Server máy tính là gì

Server máy tính là gì

Server là gì? Máy chủ là gì? Tại sao cần phải sử dụng server?

Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.

Các máy chủ thường hoạt động theo mô hình client server, là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ các yêu cầu của các chương trình khác, các client(khách hàng).  Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).

Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.

Nhiều hệ thống sử dụng mô hình client, mạng này bao gồm các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai khi cần thiết.

Ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính, nếu mỗi máy tính độc lập muốn in ấn một cái gì đấy thì mỗi máy đó phải tự kết nối đến máy in hay phải cài driver cho 10 máy, chưa kể còn phải rút ra rút vào dây cáp kết nối giữa máy in và máy tính nhiều lần. Nhưng sử dụng server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ là các máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, có thể phân loại máy chủ như sau:

  • Dedicated Server
  • Virtual Private Server – VPS
  • Cloud Server

Căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ, có thể phân loại máy chủ như sau:

  • Web server
  • Database server
  • FTP, SMTP server
  • Mail sever
  • DNS sever
  • DHCP server

Tại sao cần phải sử dụng server?

Vai trò chính của Server là lưu trữ,cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc internet. Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố gì đó cần bảo trì.

Đối với doanh nghiệp thì máy chủ là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống ví dụ như những người làm website thì bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hay những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.

Như vậy mình đã giới thiệu đến các bạn những kiến thức liên quan đến server cũng như lý do nên sử dụng, mong rằng bài viết này có thể giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ:

Website: https://zintech.vn/

Email: [email protected]

Hotline: 028.39310042 – 0966.885.959

 Máy chủ là gì? Máy chủ hay còn gọi là Server, máy chủ về cơ bản cũng chỉ là một máy tính chuyên dụng được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho các máy tính thông thường khác hoặc các thiết bị có kết nối mạng.

Server máy tính là gì
Hệ thống mạng máy tính có sử dụng máy chủ Server

 Bạn có thể hiểu nôm na như thế này, máy chủ là một máy tính trung tâm, còn "khách hàng" của máy chủ là các máy tính hoặc các thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng, ...) được kết nối với máy chủ thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ. Các "khách hàng" này kết nối với máy chủ để yêu cầu một dịch vụ cụ thể nào đó. Dịch vụ đó có thể là yêu cầu tải về một trang website nào đó hoặc truy xuất dữ liệu hoặc email, ... 

 Tùy theo mục đích và quy mô sử dụng, một máy chủ có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau hoặc chỉ dành riêng để xử lý một dịch vụ cụ thể nào đó. Chẳng hạn như, bạn có thể có riêng một máy chủ chỉ dành riêng cho một trang website, hay một máy chủ riêng để lưu trữ dữ liệu hoặc một máy chủ dành riêng cho email. Đây là mô hình mà các tổ chức, công ty lớn thường sử dụng. Còn các tổ chức nhỏ thì có thể trang bị một máy chủ Server để đảm nhiệm vai trò của cả 3 dịch vụ nêu trên.

 Khi nói tới máy chủ Server, mọi người thường có xu hướng sẽ nghĩ "nó là một máy tính chuyên dụng và mạnh mẽ". Họ không sai! Tuy nhiên về mặt vật lý, một máy chủ cũng chỉ là một máy tính, bởi vì bất kỳ máy tính để bàn thông thường nào cũng có thể thiết lập như một máy chủ và nó không nhất thiết phải là một máy tính mạnh mẽ. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một mạng nội bộ trong nhà của bạn, nơi mà bạn có thể dùng một máy tính để bàn thông thường phục vụ như một máy chủ để chia sẻ các file dữ liệu cho các máy tính khác trong mạng nội bộ này. Cái máy chủ này sẽ lưu trữ file dữ liệu nào đó trong một thư mục hoặc ổ đĩa đã được cấp quyền để có thể sử dụng chúng. Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với nó để truy cập các file dữ liệu đó. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy tính để bàn làm máy chủ cho một trang website nào đó. Bạn cần cài đặt dữ liệu trang website trên máy tính đó và thiết lập nó để trở thành máy chủ. Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với máy tính này và truy xuất trang website của bạn.

 Tuy nhiên máy tính để bàn thông thường có những hạn chế nhất định, bởi vì chúng không được thiết kế để xử lý một khối lượng công việc lớn. Và chúng cũng không thể xử lý nhiều kết nối đến từ người dùng cùng một lúc. Điều này không chỉ do phần cứng máy tính để bàn thông thường còn yếu kém mà còn liên quan đến cả phần mềm. Hệ điều hành được cài đặt lên máy tính để bàn thông thường thì chỉ xử lý được một số lượng hạn chế các kết nối đồng thời. Hơn thế nữa các máy chủ cũng cần phải hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày. Nếu máy chủ ngừng hoạt động thì điều đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với một công ty hay tổ chức nào đó.

 Chẳng hạn như, nếu máy chủ của các sàn thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shoppe, ...) mà ngừng hoạt động thì mọi khách hàng sẽ không thể mua hàng trên các trang website này nữa. Điều này có thể được xem như là một thảm họa đối với các sàn thương mại điện tử này. Đó chính là lý do tại sao các máy chủ cần phải đáng tin cậy hơn, chúng phải được xây dựng với cấu hình phần cứng mạnh mẽ và bền bỉ để có thể hoạt động không ngừng nghỉ.

 Đối với các máy tính thông thường, bộ vi xử lý (CPU) thường hay xử dụng là dòng Chíp Intel Core i, còn đối với máy chủ server thì sẽ sử dụng dòng Intel Xeon. Một bộ vi xử lý (CPU) của máy chủ cần phải chạy nhanh và có khả năng thực hiện đồng thời nhiều tác vụ khác nhau.

Server máy tính là gì
Máy Server chuyên nghiệp thường được trang bị CPU Xeon

 Bộ vi xử lý CPU Xeon hỗ trợ một môi trường đa xử lý, chúng được thiết kế để kết hợp làm việc với các bộ vi xử lý khác. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lắp 2 hoặc nhiều CPU Xeon lên bo mạch chủ (mainboard máy tính được thiết kế riêng cho máy chủ). Trong khi đó bộ vi xử lý CPU của máy tính thông thường thì không hỗ trợ chức năng lắp nhiều CPU này. Một điểm khác biệt nữa là máy chủ có chứa CPU Xeon thường được trang bị Ram ECC (bộ nhớ sửa mã lỗi). Đây là loại Ram chuyên dùng được sử dụng cho các máy chủ. 

 Tại sao máy chủ phải sử dụng Ram ECC? Như chúng tôi đã đề cập ở trên, máy chủ rất quan trọng và phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Trong quá trình hoạt động nếu có bất kỳ lỗi bộ nhớ nào xảy ra thì nó sẽ khiến máy chủ bị ngừng hoạt động. Khi xảy ra lỗi, Ram ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại những tệp tin bị lỗi để tránh lỗi bộ nhớ. Vì vậy, sử dụng bộ nhớ ECC trong máy chủ là biện pháp phòng ngừa bổ xung để chống lại những lỗi có thể xảy ra nhằm ngăn chặn máy chủ ngừng hoạt động. Trong khi đó CPU Intel Core i lại không hỗ trợ Ram ECC. Bộ vi xử lý CPU Xeon cũng có thể hỗ trợ một dung lượng Ram rất lớn.

 Một máy chủ cũng cần được trang bị nhiều ổ cứng theo cấu hình của RAID. Raid là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu, hoặc làm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống ổ đĩa, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên. Với công nghệ Raid, máy tính sẽ sao chép dữ liệu trên nhiều ổ đĩa. Vì vậy nếu có một ổ cứng bị hỏng thì bạn có thể tháo nó vứt đi và thay thế cái mới mà không cần phải tắt máy chủ. Sau khi thay mới, Raid sẽ tự động cập nhật lại dữ liệu trên ổ cứng mới.

 Máy chủ cũng cần có nguồn cung cấp dự phòng để đảm bảo cho máy chủ hoạt động trong trường hợp mất nguồn (nguồn máy tính hỏng).

 Máy chủ cũng cần một hệ điều hành riêng chẳng hạn như: Windows Server, Linux, MacOS Server. Hệ điều hành của máy chủ rất đa nhiệm và ổn định. Chúng được lập trình để chạy không ngừng và xử lý hàng ngàn, hàng triệu kết nối đồng thời. Hiện tại có nhiều loại máy chủ khác nhau.

 Khi nói về chủng loại máy chủ là chúng ta nói về loại dịch vụ mà máy chủ cung cấp. Ví dụ như một máy chủ website, nó là nơi đang lưu trữ một trang website. Khi bạn vào bất cứ trang website nào bằng trình duyệt web trên thiết bị của bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang kết nối với máy chủ của trang website đó thông qua mạng internet. Máy chủ của trang website đó sẽ chứa tất cả dữ liệu của website đó bao gồm mã html, hình ảnh và nó cũng sẽ chạy phần mềm máy chủ web. Một loại máy chủ khác là loại máy chủ Email. Máy chủ email là loại máy chủ có thể giúp bạn gửi và nhận email. Bạn sẽ truy cập email bằng trình duyệt web hoặc phần mềm quản lý mail trên thiết bị của mình. Ngoài ra còn có loại máy chủ khác nữa, đó là loại máy chủ cơ sở dữ liệu Data Server, ... Trong thực tế, có rất nhiều dịch vụ khác nữa mà cần phải sử dụng máy chủ để quản lý hệ thống. Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu về máy chủ một cách cơ bản nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn.