Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp thăm khám sản phụ khoa được sử dụng khá phổ biến hiện nay với kỹ thuật thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả cao, hơn hết còn tuyệt đối an toàn đối với chị em phụ nữ. Hiện nay, phương pháp này được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm sàng lọc, thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ, ngoài ra còn có tác dụng trong những trường hợp theo dõi thai. Để hiểu rõ hơn về loại siêu âm đầu dò có tốt không? Mời chị em cùng tham khảo các thông tin chi tiết thông qua bài viết sau đây.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là một trong những bước chẩn đoán cận lâm sàng dựa vào hình ảnh sóng siêu âm được phát ra từ đầu dò chuyên dụng để theo dõi và kiểm tra nhiều cơ quan khác nhau trong hệ sinh sản của nữ giới. Với phương pháp này, đầu dò sẽ được đặt vào vị trí âm đạo, sóng âm tần số cao sẽ giúp ghi nhận và hiển thị chi tiết, rõ nét cấu trúc cũng như hoạt động của các cơ quan quan trọng như tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Ngoài ra, kỹ thuật này còn góp phần đánh giá các thông tin về thời điểm rụng trứng, các giai đoạn phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung cũng như theo dõi quá trình phát triển của thai nhi đối với phụ nữ đang mang thai.


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Hình ảnh về kỹ thuật siêu âm đầu dò

Vai trò của siêu âm đầu dò âm đạo

Trước khi biết được siêu âm đầu dò có tốt không? Các chị em cần hiểu hơn về vai trò của phương pháp này trên thực tiễn như thế nào? Hiện nay, siêu âm đầu dò âm đạo được bác sĩ chỉ định trong rất nhiều trường hợp kể cả sàng lọc và thăm khám khi có dấu hiệu bất thường liên quan đến hệ sinh dục ở nữ giới. Dựa trên các hình ảnh hiển thị thông qua đầu dò có thể theo dõi và phát hiện nhiều loại bất thường khác nhau:

  • Ở buồng trứng: u buồng trứng, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng…
  • Ở vòi trứng bao gồm: ứ dịch, tắc nghẽn hoặc viêm vòi trứng…
  • Ở tử cung: viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ, ung thư hay sa tử cung…
  • Ở cổ tử cung: tình trạng Polyp, viêm hoặc ung thư cổ tử cung…


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Siêu âm đầu dò giúp phát hiện bệnh ở buồng trứng


Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò đường âm đạo còn hỗ trợ theo dõi thai nhi với độ chính xác và an toàn cao, với hình ảnh thu được từ đầu dò sóng âm cao tần sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không, xác định khá chính xác những bất thường trên thai nhi, đồng thời dễ dàng phát hiện thai ngoài tử cung và có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ tính mạng của mẹ bầu. Ngoài ra, loại siêu âm này còn được áp dụng trong những trường hợp cần đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 - của thai kỳ.
Một trong những vai trò quan trọng khác liên quan đến loại siêu âm đầu dò âm đạo đó chính là theo dõi thời gian rụng trứng dựa vào kỹ thuật đo kích thước trứng nhằm hỗ trợ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Với nhiều lợi ích đối với sức khỏe nữ giới, kỹ thuật này ngày càng được áp dụng rộng rãi để hỗ trợ thăm khám và sàng lọc một cách thuận tiện, chính xác nhất.

Những trường hợp nên và không nên dùng siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là phương pháp tiên tiến đem đến nhiều lợi ích trong chẩn đoán y khoa, do đó có rất nhiều trường hợp được chỉ định phương pháp này nhằm hỗ trợ công tác thăm khám và chẩn đoán bệnh thuận tiện, chính xác hơn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng kỹ thuật này, do đó chúng ta cần hiểu rõ những trường hợp nên và không nên dùng loại siêu âm đầu dò.

  • Trường hợp nên dùng siêu âm đầu dò

Với nhiều ưu điểm nổi bật và các lợi ích khác nhau, phương pháp siêu âm đầu dò được sử dụng trong nhiều trường hợp lâm sàng khác nhau. Tuỳ thuộc vào vị trí và loại bệnh lý mà bác sĩ nghi ngờ, các bệnh nhân sẽ được chỉ định một trong hai loại siêu âm đầu dò phổ biến hiện nay:

  • Siêu âm đầu dò hậu môn: được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh lý liên quan đến vùng tiểu khung, trực tràng hay tuyến tiền liệt…
  • Siêu âm đầu dò âm đạo: được chỉ định ở nữ giới trong các trường hợp như đánh giá việc mang thai trong giai đoạn đầu, nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, có dấu hiệu của khối u ở buồng trứng, tử cung và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, kiểm tra tim thai trong giai đoạn tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ, kiểm tra vị trí đặt vòng, kiểm tra sức khỏe vùng xương chậu, kiểm tra sức khỏe sinh sản khi có các dấu hiệu: khí hư, đau khi giao hợp, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường…


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản một cách chính xác


  • Trường hợp không nên sử dụng siêu âm đầu dò

Việc sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò có tốt không còn phụ thuộc vào sự hợp lý khi chỉ định kỹ thuật này, tuy đây là phương pháp hiện đại đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng có một số trường hợp chống chỉ định của nó. Đối với loại siêu âm đầu dò âm đạo chỉ áp dụng đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục, tuyệt đối không thể dùng trên trẻ em và phụ nữ chưa quan hệ tình dục vì có thể dẫn đến rách màng trinh. Ngoài ra, những trường hợp chị em đang trong thời kỳ hành kinh hoặc đang bị viêm nhiễm phụ khoa cũng không nên sử dụng phương pháp này.


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Phụ nữ hành kinh không nên sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo

Ưu và nhược điểm của siêu âm đầu dò

Dựa trên kỹ thuật sóng siêu âm hiện đại, phương pháp siêu âm đầu dò đã hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong thăm khám và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp này cũng tìm ẩn một số điểm hạn chế mà mọi người cần quan tâm, tìm hiểu thêm.
Ưu điểm của siêu âm đầu dò chính là hỗ trợ quan sát rõ các cơ quan trong bộ phận sinh dục và vùng tiểu khung với kỹ thuật đơn giản, thuận tiện và có độ an toàn cao, từ đó hỗ trợ chẩn đoán kịp thời các bệnh lý có liên quan một cách nhanh chóng nhất mà không cần phải thực hiện các biện pháp xâm lấn nguy hiểm khác.
Nhược điểm của siêu âm đầu dò chính là chỉ cung cấp khả năng quan sát các cơ quan quanh tiểu khung và bộ phận sinh dục, không thể nhìn thấy các phần cao hơn ở bụng. Hơn nữa, phương pháp chỉ áp dụng trên phụ nữ đã quan hệ tình dục, các nhóm đối tượng không nên sử dụng được trình bày bên trên đều không thể áp dụng phương pháp này.

Tìm hiểu thêm U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Quy trình siêu âm đầu dò âm đạo

Ngoài quan tâm đến vấn đề siêu âm đầu dò có tốt không? Có rất nhiều chị em cũng thắc mắc về quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? Đây là thông tin quan trọng cần phải nắm rõ để chuẩn bị được chu đáo và có tinh thần thoải mái khi thăm khám.

Tùy thuộc vào vị trí cần thăm khám cũng như bệnh lý mà bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ, các bác sĩ có các yêu cầu khác nhau đòi hỏi bệnh nhân cần chuẩn bị để đảm bảo quá trình thăm khám được dễ dàng và đem đến kết quả chính xác hơn:

  • Một trong những yêu cầu thường thấy chính là làm trống hoặc đầy bàng quang trước khi thăm khám. Nếu bác sĩ yêu cầu làm trống bàng quang, chị em chỉ cần đi vệ sinh trước khi khám, hoặc làm đầy bàng quang bằng cách uống nước trước 30 phút khám.
  • Một số trường hợp bất khả kháng phải thực hiện siêu âm đầu dò trong chu kỳ kinh nguyệt cần loại bỏ các dụng cụ hỗ trợ những ngày hành kinh như tampon hay cốc nguyệt san…


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Chị em nên uống nước trước 30 phút để làm đầy bàng quang trước khi khám


  • Quy trình thực hiện siêu âm

Bước 1: Bệnh nhân được yêu cầu cởi quần từ eo trở xuống để dễ dàng đưa đầu dò vào âm đạo trong quá trình thăm khám.
Bước 2: Người bệnh nằm lên bàn siêu âm có lót lớp chống thấm dịch đã được tiệt trùng, gác hai chân lên giá đỡ theo hướng dẫn.
Bước 3: Bác sĩ tiến hành đưa đầu dò vào âm đạo khoảng 5 – 7 cm với dụng cụ đã được bọc bảo vệ và sử dụng gel bôi trơn. Một số trường hợp còn kèm theo truyền nước muối vào tử cung hỗ trợ quá trình thăm khám để theo dõi hình ảnh được dễ dàng và rõ nét hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không sử dụng phương pháp truyền nước muối đối với những trường hợp đang mang thai hoặc có viêm nhiễm.
Bước 4: Đầu dò sau khi đưa vào âm đạo sẽ phát sóng siêu âm đến các cơ quan trong vùng chậu và thu nhận lại tín hiệu, hiển thị trên màn hình để bác sĩ theo dõi và quan sát.

Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm đầu dò

  • Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật khá đơn giản, toàn bộ quá trình chỉ mất từ 15 – 20 phút và kết quả sẽ có ngay sau khi thực hiện khám xong. Sau đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về kết quả cũng như thông báo về tình trạng sức khỏe hoặc các vấn đề về thai nhi. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp này, bài viết xin cung cấp một số thông tin về cách đọc kết quả như sau:
  • Tử cung: sẽ có tư thế ngả về trước, kích thước bình thường, niêm mạc dày 7cm với cơ tử cung đều cho thấy sức khỏe cơ quan này hoàn toàn bình thường và bạn có thể yên tâm. Nếu các chỉ số thăm khám hoặc cấu trúc, hoạt động xảy ra bất thường sẽ được bác sĩ tư vấn về một số bệnh lý nghi ngờ và cần làm thêm một số xét nghiệm để có kết luận chính xác hơn.
  • Xung quanh tử cung: Túi cùng sau không xuất hiện dịch cho kết quả bình thường.
  • Phần phụ trái: quan sát không xuất hiện các nang thì đây là kết quả bình thường.
  • Phần phụ phải: cũng quan sát tương tự như trên, không xuất hiện nang hay ứ dịch thì kết luận bình thường.
  • Nội mạc: cho kết quả bình thường khi âm vang đồng đều, nếu xuất hiện tình trạng không đồng nhất, vùng đáy và mặt sau có vùng phản âm có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Bác sĩ tư vấn kết quả sau khi thăm khám


Bên trên chỉ cung cấp các thông tin cơ bản về cách đọc kết quả siêu âm đầu dò, tuy nhiên còn rất nhiều chỉ số và các hình ảnh khác phải do bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm theo dõi, đưa ra kết luận mới thật sự chính xác.

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề siêu âm đầu dò âm đạo

Bên cạnh các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề siêu âm đầu dò đã được trình bày còn rất nhiều câu hỏi thắc mắc của chị em khi được chỉ định phương pháp này, để giúp chị em có thể hiểu rõ hơn, sau đây các chuyên gia của chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi thường gặp về siêu âm đầu dò âm đạo.

Siêu âm đầu dò hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, siêu âm đầu dò là một phương pháp đơn giản, chi phí hợp lý và đem đến hiệu quả cao được nhiều bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bệnh nhân thực hiện. Với mức giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng, chị em đã có thể kiểm tra một cách một cách tổng quát về tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng thai nhi. Về mức chi phí chính xác sẽ tùy thuộc vào đơn vị y tế, gói dịch vụ mà chị em lựa chọn cũng như kỹ thuật được thực hiện, tuy nhiên chi phí bỏ ra chỉ ở mức tầm trung do đó các chị em có thể hoàn toàn yên tâm.

Chưa quan hệ có siêu âm đầu dò được không?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật dùng đầu dò máy siêu âm chuyên dụng đặt vào âm đạo của phụ nữ để quan sát các cơ quan xung quanh vùng chậu, do đó đối với những chị em chưa quan hệ tình dục sẽ không thể áp dụng phương pháp này, vì nó có thể gây đau đớn, chảy máu và gây rách màng trinh do chiều sâu thăm khám từ 5 – 7 cm, đủ khả năng làm tổn thương đến màng trinh của chị em.


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Chưa quan hệ không nên sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò có đau không?

Với thiết kế đầu dò chuyên dụng đặt vào âm đạo theo hình dáng thon dài, không góc cạnh từ chất liệu phù hợp đảm bảo an toàn, không gây chấn thương cho chị em, ngoài ra khi thực hiện thăm khám các bác sĩ còn sử dụng gel bôi trơn do đó sẽ hạn chế ma sát đến phần mô bên trong âm đạo, từ đó không gây đau đớn cho chị em. Đối với những trường hợp khi mới đặt vào sẽ có cảm giác hơi đau và khó chịu thì chị em nên thả lỏng để cơ trơn quanh âm đạo không bị thắt chặt, từ đó cảm giác khó chịu cũng sẽ biến mất sau 5 – 10 giây.

Mới có bầu có nên siêu âm đầu dò không?

Đây là thắc mắc của không ít chị em trong những ngày đầu của thai kỳ, để trả lời cho câu hỏi này chị em cần hiểu: phương pháp siêu âm đầu dò thực hiện đưa đầu dò vào sâu bên trong âm đạo sẽ giúp ghi nhận hình ảnh phôi thai dễ dàng hơn, đặc biệt là trường hợp phôi thai nhỏ, chưa vào tử cung, trong thời điểm này, việc siêu âm đầu dò sẽ đảm bảo khả năng quan sát thấy phôi thai tốt hơn phương pháp siêu âm ổ bụng.


Siêu âm đầu dò nhiều có tốt không

Mới mang thai siêu âm đầu dò được không?


Tuy nhiên để đạt được kết quả siêu âm chính xác và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, chị em nên lựa chọn thăm khám ở nơi uy tín, chuyên nghiệp, có máy móc, thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm.

Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?

Đối với trường hợp thai 3 tuần tuổi vẫn còn đang trong giai đoạn phân chia và phát triển, mặc dù phôi thai đã hình thành những kích thước rất nhỏ bé và đang trong hành trình di chuyển đến tử cung để làm tổ, do đó khi quan sát thông qua siêu âm đầu dò cũng như siêu âm bụng sẽ rất khó xác định. Chính vì thế các mẹ bầu đừng quá lo lắng, hãy chờ đến khi thai từ 5 – 6 tuần mới thực hiện thăm khám để có kết quả chính xác hơn.

Siêu âm đầu dò có chính xác không?

Siêu âm đầu dò được biết đến là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay, phương pháp này cung cấp hình ảnh khá chi tiết và rõ nét, từ đó đưa ra các kết luận chẩn đoán bệnh lý chính xác và nhanh chóng, ngoài ra còn xác định đúng những trường hợp thai ngoài tử cung để có hướng giải quyết sớm nhất, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Đối với trường hợp xác định có thai thì độ chính xác của phương pháp này còn phụ thuộc vào thời điểm thực hiện, nếu khám quá sớm, khi thai chưa vào tử cung sẽ cho kết quả thiếu độ tin cậy.

Bao lâu thì có thể siêu âm đầu dò?

Đây là phương pháp có ý nghĩa chẩn đoán quan trọng với việc kiểm tra mang thai của mẹ. Sau khi thụ tinh 17 ngày hay chậm kinh 7 ngày thì siêu âm đầu dò sẽ cho biết chính xác rằng mẹ có mang thai hay không.

Khi nào không cần siêu âm đầu dò?

Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý phụ khoa, bệnh nhân cần kết hợp khám siêu âm đầu dò và siêu âm bụng. Lưu ý: siêu âm đầu dò âm đạo không được áp dụng đối với trẻ em và phụ nữ chưa quan hệ tình dục, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc là bị viêm nhiễm cấp khu vực âm đạo...

Siêu âm đầu dò phát hiện thai bao nhiêu tuần?

Như vậy, thông qua các ưu nhược điểm kể trên, các chuyên gia kết luận rằng sản phụ mang thai 7 tuần tuổi hoàn toàn có thể thực hiện cả siêu âm đầu dò lẫn siêu âm bụng. Bởi cả hai phương pháp này không hề giới hạn đối tượng là phụ nữ mang thai.

Siêu âm đầu dò phát hiện ra bệnh gì?

Siêu âm đầu dò được sử dụng khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,... Đặc biệt khi mang thai, việc siêu âm này có vai trò quan trọng.