Sơ đồ nguyên lý máy phát điện trên ô to

Máy phát điện ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Bạn đã từng đặt ra những câu hỏi đó hoặc bị ai đó hỏi mà không biết trả lời như thế nào. Trong bài viết hôm nay, Tổng kho máy phát điện sẽ đi sâu vào khía cạnh này. Giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ứng dụng của máy phát điện trong đời sống.

1. Máy phát điện ô tô là gì?

1.1. Khái niệm

Máy phát điện ô tô là thiết bị nằm trong khoang máy động cơ. Có nhiệm vụ cung cấp điện năng phục vụ cho hoạt động bình thường của xe như ắc quy hay hệ thống đèn xe, còi xe, điều hòa… Đây là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trên ô tô. Nó mang đến sự tiện nghi trong quá trình sử dụng cũng như đảm bảo an toàn cho tài xế khi lái xe.

1.2. Chức năng

Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ khi một nam châm quay trong một cuộn dây sẽ tạo ra suất điện động (điện áp) trong cuộn dây.

  • Chỉnh dòng xoay chiều thành dòng một chiều

Các thiết bị điện trên ô tô sử dụng dòng điện một chiều nên máy phát sẽ cần phải chỉnh lưu dòng điện.

Dòng điện được tạo ra dựa trên nguyên lý quay một nam châm trong cuộn dây. Vì vậy mà dòng điện sẽ phụ thuộc vào tốc độ của nam châm tức tốc độ của động cơ (vì nó dẫn động từ trục khuỷu động cơ). Cho nên dòng điện sẽ thay đổi theo tốc độ của động cơ. Chính vì vậy mà cần phải điều áp dòng điện ra sao cho ổn định và phù hợp với các thiết bị điện.

1.3. Cấu tạo máy phát điện ô tô

Roto là một nam châm quay bên trong cuộn dây Stato. Sinh ra từ trường biến thiên để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây. Cuộn dây được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực (12 cực từ) và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào roto tăng dần, nên cũng sẽ sinh ra nhiệt. Tùy vào mỗi loại máy phát mà chúng có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục với Rotor hoặc chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài tản nhiệt tốt.

Stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha trong máy phát điện ô tô. Nhờ thay đổi từ thông bởi roto quay. Stato gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước. Vì stato tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều. Nên người ta sử dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.

Chổi than được làm từ Graphit kim loại được sử dụng để giảm điện trở và điện trở tiếp xúc và đồng thời chống được sự ăn mòn.

Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ toàn bộ chu kỳ. Để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ các cuộn dây stato thành dòng điện một chiều nhờ 6 điốt hoặc (8 điốt với các điốt ở điểm trung tính).

Điều chỉnh điện áp ra sao cho ổn định.

2. Nguyên lý hoạt động

Có nhiều phương pháp tạo ra dòng điện. Trong những máy phát điện ô tô người ta sử dụng cuộn dây và nam châm làm phát sinh ra dòng điện trong cuộn dây. Sức điện động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi

  • Số vòng dây quấn càng nhiều,
  • Nam châm càng mạnh.
  • Tốc độ quay của nam châm càng nhanh.
  • Khi nam châm được mang lại gần cuộn dây, từ thông xuyên qua cuộn dây tăng lên. Ngược lại, khi đưa cuộn dây ra xa, đường sức từ xuyên qua cuộn dây giảm xuống.

Đó là những gì chúng ta vừa dựa trên lý thuyết về vật lý cơ bản. Còn trong thực tế được ứng dụng:

  • Nam châm vĩnh cửu được thay thế bằng nam châm điện. Ban đầu khi khởi động xe sẽ lấy điện từ acquy.
  • Có thêm lõi thép sẽ làm tăng từ thông qua cuộn dây.
  • Sinh ra từ thông móc vòng làm từ thông thay đổi liên tục.

Đi đôi với ắc quy, máy phát điện cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Nó có thể được mua dễ dàng tại những cửa hàng bán phụ tùng ô tô thay thế. Có 2 loại máy phát điện ô tô có số lượng tìm kiếm và mua nhiều nhất là: Máy phát điện ô tô 12V và 24V. Cũng giống như các tổ máy thông thường, trên thị trường cũng có bán các loại máy cũ với giá tốt hơn để cho người dùng lựa chọn.

Xem thêm các tổ máy phát điện công suất lớn hơn TẠI ĐÂY!

1

Hãy gọi hoặc nhắn tin để được tư vấn
0879975992

Máy phát điện là một trong ba bộ phận chính làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho xe ô tô. Cụ thể, hệ thống cung cấp điện trên xe hơi được tạo thành từ máy phát điện, pin và bộ phận điều chỉnh điện áp. Ba bộ phận này sẽ tạo ra, cung cấp và điều chỉnh nguồn năng lượng điện phù hợp cho quá trình vận hành của ô tô. 

