc bệnh đã chạm vào, đặc biệt là trước khi chuẩn bị bữa ăn.

Sổ mũi kéo dài là bệnh gì năm 2024

Dạy bé rửa tay đúng cách để bảo vệ các tác nhân gây bệnh

Và đặc biệt đứa trẻ phải được dạy cách:

  • Sử dụng khăn giấy dùng một lần, bỏ khăn giấy sau khi ho hoặc hắt hơi vào thùng rác, và rửa tay kỹ.
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm lạnh hoặc cúm.
  • Không cho ngón tay vào miệng, mũi...
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khẩu trang, thay vì dùng tay.
  • Ho vào khuỷu tay nếu không có khăn giấy.

Và một số các biện pháp phòng tránh khác mà người nhà có thể áp dụng để bảo vệ trẻ là:

  • Tại các cộng đồng hoặc phòng chờ, bạn có thể đeo khẩu trang cho chính mình và con bạn.
  • Tránh để bé chơi với những đứa trẻ khác đang bị bệnh.
  • Tránh các môi trường cộng đồng như nhà trẻ, phương tiện giao thông công cộng hoặc trung tâm mua sắm trong thời gian có dịch bệnh đối với trẻ mới biết đi hoặc trẻ dễ bị tổn thương.
  • Thường xuyên thông gió cho ngôi nhà để làm mới không khí.
  • Tránh để con tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều càng tốt vì khói thuốc lá kích thích và làm suy yếu đường hô hấp của trẻ.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến ​​​​bác sĩ?

Trẻ em ở mọi lứa tuổi nên đi khám bác sĩ nếu cảm lạnh có vẻ trở nên tồi tệ hơn với các triệu chứng sau:

  • Sốt.
  • Thở nhanh, khò khè , rút lõm lồng ngực.
  • Ho nhiều đến mức bị nghẹt thở hoặc nôn mửa.
  • Bị ho hơn một tuần.
  • Chảy mủ ở một hoặc cả hai mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Trẻ không muốn ăn hoặc ngủ, rất cáu kỉnh và không thể an ủi.
  • Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài chuyển sang chảy nước mũi đặc hoặc có màu (hơi vàng hoặc hơi xanh) trong thời gian dài.
  • Bé có dấu hiệu viêm tai giữa (đau dữ dội trong tai, chảy mủ tai).

Trên đây là những thông tin hữu ích về đến tình trạng trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài liên quan đến bệnh cảm lạnh thông thường. Nếu bé nhà bạn có những biểu hiện cảm lạnh và trở trên trầm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, hãy đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ giỏi và nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến số tổng đài của MEDLATEC - 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc và đặt lịch khám nhanh chóng

Ho sổ mũi bao lâu thì khỏi?

Ho kèm theo sổ mũi là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm không cao. Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày.

Ngạt mũi bao lâu thì khỏi?

Nếu bạn bị ngạt mũi cùng các dấu hiệu khác như đau họng, hắt hơi, ho và có thể sốt, thì rất có thể bạn đã bị cảm lạnh, cảm cúm. Thông thường, nếu do cảm lạnh, bạn chỉ cần ủ ấm cơ thể, triệu chứng ngạt mũi sẽ giảm. Nếu do cảm cúm, bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày và tình trạng ngạt mũi cũng sẽ hết.

Sổ mũi lâu ngày có ảnh hưởng gì không?

Sổ mũi lâu ngày không khỏi khiến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Uống thuốc, nhỏ thuốc hay sử dụng nhiều cách chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn, sau đó bệnh tình vẫn tái phát lại. Về lâu dài nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên nhiều biến chứng.

Làm sao để hết sổ mũi và nghẹt mũi?

2.1. Tắm nước ấm..

2.2. Uống đủ nước và thức uống ấm..

2.3 Tạo độ ẩm không khí trong nhà.

2.4 Xịt rửa mũi..

2.5. Chườm gạc ấm và chườm túi nước ấm..

2.6. Sử dụng biện pháp xông hơi..

2.6 Massage để giảm nghẹt mũi..

2.7 Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi..