Sở đồ thể hiện nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học?

1 - Định nghĩa Triết học là gì: Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học

thuyết nghiên cứu về nhưng vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người của mối quan hệ

giữa con người nói chung và tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh họ.

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử. Nó

có nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi cần phải khái quát

hóa, trìu tượng hóa những tri thức của con người và chỉ khi con người đạt đến một trình độ khái

quát, trìu tượng nhất định thì mới xuất hiện triết học.

Mặt khác về mặt xã hội, sự phát triển của sản xuất xã hội cũng phải phát triển đến một

trình độ nhất định, có sự phân công lao động trí óc, lao động chân tay thì mới có điều kiện

xuất hiện những triết gia, những trường phái triết học.

Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất có trong cả xã hội, tự nhiên, tư duy con người.

Sự nghiên cứu của triết học dựa trên cơ sở tổng kết sự khái quát lịch sử của các nghành khoa

học, dựa trên tư liệu cảc các nghành khoa học đó, đồng thời dựa trên cơ sở tổng kết chính lịch

sử của bản thân triết học.

Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với

nhau, trong đó vấn đề cực kì quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề

còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất.

Tại sao các mối quan hệ giữa VC và YT lại trở thành vấn đề cơ bản của triết học? Bởi vì đây là

vấn đề xuyên suốt lịch sử của triết học từ trước đến nay mà bất cứ trường phái, học thuyết triết

học nào cũng phải đề cập giải quyết nó. Việc giải quyết mối quan hệ giữa VC và YT sẽ đặt

nền móng cho việc giải quyết các vấn đề căn bản khác trong triết học. Từ việc giải quyết mối

quan hệ này mà lịch sử triết học nhân loại phân chia thành 2 trường phái đối lập nhau là Duy

vật và Duy tâm.

Chính vì vậy C.Mác – Anghen đã khẳng định: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc

biệt của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. "

Quan hệ giữa tư duy và tồn tại trở thành vấn đề cơ bản của triết học là vì:

+ Các học thuyết, các trường phái triết học dù có khác nhau đến mấy thì câu hỏi đặt ra trước

hết và cần phải giải quyết là thế giới được con người tạo ra trong đầu óc của họ có quan hệ như

thế nào đối với thế giới bên ngoài hay không?

+ Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là điểm xuất phát và là cơ sở để giải

quyết những vấn đề lớn khác của triết học. Thông qua việc giải quyết mối quan hệ này để

phân định sự khác nhau về mặt lập trường và thế giới quan của các nhà triết học và để phân

chia các hệ thống triết học khác nhau trong lịch sử và đương đại.

* Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học bao gồm:

Vấn đề cơ bản của triết học từ xưa đến nay đều xoay quanh giải quyết mối quan hệ giữa

VC và YT. Đây là vấn đề xuyên xuốt lịch sử triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai

mặt, mỗi mặt phải trả lời một câu hỏi lớn.

- Mặt thứ nhất nhằm trả lời câu hỏi: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái

nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai: YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung thực thế

giới khách quan hay không? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh mình đư

ợc hay không?

Trả lời hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phải triết học và

các học thuyết về nhận thức của triết học.

2 - Các trường phái triết học trong lịch sử ?

a -Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, từ trong lịch

sử triết học đã được phân chia thành những trường phái lớn sau đây:

Trường phái 1.Những nhà triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên có trước và giữ vai trò quyết

định được gọi là các nhà duy vật và học thuyết của học hợp thành chủ nghĩa duy vật.

Trường phái 2 Những người cho rằng tinh thần là cái có truớc, quyết định VC được gọi là các

nhà triết học duy tâm và học thuyết của học được tập hợp thành chủ nghĩa duy tâm.

Trường phái 3 Những nhà triết học cho rằng VC và YT là hai nguyên thể song song tồn tại

không cái nào quyết định cái nào, cả hai cùng là nguồn gốc tạo ra thế giới được gọi là các nhà

nhị nguyên và học thuyết của học hợp thành học thuyết nhị nguyên luận (Decacton)

* Trường phái triết học duy vật có lịch sử hình thành, phát triển thông qua 3 hình thái chủ

yếu:

Khi giải quyết mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) nếu trả lời VC có trước, YT có sau, YT được

sản sinh từ kết cấu VC nhất định và VC giữ vai trò quyết định YT thì hợp thành chủ nghĩa

duy vật.

- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ và trong khi thừa nhận tính

thứ nhất của VC đã đồng nhất VC với 1 hay 1 số chất cụ thể và nhữnh kết luận của nó chủ

yếu dựa trên quan sát trực tiếp, cảm tính chưa có cơ sở khoa học. Họ cho rằng VC, thế giới tự

nhiên là cái có trước, YT, linh hồn con người là cái có sau cho dù quan điểm còn mộc mạc, giản

đơn nhưng nó chứa đựng những phỏng đoán thiên tài, là cơ sở cho thế giới quan triết học sau

này. Họ đã cố gắng lấy thế giới để giải thích thế giới mang tính trực quan cảm tính, chưa

dựa trên cơ sở khoa học nào. (âm dương ngũ hành ở Trung quốc - Đất, nước, lửa, khí ở ấn độ -

Khí ...phương Tây)

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc ở thế kỷ 17, thế kỷ 18. Đây là thời kỳ mà cơ học

cổ điểm thu thập được những thành tựu rực rỡ nênkhi tiếp tục ptriển quan điểm của CNDV thời

cổ đại, CNDV thời kỳ này đã chịu tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc

nó xem xét, quan niệm thế giới như một hệ thống máy móc phức tạp bao gồm nhiều bộ phận

không có liên hệ với nhau, không vận động không phát triển, bất biến, ngưng đọng.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng có đặc điểm nổi bật: là CNDV có sự thống nhất, kết

hợp chặt chẽ với phép biện chứng, đồng thời khái quát được thành tựu của các khoa học chuyên

ngành. Đây là hình thức cao nhất do Mác – Eng ghen sáng lập và Lênin phát triển được hình

thành vào n năm 40 của thế kỷ 19, nó khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước

nó, nó xem xét thế giới trong tính chỉnh thể, thống nhất trong sự tác động qua lại biện chứng

với nhau, nó là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để nghiên cứu và tìm hiểu thế giới.

Ngoài ra trong lịch sử phát triển của CNDV còn có hình thái chủ nghĩa duy vật tầm thường

( đồng nhất vật chất với YT và xem nhẹ vai trò của YT), và hình thái chủ nghĩa CNDV kinh tế

(trong đó xem kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định ạư tồn tại và phát triển của xã hội). Điều

nay được Đảng cộng sản VN khẳng định con đường đi lên xây dựng CNXH là không coi kinh tế

là quyết định tất cả.

* Trường phái triết học Duy tâm tồn tại và phát triển dưới hai hình thức sau đây:

Chủ nghia duy tâm xuất hiện ngay từ khi triết học ra đời. Sở dĩ gọi là duy tâm vì nó trả lời

YT là cái có trước, VC, thế giới khách quan là cái có sau, YT quyết định VC.

- CNDT khách quan (Pla ton, Heghen) cho rằng có một thực thể tinh thần hay ý niệm tuyệt

đói tồn tại bên ngoài độc lập với con người có trước con người đã sinh ra vạn vật, quyết định sự

tồn tại và phát triển của thế giới và con người.

- CNDT chủ quan (Becoli) cho rằng cảm giác và YT của con người là cái có trước và tồn tại sẵn

có trong con người, mọi sự vật hay thế giới vật chất chỉ là kết quả của sự phức hợp của cảm

giác mà thôi. Do đó, toàn bộ cái thế giới khách quan bên ngoài chỉ là “phức hợp” của những cảm

giác do cái “Tôi” sinh ra. (ĐH VI của Đảng phân tích sự chủ quan duy ý trí....)

Tóm lại, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cho dù có những biến thái, cách giải

quyết khác nhau về mặt thứ nhất song nó giống nhau ở chỗ đều coi YT, tinh thần là cái có trư

ớc, quyết định VC, nó thường là đồng minh của tôn giáo, là vũ khí của giai cấp thống trị trong

việc nô dịch quần chúng nhân dân, nó chống lại khoa học và những tư tưởng tiến bộ.

* Ngoài ra còn có trường phái nhị nguyên luận, họ cho rằng cả VC và tinh thần đều tồn tại

song song, chúng độc lập với nhau, VC sinh ra VC, tinh thần sản sinh ra các hiện tượng tinh

thần. Đại biểu của nó chính là Đề các tơ.

b - Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là con người có

khả năng nhận thức được thế giới khách quan?

Chủ nghĩa duy vật cho rằng VC là cái có trước, mang tính thứ nhất, YT là cái có sau, mang

tính thứ hai. YT chỉ là sự phản ánh thế giới VC và con người có thể nhận thức được thế giới.

Đồng thời khẳng định nguyên tắc trong thế giới khách quan đó là không có cái gì là cái không

thể biết mà chỉ có cái chưa biết.

Chủ nghĩa duy tâm, mặc dù họ cũng thừa nhận khả năng nhận thức thế giới song họ thần

bí hoá, duy tâm hoá quá trình nhận thức của con người. Họ cho rằng nhận thức là sự tự nhận

thức, tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà thôi

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi thứ hai còn có trường phái phủ nhận khả năng nhận thức của con

người được gọi là thuyết không thể biết. Theo đó, họ cho rằng con người không có khả năng

nhận biết được thế giới xung quanh hoặc chỉ nhận biết được vẻ bên ngoài của thế giới mà thôi

vì tính xác thực của hình ảnh về đối tưọng mà các giáic quan của con người cung cấp trong một

quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực. Chính quan niệm về tính tương đối như

vậy đã dẫn đến sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận. Những người theo trào lưu này nâng cao

sự hoài nghi lên thành một nguyên tắc trong việc xem xét các tri thức đã đạt được và cho rằng

con người ko thể đath được chân lý kq.

Tóm lại, Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kì

quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản

của triết học. Đây là vấn đề mà mọi trường phái TH đều quan tâm giải quyết. Vấn đề cơ bản

của triết học là trả lời hai câu hỏi lớn: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào

quyết định cái nào? Và YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung

thực thế giới khách quan hay không? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh

mình được hay không? Viêc giải quyết các vấn đề cơ bản cuả TH có liên quan mật thiết đến sự

hình thành và căn cứ vào đó mà người ta phân biệt được các các trừog phái TH và các học thuyết

về nhận thức.

Video liên quan

Chủ đề