Máy phát điện ô tô là chuyển đổi cơ năng thành điện năng, trong đó nguồn cơ năng có thể là động cơ đốt trong, tua bin nước, tua bin gió,… Thiết bị thường được gắn ở gần động cơ xe và được dẫn động bởi trục khuỷu. 

Máy phát điện ô tô là thiết bị cung cấp điện cho xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

2. Chức năng máy phát điện trên ô tô

Động cơ chỉ cung cấp năng lượng cơ học, không tạo ra điện. Vì vậy, cần phải có một nguồn điện để cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị điện trên xe ô tô. Máy phát điện ô tô có khả năng tạo ra năng lượng liên tục, đảm bảo mọi hoạt động cho các thiết bị điện trên xe, có thể kể đến như: tạo ra nguồn điện cắm sạc cho các thiết bị khác, duy trì hoạt động của hệ thống điều khiển, cho phép sạc pin trong suốt quá trình xe chuyển động,...

3. Cấu tạo máy phát điện ô tô

Cấu tạo chi tiết của máy phát điện ô tô gồm các bộ phận sau:

- Stator và Rotor: Tạo ra dòng điện xoay chiều để chuyển đổi cơ năng thành điện năng.

- Đi-ốt: Chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều, cho phép dòng điện đi theo một hướng từ máy phát điện sang pin.

- Bộ điều chỉnh điện áp: Có tác dụng giúp duy trì điện áp ở mức ổn định, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của dòng điện tạo ra.

- Chổi than và cổ góp: Có tác dụng giảm điện trở và điện trở tiếp xúc, từ đó duy trì độ ổn định của nguồn điện tạo ra. Đồng thời, bộ phận này còn có khả năng hạn chế sự bào mòn.

- Quạt làm mát: Nằm ở bên trong hoặc bên ngoài của máy phát điện, máy làm mát nhằm đảm bảo sự an toàn cho các bộ phận. Quạt giúp tản nhiệt, ngăn chặn sự nóng lên quá mức dẫn đến hư hỏng hoặc cháy nổ. 

Cấu tạo máy phát điện ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống điện trên ô tô cấu tạo và chức năng chính VinFast

4. Nguyên lý làm việc của máy phát điện ô tô

Việc tạo ra điện bắt đầu từ hệ thống động cơ. Trục khuỷu làm nhiệm vụ dẫn động máy phát điện trong hầu hết các loại xe ô tô hiện đại, tuy nhiên có thể có một ròng rọc riêng chạy từ trục khuỷu đến máy phát điện nếu đó là một chiếc ô tô đời cũ.

Một máy phát điện tạo ra điện khi rotor của nó quay. Rotor có các nam châm bao quanh, tạo thành từ trường. Từ trường tạo ra điện áp và được lưu trữ bởi stator, sau đó đến bộ điều chỉnh điện áp. Bộ điều chỉnh sẽ xác định mức điện áp mà pin sẽ nhận được và chuyển nguồn điện sang các thiết bị điện khác nhau trong ô tô.

5. Dấu hiệu nhận biết máy phát điện ô tô đang có vấn đề

Theo thời gian sử dụng, máy phát điện ô tô sẽ có thể xuất hiện những vấn đề, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết máy phát điện xe hơi đang có vấn đề mà người dùng cần biết để kịp thời xử lý: 

5.1. Xe khó khởi động

Máy phát điện cung cấp năng lượng cho bình ắc quy. Do đó, khi xe gặp hiện tượng khó khởi động, khó nổ máy thì chứng tỏ lượng điện trong bình ắc quy không đủ. Nếu qua quá trình kiểm tra ắc quy, khách hàng kiểm tra bộ phận này không bị hư hỏng gì thì nguyên nhân có thể đến từ máy phát điện. 

5.2. Đèn báo sạc sáng khi xe ô tô đang hoạt động

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của đèn báo sạc như sau: Khi máy phát điện hoạt động bình thường, đèn báo sạc sẽ tắt. Như vậy, nếu người lái nhận thấy đèn báo còn sáng mặc dù xe đã khởi động và đã chạy thì chứng tỏ máy phát điện đang gặp vấn đề. 

Đèn báo sạc sáng khi ô tô đang hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

5.3. Đèn xe sáng yếu

Đèn xe sáng yếu cũng là một trong số những dấu hiệu cho thấy hệ thống máy phát điện xe hơi đang có vấn đề. Các loại đèn như: đèn pha, đèn trong bảng điều khiển, đèn chiếu sáng bên trong xe,… mờ hơn so với bình thường là do ắc quy không được nạp đủ điện. 

