Sinh mổ đau trong bao lâu

Sinh mổ bao lâu thì lành hẳn là thắc mắc nhiều mẹ bầu quan tâm trong quá trình thai sản. Thời gian phục hồi sau sinh mổ lâu hơn sản phụ sinh thường. Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Mẹ bầu sinh mổ thường có vết rạch dọc hoặc ngang. Khi sinh mổ bác sĩ sẽ tạo ra 2 vết rạch: Một vết đi qua phần bụng dưới cách lông mu từ 2 – 5 cm và 1 vết rạch thông qua tử cung. Hai vết rạch này có thể ngang hoặc dọc nhưng vết rạch ngang là phổ biến nhất. Nguyên do bởi phần thấp nhất của tử cung là phần mỏng nhất và ít chảy máu máu nhất.

Vết rạch dọc là vết rạch truyền thống chỉ xuất hiện khi mẹ bầu có sẹo từ cuộc phẫu thuật khác trước đó. Trường hợp em bé ở vị trí bất thường hoặc mẹ bị chảy máu âm do rau tiền đạo hoặc suy thai, sinh non thì mới thực hiện vết rạch dọc. Vết rạch dọc cần thời gian hồi phục lâu hơn và đau hơn vết rạch ngang.

Sinh mổ bao lâu thì lành hẳn?

Chỉ khâu vết mổ sau sinh thường là chỉ có thể thấm hút, chỉ này ở trong cơ thể sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết không cần phải cắt chỉ.

Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Bình thường sau 7 ngày vết mổ sau sinh được xem là lành hẳn. Vết khâu sẽ khô lại gồ lên 1 đường và từ 2 – 3 tuần sau vết mổ tạo thành sẹo nhưng khi chạm vào sản phụ vẫn thấy đau.

Vết mổ sau sinh dài 11-15 cm dần dần lành, màu sắc của vết sẹo cũng dần gần với màu da hơn và sẽ co lại, về cơ bản không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài. Trong quá trình lành hẳn, vết mổ sẽ bị đau ngứa, chị em tuyệt đối không được gãi nhằm tránh kích thích da mạnh hơn.

3 tháng sau sinh vết mổ mới được coi là lành hẳn, lúc đó chị em sẽ không còn cảm thấy đau và ngứa  xung quanh vết mổ. Tuy nhiên, có một số chị em sẽ có cảm giác đau ở vết mổ đến 6 tháng, thậm chí là 1,5 năm.

Như vậy, trung bình sau 3 tháng vết mổ sau sinh sẽ lành hẳn phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc sau sinh của chị em.

Lưu ý sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ chị em thường có các biểu hiện như: Sản dịch, khó chịu sau sinh, mệt mỏi táo bón, những cơn đau xung quanh chỗ bị rạch, đau nhói bụng,… Do đó, mẹ bầu đẻ mổ cần phải chú ý trong trong quá trình chăm sóc sức khỏe sau sinh như:

  • Sản phụ nên nằm nghiêng sang một bên để tránh nhưng cơn đâu do thắt tử cung và buồn nôn.
  • 1 tuần sau sinh vết mổ sẽ được cắt chỉ (nếu không dùng chỉ tiêu).
  • Dùng khăn thấm nước muỗi loãng nhẹ nhàng chườm lên vết mổ tránh bị nhiễm trùng.
  • Thay băng gạc mỗi ngày để vết mổ được sạch sẽ.
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm vết mổ do đó chị em nên cung cấp các chất này cho cơ thể trong quá trình liền vết mổ.
  • Cung cấp vitamin K và các loại canxi như: Kẽm, sắt, đồng,… giúp cầm máu, tái tạo máu và làm lành vết thương.
  • Cung cấp cho cơ thể thức ăn có chứa protein như: Thịt, cá, trứng, sữa,… giúp cơ thể mẹ bầu tái tạo lớp da non và làm liền vết mổ.
  • Hạn chế ăn những món kích thích như: Hành, tỏi,… nếu sản phụ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lý về gan thì phải tuân thủ chế độ ăn uống của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mặc quần áo rộng rãi ngăn ngừa cọ xát kích thích vết mổ.
  • Không được ăn các món ăn như: Rau muống, thịt gà, gạo dẻo, đồ nếp và hải sản,… để tránh bị sẹo lồi. Ngoài ra các thức ăn này làm vết mổ lâu lành và nổi ban, ngứa ngáy.

Thời gian lành vết mổ còn phụ thuộc vào cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng sau sinh của sản phụ. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào từ vết mổ sau sinh như: Chảy mủ, đau đớn, sốt trên 38 độ nên đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài: (028) 3930 75 75
 Website: ykhoadiamond.com
Fanpage:
//www.facebook.com/ykhoadiamond

 Phòng khám Đa Khoa Diamond
ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

 Phòng khám Sản Nhi Diamond
ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

  Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường là những vấn đề mà các chị em phụ nữ thường đặt ra sau khi thực hiện sinh mổ và không rõ phải mất bao lâu mới có thể hồi phục như bình thường. Vậy để nắm rõ hơn về các kiến thức này, thì xin mời các chị em cùng theo dõi các chia sẻ mới nhất của chúng tôi tại bài viết bên dưới.

Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

  Thông thường, các mẹ bầu được siêu âm phát hiện thai lớn, thể trạng yếu, khó sinh, gặp vấn đề bất thường về thai hoặc có nhu cầu chỉ định thì sẽ được bác sĩ tiến hành cho sinh mổ.

  Dựa trên kích thước thai nhi, vết mổ thường có độ dài từ 11 - 15cm. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài đến 8 tuần là phổ biến. Nhưng cũng có một số trường hợp bị đau mổ đến vài tháng, đó là vì khả năng phục hồi của các chị em sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  ✠ Số lần sinh mổ: Càng về sau, thời gian mà cơ thể phục hồi cũng như hết cảm giảm giác đau sẽ càng kéo dài do chịu tác động từ những lần mổ trước.

  ✠ Ngưỡng chịu đau: Yếu tố này chỉ ra rằng thời gian hết đau còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của các chị em. Cùng một vết mổ và thời gian làm thủ thuật tương tự, nhưng ở người chịu đau tốt thì sẽ mau hết đau, và ngược lại sức chịu đựng kém thì sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài dai dẳng.

  ✠ Chế độ chăm sóc: Đây là yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định quá trình phục hồi của các mẹ sẽ sớm hay muộn. Bởi khi vết mổ không được chăm sóc đúng cách thông qua vệ sinh và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ không chỉ lâu lành, gây đau mà còn có nguy cơ viêm nhiễm.

  Nhìn chung, nếu mẹ bầu có cơ địa bình thường và được chăm sóc tốt thì khoảng 10 ngày đầu vết mổ sẽ dần khép lại, qua tuần thứ 2 – 3 thì bị sưng, phồng nhẹ, đến tuần 6 thì sẹo liền và lồi lên. Cho đến khi qua tháng thứ 3, vết khâu mới hoàn toàn lành cũng như hết đau.

Sinh mổ xong có nên uống thuốc để giảm đau?

  Rất nhiều chị em do vừa mới làm mẹ nên không biết bản thân khi nào mới hết đau sau khi sinh mổ. Bởi thế, không ít trường hợp muốn nhờ đến sự giúp đỡ của thuốc nhằm làm giảm các cơn đau dai dẳng ở vết mổ sau sinh.

  Tuy nhiên, việc sinh mổ xong có được dùng thuốc giảm đau hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp chị em thấy tê ở vị trí tủy sống hoặc ngoài màng chứng, thì nên báo lại cho bác sĩ và được cho tiêm một số thuốc giảm đau đến 24h sau. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kê thêm một số thuốc khác có thành phần giảm đau nhằm giúp sản phụ cảm thấy tốt hơn sau khi vượt cạn.

  Còn trường hợp bác sĩ không chỉ định dùng thuốc, thì sản phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa hoặc các phản ứng phụ khác rất nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy các cơn co bóp tại tử cung, từ đó giúp mang lại tác dụng tích cực trong việc hồi phục cũng như giảm đau.

Sinh mổ bao lâu thì sinh hoạt bình thường?

  Tuy không tiến hành rạch tầng sinh môn để lấy thai, nhưng sản phụ sinh mổ lại phải chịu không ít đau đớn từ vết mổ, áp lực cũng như các biến đổi trên cơ thể sau tác động của cuộc phẫu thuật lấy thai.

  Thế nên, cánh mày râu nên kiên nhẫn chăm sóc cho người vợ của mình trong suốt khoảng thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương liền hẳn. Nếu như không được chăm sóc và giữ cẩn thận, vết khâu sẽ có nguy cơ rách và xảy ra viêm nhiễm. Bởi thế, họ cần phải kiêng khem cẩn thận và ngừng hẳn hoạt động chăn gối với thời gian tối thiểu là 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn.

  Sinh mổ nên kiêng nước lạnh bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều chị em đặt ra. Thường thì qua 2 – 3 tháng sau sinh mới được uống cũng như tiến hành tắm bằng nước lạnh. Việc dùng nước đá quá sớm sẽ có thể khiến các mẹ xảy ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy gây ảnh hưởng đến cho cả mẹ và bé.

  Sinh mổ bao lâu mới được ăn uống như thường? Theo thông lệ, trong vòng 6 tiếng đầu mới mổ xong sẽ không được ăn gì cả. Bởi thời điểm này mẹ vẫn còn yếu do chưa hết thuốc mê, đồng thời các cơ quan vẫn chưa hoàn toàn hoạt động lại bình thường, nhất là hệ tiêu hóa. Việc ăn uống lúc này sẽ khiến cho họ cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và càng lâu hồi phục. Do đó, các mẹ tốt nhất là nên dùng uống nước ấm hoặc húp chút cháo lỏng cho đến khi bản thân có dấu hiệu xì hơi thì mới được ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thời gian đầu các mẹ vẫn nên hạn chế các món ăn quá cứng hoặc kích thích mà hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm thanh đạm để giúp bản thân mình nhanh chóng khỏe lại.

  Ngoài trừ vấn đề trong sinh hoạt, sẽ có một số chị em đặt câu hỏi về việc nghỉ ngơi bao lâu mới có thể đi làm lại sau sinh cũng như làm các công việc nhà trong gia đình. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, với những công việc văn phòng bình thường thì khoảng 6 tuần sau sinh là có thể đi làm lại, còn với những công việc nhiều áp lực hoặc cần phải lao động tay châ thì phải đợi một khoảng thời gian ít nhất là nửa năm sau sinh. Song, với những công việc nhẹ nhàng hoặc làm việc nhà thì mẹ hoàn toàn có thể quay lại chỉ sau 1 tháng.

  Phía trên là những giải đáp về các vấn đề “Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường”, hy vọng sẽ giúp cho các sản phụ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, kiêng cữ cũng như nghỉ ngơi phù hợp nhằm có được sự hồi phục tốt nhất sau sinh.

  Nếu còn có thắc mắc liên quan, mọi người có thể nhắn tin vào KHUNG CHAT để gửi lại câu hỏi hoặc gọi trực tiếp đến HOTLINE bên dưới để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

//suckhoedoisong24h.webflow.io/

Video liên quan

Chủ đề