Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn bánh chưng

Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Thứ Năm ngày 19/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Sau sinh mổ, bác sĩ thường sẽ dặn các mẹ không nên ăn đồ nếp, rau muống,.. để vết thương mau lành và không bị mưng mủ. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp và chế độ ăn uống sau sinh mổ cho sản phụ như thế nào để hồi phục nhanh nhất.

Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ hãy nắm các công dụng của đồ nếp cho sức khỏe của mình trước nhé!

Công dụng của món nếp cho mẹ sau sinh là gì?

Các mẹ biết không, gạo nếp được xem là một trong những thực phẩm chứa một lượng lớn vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong 100g gạo nếp có đến 1,2mg sắt - cực tốt cho những người bị thiếu máu.

Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ. Không những thế, gạo nếp còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan giúp mẹ phòng ngừa được một số bệnh như ung thư trực tràng...

Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ

Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, có tác dụng ấm bụng. Vì vậy, có thể nói, đồ nếp là nguồn thực phẩm tốt đối với sức khỏe của mọi người. Vậy liệu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp nhỉ?

Bởi khá nhiều bà bầu thắc mắc câu hỏi sinh mổ bao lâu nên theo các bác sĩ, những người vừa trải qua khâu phẫu thuật, người đang bị sưng viêm nên kiêng đồ nếp để tránh bị mưng mủ.

Đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ, vết mổ còn chưa lành không nên vội vàng ăn đồ nếp vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

Chính vì thế, sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn lại.

Sau sinh mổ thìmẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn được đồ nếp lại

Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thông thường thì sau 2 tháng vết mổ bên ngoài sẽ hoàn toàn lành lại và vết mổ bên trong cần mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Lúc này, nếu mẹ thèm đồ nếp thì vẫn có thể ăn một ít và tuyệt đối không nên ăn nhiều.

Sau sinh mổ nên ăn gì?

Nhiều sản phụ không chỉ lo lắng sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp mà còn quan tâm sau sinh mổ nên ăn gì để tốt sức khỏe.

Do áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm...

Sau sinh, mẹ ăn nhiều hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ cần phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển... giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ.

Mẹ sau sinh mổ nên ăn các loại rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài... Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.

Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A rất tốt cho mẹ sau sinh

Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.

Sau sinh, khi vận động mẹ hãy đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.

Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút để dự phòng thiếu vitamin D trong thời gian từ 6 đến 7h sáng, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết sau khi sinh và những bà mẹ không có sữa.

Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.

Uống nước thường xuyên: Hàng ngày, mẹ cần uống đủ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa. Ngoài ra, việc này còn hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu ở sản phụ sau sinh nhé.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ cũng phải hạn chế các thực phẩm tanh, gây chậm liền sẹo.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì thời gian từ 1- 3 tháng sau sinh mổ, mẹ cần hạn chế những thức ăn có vị tanh như cá, ốc,.. vì chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau phẫu thuật khiến vết thương lâu liền da.

Ngoài ra, những thực phẩm như rau muống, lòng trắng trứng gà cũng làm cho vết mổ của mẹ có khả năng bị viêm nhiễm hoặc gây sẹo lồi. Do đó, mẹ cũng nên kiêng để đảm bảo hồi phục nhanh nhất.

Thanh Hoa

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sinh mổ
  • sau sinh

Tuy chỉ là một loại ngũ cốc và có cấu tạo gần giống với gạo tẻ nhưng nhiều ý kiến cho rằng sau sinh mổ ăn đồ nếp có thể bị ngứa quanh vùng vết mổ và tạo sẹo lồi. Ý kiến này có thức sự đúng không. Và nếu đúng thì sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Thực chất ý kiến sau sinh mổ không nên ăn gạo nếp ngay là hoàn toàn đúng. Sau khi “vượt cạn” thành công, một số bác sĩ có thể sẽ đưa ra là khuyên rằng nên kiêng đồ nếp.

Đồ nếp là thực phẩm có tính ấm, dẻo khiến vết mổ sẽ sưng phồng lên đồng thời xuất hiện các vết mủ. Bên cạnh đó, bản chất của nếp là dính nên ăn vào khó tiêu. Mẹ sau sinh sức khỏe yếu nên ăn thực phẩm dễ tiêu. Thêm vào đó, gạo nếp còn có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng dẫn tới khiến vết thương lâu lành.

Ngoài ra, những người bị nhiệt, đàm nhiệt, sốt, ho khạc hoặc chướng bụng cũng nên tránh đồ nếp.

Tuy có mặt hại nhưng cũng có những mặt lợi. Ví dụ như cung cấp sắt. Vậy nên khi vết mổ đã lành hoàn toàn thì mẹ cũng nên bổ sung đồ nếp vào thực đơn.

Một số món ăn bổ dưỡng với gạo nếp

Từ gạo nếp, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Gạo nếp vừa giúp mẹ hồi phục sức khỏe, vừa tăng chất lượng sữa mẹ.

Cháo hạt sen nấu với móng giò

Nhắc đến gạo nếp chắc chắn không thể không nhắc đến cháo. Cụ thể Vnshop muốn chia sẻ tới độc giả món cháo hạt sen nấu với móng giò. Trong đó, hạt sen sẽ giúp mẹ sau sinh mổ dễ ngủ hơn và móng giò sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn.

Nguyên liệu:

  • 80 gam gạo tẻ
  • 20 gam gạo nếp
  • 1 chiếc móng heo
  • Hạt sen khô
  • Gia vị cơ bản

Cách làm:

  1. Mẹ lưu ý cần làm móng heo thật sạch sau đó đem luộc qua. Gạn bỏ nước luộc.
  2. Làm sạch hạt sen trước khi đem nấu.
  3. Gạo cũng cần vo sạch.
  4. Cho móng heo, hạt sen, gạo tẻ vào nồi ninh nhừ.
  5. Hạt sen dùng muôi hoặc thìa nghiền, tán nhuyễn.
  6. Nêm thêm gia vị cho vừa.
  7. Cho thêm hành lá vào rồi đảo đều và tắt bếp.

Cháo hạt sen nấu với móng giò không chỉ tốt đối với bà bầu mà cả mẹ sau sinh cũng nên ăn món ăn này. Tuy nhiên, Vnshop lưu ý lại một lần nữa là chỉ nên ăn gạo nếp khi vết mổ lành hoàn toàn.

Xôi xoài chuẩn Thái Lan

Chắc chắn đây sẽ là món ăn rất hấp dẫn dành cho những mẹ sau sinh mổ khoảng 5 tháng. Vì lúc này vết mổ của mẹ có thể đã lành hoàn toàn và sức khỏe của mẹ sau sinh cũng đã ổn định hơn rất nhiều.

Nguyên liệu

  • 500 gam gạo nếp.
  • 450ml nước cốt dừa.
  • 200g đường cát.
  • 1 thìa cà phê muối biển.
  • 2 cọng lá dứa.
  • 400 ml nước.
  • 3 quả xoài chín.
  • 1 thìa canh hạt mè rang.

Các bước làm

  1. Sơ chế các nguyên liệu:
    • Gạo nếp thì vo sạch sau đó để ráo nước.
    • Lá dứa cần được rửa sạch.
    • Xoài cũng cần được rửa sạch là loại bỏ vỏ.
  2. Bắc nồi lên bếp sau đó cho vào nổi 300ml nước cốt dừa, 5 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối biển và 1 cọng lá dứa vào nồi đun nhỏ lửa. Khuấy đều để các nguyện liệu hòa tan vào nhau. Khi hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt lửa, gắp lá dứa ra và để nguội.
  3. Chuẩn bị 1 nồi khác đặt lên bếp. Sau đó cho gạo nếp và nước vào và bắt đầu nấu trên ngọn lửa vừa. Đến khi sối thì hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi xôi chín. Trong suốt quá trình nấu cần khuấy đều để gạo nếp không bị dính vào đáy nồi.
  4. Tiếp đó, cho 150ml nước cốt dừa, phần đường còn lại và chiếc lá dứa còn lại vào một nồi nhỏ đun sôi khoảng 5 phút cho đường tan hẳn thì hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp, gắp lá dứa ra.
  5. Khi xôi đã chín mềm rót hỗn hợp nước cốt dừa ở bước 4 vào, trộn đều sau đó đậy nắp vung lại, nấu thêm khoảng 10 phút nữa là được.
  6. Thưởng thức món ăn với xoài chín, nước cốt dừa rưới lên, hạt mè rắc đều.

Bạn đọc có thể thay đổi lượng gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của mình.

Một số lưu ý

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về lượng thực phẩm nên ăn trong một tuần hoặc tháng.
  • Trong 3 – 4 tháng đầu mẹ chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Nếu những món thịt với dầu mỡ gây ngấy thì mẹ có thể tham khảo các loại nước ép tốt cho cả phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau sinh.

Trên đây là những thông tin mà Vnshop muốn chia sẻ tới độc giả về vấn đề Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trong bài còn điều gì chưa đúng, Vnshop rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực. Còn nếu bạn thấy nó bổ ích thì đừng quên chia sẻ nhé.

Đồng thời những thắc mắc như sinh mổ bao lâu thì ăn được bánh chưng, sau sinh thường bao lâu thì an được đồ nếp, đẻ mổ bao lâu thì ăn được nếp, sinh mổ bao lâu thì ăn được bánh chưng,… của nhiều mẹ sau sinh có thể được giải đáp.

Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Video liên quan

Chủ đề