Đèn xe sáng yếu là dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô gặp vấn đề (Nguồn: Sưu tầm)

5.4. Có âm thanh phát ra khi ô tô đang chạy

Nếu người điều khiển xe phát hiện có các âm thanh lạ trong quá trình di chuyển, có thể hệ thống động cơ đang gặp vấn đề. Cụ thể, puli và bạc đạn của trục đỡ máy phát điện hư hỏng, bị lỏng hoặc bị ăn mòn nên va chạm, ma sát vào nhau.

Âm thanh phát ra khi ô tô đang chạy là dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô gặp vấn đề (Nguồn: Sưu tầm)

5.5. Xe có mùi khét

Nếu dây dẫn và các bộ phận bị nóng quá mức có thể sẽ bị cháy, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát điện của máy. Vì vậy, chủ xe cần khắc phục ngay tình trạng nguy hiểm này.

Xe ô tô có mùi khét khi đang hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

6. Cách kiểm tra máy phát điện ô tô

Trường hợp xe bị tắt máy giữa chừng do máy phát điện không hoạt động sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là khi đang lưu thông trên đường cao tốc. Do đó, nếu như người dùng biết cách tự kiểm tra máy phát điện ô tô để tiến hành sửa chữa kịp thời sẽ hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra khi đang di chuyển. 

Người lái cần trang bị trên xe bộ dụng cụ chuyên dụng để tiện cho quá trình kiểm tra máy phát điện và vôn kế là một trong những dụng cụ cần thiết để tiến hành đo các thông số điện. 

Cách kiểm tra máy phát điện thực hiện như sau:

- Bước 1 - Kiểm tra ắc quy: Sau khi đã đảm bảo động cơ ô tô được tắt, người dùng thực hiện gắn vôn kế vào ắc quy (đầu đỏ với cực dương và đầu đen với cực âm) và đọc thông số. Nếu điện áp ở mức lớn hơn 12V thì có thể tiến hành bước tiếp theo, nếu thấp hơn thì cần sạc bình và đo lại điện áp sau khi sạc.

- Bước 2 - Khởi động xe: Sau khi đảm bảo ắc quy có đủ điện để khởi động máy, người dùng tiến hành đạp ga cho động cơ quay, nên tăng ga với tới tốc độ 2.000 vòng/phút để động cơ nóng lên sau khoảng thời gian dài không hoạt động.

- Bước 3 - Giữ cho động cơ chạy ổn định và kiểm tra ắc quy: Người dùng tiếp tục đọc giá trị tại vôn kế, trong trường hợp thay đổi tốc độ của động cơ mà điện áp dao động ở mức 13 - 14,5V thì máy phát điện ô tô bình thường. Nếu khác số này hoặc thấp hơn, chứng tỏ máy đang bị hỏng hoặc có vấn đề, cần kết hợp cùng việc kiểm tra các thiết bị điện như đèn, điều hòa,… trong xe để đảm bảo mọi thứ vẫn đang hoạt động tốt.

Cần kiểm tra máy phát điện ô tô thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

7. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô

Bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô là một trong những vấn đề quan trọng và cần phải thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho hệ thống phát điện và cả chiếc xe ô tô. 

Trước hết, việc bảo dưỡng cần phải tuân thủ theo lịch trình của nhà sản xuất đối với từng loại máy. Khách hàng cần thực hiện các đợt bảo dưỡng theo định kỳ, bao gồm các công việc: kiểm tra rò rỉ điện, đánh giá chất lượng dầu nhớt, kiểm tra hệ thống dây dẫn, kiểm tra bình ắc quy, hệ thống pin, hệ thống làm mát,... Ngoài ra, việc làm sạch và lọc nhiên liệu cũng cần được tiến hành thường xuyên. 

Một lưu ý quan trọng là khách hàng nên ghi chép lại thông tin các lần đi bảo dưỡng xe để hiểu rõ hơn về tình trạng của thiết bị.

Các khách hàng sở hữu xe VinFast có thể nhanh chóng đặt lịch bảo dưỡng trực tuyến để được đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp chăm sóc và bảo dưỡng ô tô tận tình. Bên cạnh đó, thương hiệu ô tô Việt đã cho ra mắt các dòng xe đời mới như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President, VinFast VF e34,... khách hàng có thể đăng ký lái thử miễn phí hoặc đặt cọc mua xe để tận hưởng ngay những ưu đãi hấp dẫn qua website hoặc liên hệ hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết.

>> Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề