Sau sinh bị táo bón có nên thụt

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

16 Tháng 11, 2020

Nỗi khổ táo bón sau sinh khiến các mẹ bỉm không khỏi đau đầu tìm cách điều trị. Táo bón sau khi sinh là tình trạng chung của rất nhiều phụ nữ. Tùy thuộc vào cơ địa mà phụ nữ sau sinh bị táo bón nặng hay nhẹ, táo bón sau sinh ra máu hay không ra máu. Dược sĩ Omi Pharma gợi ý các cách chữa táo bón cho bà mẹ sau sinh hiệu quả, giúp giảm táo bón sau sinh kéo dài. Các mẹ cùng tham khảo nhé! 

1. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Tới 80% phụ nữ đều bị táo bón sau sinh, kèm theo đó là cảm giác đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân gây táo bón sau khi sinh chủ yếu là:

  • Sau khi sinh bị táo bón do kích thước thai nhi lớn, chèn ép vào đại tràng của người mẹ, ảnh hưởng tới nhu động ruột.
  • Đại tràng không được nuôi dưỡng tốt do sau sinh mẹ thường bị mất nhiều máu và nước.
  • Sau sinh bị táo bón nặng do chế độ dinh dưỡng sau sinh nhiều đạm, ít xơ và thiếu nước làm phân khô cứng, dẫn tới táo bón.
  • Mẹ táo bón sau sinh do nhịn đi đại tiện do sợ đau và bục vết khâu tầng sinh môn.
  • Sau sinh cơ thể mệt mỏi, hạn chế vận động, hay nằm một chỗ làm ức chế nhu động ruột.

Lý do táo bón sau sinh ở phụ nữ

Táo bón sau sinh mổ, táo bón sau khi sinh thường hay táo bón nặng sau sinh dù diễn ra phổ biến nhưng chị em tuyệt đối không được chủ quan. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau khi sinh bị táo bón nên chủ động điều trị sớm và đúng cách. Tránh để táo bón ở phụ nữ sau sinh kéo dài dai dẳng, dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như trĩ hay nhiễm độc hệ tiêu hóa, chướng bụng, buồn nôn,....

2. Triệu chứng táo bón sau sinh ở phụ nữ

Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bị táo bón sau khi sinh là:

  • Sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu, phân lẫn máu;
  • Phân cứng, phân khô và vón cục;
  • Đau đớn khi cố gắng rặn, đẩy phân ra khỏi hậu môn;
  • Bụng đau quặn, chướng bụng, mót rặn;
  • Sau khi đi đại tiện vẫn có cảm giác muốn đi tiếp;
  • Cảm giác hậu môn nóng rát, căng tức.

Mẹ sau sinh bị táo bón ra máu nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới trĩ. Bị trĩ sau sinh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn khiến mẹ bỉm cảm thấy tự ti, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Táo bón sau sinh kéo dài bao lâu?

Tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nguyên nhân gây táo bón thời gian bị táo bón sau sinh của mỗi người là khác nhau. Táo bón sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp điều trị táo bón sau sinh mà các mẹ thực hiện. Thường tình trạng táo bón sau sinh sẽ biến mất sau khoảng vài ngày đến 1 tuần. 

Tình trạng táo bón sau sinh thường kéo dài từ 7-14 ngày

Nếu táo bón sau sinh kéo dài hơn 2 tuần, chị em nên tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo chị em sau sinh nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh ăn các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ thì các chị em cũng nên tăng cường bổ sung thêm rau củ, trái cây.

4. Biện pháp chống táo bón sau sinh

Muốn tránh táo bón sau sinh, trị táo bón cho bà đẻ, các mẹ có thể áp dụng các cách sau:

4.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bị táo bón sau sinh nên ăn gì? Sau sinh, đa phần các mẹ thường chú trọng vào chế độ dinh dưỡng giúp lợi sữa. Nhưng chính thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và ít rau khiến các mẹ bị thiếu xơ, dẫn tới táo bón. Có thể các mẹ chưa biết, chất xơ giúp hệ tiêu hóa sản sinh ra các lợi khuẩn, kích thích nhu động ruột tiết ra chất axit lactic giúp làm mềm phân. Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần hấp thụ tối thiểu 25-30gr chất xơ. 

Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ tốt cho phụ nữ bị táo bón sau khi sinh con

Các mẹ có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,...Ngoài ra, để phòng chống táo bón sau sinh, chị em nên bổ sung thêm sữa chua, tăng cường probiotic tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại trái cây giàu vitamin C như chuối, lê, táo, cam, bưởi cũng giúp nhuận tràng, đại tiện dễ dàng hơn. Các mẹ cũng nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nhiều đường, muối. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích trong thời gian ở cữ, nuôi con bằng sữa mẹ để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho bé bú cũng như phòng táo bón sau sinh.

Các mẹ nên ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh bị đầy bụng. Hạn chế các loại thực phẩm rắn, khó tiêu. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung nước bằng cách ăn nhiều hoa quả, nước ép hoa quả, rau củ, nước canh,...Sau khi thức dậy, các mẹ nên uống ngay một cốc nước ấm 200ml để kích thích nhu động ruột và tốt cho hệ tiêu hóa, làm mềm phân.

► Xem thêm: Ăn thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

4.2. Khắc phục táo bón sau sinh nhờ rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Sau sinh bị táo bón phải làm sao? Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ giúp ngừa táo bón hiệu quả

Phụ nữ sau sinh bị táo bón phải làm sao? Khi bạn rèn cho cơ thể đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày sẽ giảm nguy cơ mẹ bị táo bón sau sinh. Chị em không được nhịn đi đại tiện vì như vậy sẽ gia tăng áp lực lên đại tràng và hậu môn, làm mất cảm giác mót rặn. Ngoài ra, với các chị em có thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện cũng nên thay đổi nếu không muốn bị trĩ và táo bón nặng hơn.

4.3. Chữa táo bón sau sinh mổ nhờ vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng sau sinh giúp hồi phục sức khỏe và hạn chế táo bón 

Việc kiêng khem sau sinh là cần thiết nhưng chị em vẫn nên vận động nhẹ nhàng chứ không nên nằm một chỗ suốt ngày dài. Chị em chỉ cần đi bộ vài vòng trong nhà hoặc tập vài bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của huấn luyện viên là được. Việc tập thể dục không là cách giảm táo bón sau sinh hiệu quả. Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn.

4.4. Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi điều độ

Đa phần các mẹ bỉm sữa sau sinh đều khá vất vả và mệt mỏi do bé quấy khóc nhiều. Điều này khiến cho chị em dễ bị căng thẳng quá mức, dẫn tới tình trạng táo bón nặng. Vì thế, các mẹ nên dành chút thời gian thư giãn cho bản thân bằng các cách như tập thể dục, nghe nhạc, xem phim,...Mẹ bỉm sau sinh cần có được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

5. Cách chữa táo bón cho phụ nữ sau sinh hiệu quả

Có nên thụt táo bón sau sinh không? Làm thế nào để hết táo bón sau sinh? Khá nhiều chị em biết tới phương pháp thụt tháo để trị táo bón, giúp đi đại tiện dễ hơn. Tuy nhiên, chị em cần nhớ thụt táo bón sau sinh có thể khiến cho hậu môn bị tổn thương và đau đớn. Dùng thuốc thụt táo bón lâu dài sẽ khiến cơ trơn hậu môn giãn ra, mất đi phản xạ mót rặn. Vậy bị táo bón sau sinh phải làm sao? Chị em hãy tham khảo các cách sau nhé.

5.1. Ăn gì để chữa táo bón sau sinh?

Mẹ sau sinh bị táo bón ăn gì và kiêng ăn gì? Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Đứng đầu bảng danh sách các loại thực phẩm tốt cho phụ nữ bị táo bón là rau củ, trái cây. Chị em cần tích cực bổ sung rau xanh và hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Chị em bị táo bón sau sinh nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm như:

  • Lúa mạch, lúa mì, yến mạch;
  • Các loại hạt đậu khô;
  • Cam, táo, bưởi, chuối, quả bơ...
  • Cà rốt;
  • Rau cải xoăn.

Bị táo bón sau sinh nên ăn gì? Thực phẩm ngừa táo bón sau sinh

Các món ăn tốt cho phụ nữ bị táo bón sau sinh các mẹ nên ăn như:

Khi bị táo bón, các mẹ nên hạn chế ăn đồ đặc như súp và không ăn các loại gia vị gây kích thích hệ tiêu hóa như hạt tiêu và ớt. Các loại hoa quả phải để chín hẳn mới được ăn, nhất là ổi, chuối và hồng xiêm. Bởi chất tanin trong trái cây xanh sẽ khiến cho tình trạng táo bón nặng nề hơn.

► Xem thêm: Bà bầu có nên uống nước rau diếp cá trong khi mang thai?

5.2. Táo bón sau sinh uống thuốc gì?

Sau sinh bị táo bón ra máu khiến chị em lo lắng và hoang mang. Có một số loại thuốc trị táo bón cho phụ nữ sau sinh như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc thụt hậu môn. Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, các loại thuốc trị táo bón sau khi sinh nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn, khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc. 

Nước ép rau củ và trái cây giúp giảm táo bón sau sinh

Do đó, thay vì uống các loại thuốc chữa táo bón sau sinh thì chị em nên uống men vi sinh Bifinar,  lợi khuẩn Alive Probiotics, sữa chua, nước ép trái cây, rau củ và tảo xoắn để bổ sung thêm chất xơ và vitamin, tăng cường lợi khuẩn. Trong trường hợp uống thuốc trị táo bón do bác sĩ kê, chị em cần uống đúng liều. Sau 1 tuần uống thuốc mà triệu chứng táo bón không thuyên giảm thì chị em cần hỏi lại bác sĩ. 

Trên đây là các cách chữa táo bón sau khi sinh con mà dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho bạn. Nếu các mẹ có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề bị táo bón sau khi sinh mổ, sinh thường, trị táo bón sau sinh mổ thì hãy liên hệ với dược sĩ Omi Pharma qua số hotline 08.6868.0303 hoặc chat trong phần hỗ trợ trực tuyến trên Website để được giải đáp kịp thời.

Video liên quan

Chủ đề