Sau khi nhận được gươm thần uy thế của nghĩa quân như thế nào

1. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

- Đức Long Quân là Lạc Long Quân. Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù tàn bạo, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh đuổi giặc, đem lại độc lập cho nước, bình yên cho dân.

2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

- Lê Lợi đã được đức Long Quân cho mượn gươm thần theo một cách đặc biệt: Long Quân làm cho gươm mắc vào lưới của Lê Thận tới ba lần. Hai lần đầu Thận chỉ coi đó là thanh sắt rỉ, đã cầm ném xuống sông, mãi tới lần thứ ba, Lê Thận mới nhìn kĩ và nhận ra đó là một lưỡi gươm. Đến khi lưỡi gươm phát ra ánh sáng ở trong căn lều tối, Lê Lợi mới phát hiện hai chữ "Thuận Thiên" nhưng vẫn chưa biết đó là gươm báu. Mãi tới lúc, khi qua khu rừng Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn đa mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc và sau đó mới đem gươm tra vào chuôi thì thấy vừa như in.

- Cách cho mượn gươm khác thường này mang nhiều ý nghĩa:

+ Đây là thanh gươm thần, do thần Long Quân cho mượn nên không thể trao tay theo cách thức thông thường.

+ Cách cho mượn này làm cho mọi người phải tăng dần sự chú ý tới thanh gươm để cuối cùng mới nhận thức được giá trị lớn của nó.

+ Hình ảnh lưỡi gươm nằm ở dưới nước, chuôi gươm lại treo ở trên rừng nhưng vẫn gặp nhau và làm thành một thanh gươm hoàn chỉnh như muốn nói lên sự đoàn kết, sự hợp nhất của nhân dân miền đồng bằng sông nước và miền rừng thẳm non cao trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước.

+ Hình ảnh Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi tìm thấy cái chuôi gươm như muốn nói người cầm gươm chỉ đạo cuộc kháng chiến là Lê Lợi nhưng công sức đánh giặc là sự đóng góp của nhiều người, nhiều tướng tài, nhiều quân lính và nhân dân trong đó Lê Thận, một người đánh cá bình thường.

3. Gươm thần đã tỏ rõ sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn: Nó làm cho mọi người thêm tin tưởng ở Lê Lợi vì cho rằng Lê Lợi đúng là một minh chủ được Trời phó thác cho việc lớn. Nó làm cho tinh thần đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và ý chí chiến đấu đánh quân xâm lược của quân tướng ngày càng cao. Nó làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Lưỡi gươm thần trong tay Lê Lợi tung hoành khắp các trận địa làm quân Minh bạt vía kinh hồn. Nó làm cho danh tiếng của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Gươm thần như một biểu tượng của lòng tin, của sức mạnh, mở đường cho quân ta đi tới chiến thắng hoàn toàn.

4. Một năm, sau khi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã thật sự yên vui, thanh bình, Long Quân mới cho đòi lại gươm.

Cảnh đòi gươm và trao trả gươm thiêng đã diễn ra khác lạ. Khi vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng thì tự nhiên có con rùa lớn nhô đầu lên rồi bơi nổi hẳn trên mặt nước và nói với nhà vua: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước mà người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Đó là một cảnh tượng kì lạ, đẹp đẽ mang tính chất thiêng liêng, thần bí.

5. Các em thảo luận để tìm ra "Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm" xung quanh các ý cơ bản sau đây:

Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Truyện cũng giải thích tên hồ Hoàn Kiếm, một hồ nước đẹp nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội mà ngày nay giữa hồ còn có tháp Rùa. Tên hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, thể hiện ước vọng hòa bình của dân tộc ta.

6. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam, ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm còn có truyền thuyết An Dương Vương xây Loa Thành (hay Thần Kim Quy tức Rùa Vàng đã hiện lên giúp An Dương Vương trấn áp ma quỷ, xây dựng xong Loa Thành, lại còn cho nhà vua một móng của mình làm lẫy nỏ thần dùng để chống giặc rất hiệu nghiệm. Khi lẫy nỏ bị Trọng Thủy đánh cắp, nhà vua thất trận cùng con gái chạy trốn ra bờ biển, Thần Kim Quy lại hiện lên báo cho nhà vua biết kẻ làm mất nước chính là người đang ngồi sau ngựa của nhà vua (chính Mị Châu do ngây thơ, thiếu cảnh giác đã tạo điều kiện cho Trọng Thủy đánh cắp được lẫy nỏ thần dẫn đến cảnh nước mất nhà tan).

• Trong truyền thuyết Việt Nam, hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh lớn lao, cho tính chất chính nghĩa, cho lẽ phải, lẽ công bằng, và ý chí quyết thắng xâm lược của nhân dân ta.

Chú ý:

Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa, truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.

II. LUYỆN TẬP

1. Đọc kĩ phần Đọc thêm theo hướng dẫn của SGK Ngữ văn 6, tập một.

2. Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì những người sáng tác ra truyền thuyết này hiểu rõ cuộc chiến đấu chống quân Minh không phải chỉ có Lê Lợi đứng lên đánh giặc mà quan trọng hơn còn cả đông đảo quần chúng nhân dân và binh tướng. Vì thế khi cho mượn gươm, thần đã trao lưỡi gươm, phần quan trọng nhất của thanh gươm cho một người lao động đại diện cho nhân dân, còn chuôi kiếm thì trao cho Lê Lợi để xác định rõ vai trò chỉ huy của ông. Khi chuôi kiếm và lưỡi kiếm đã hợp nhất lại cũng như khi nhân dân và quân đội của ta đã đồng tâm đoàn kết tập hợp xung quanh vị chủ soái tài ba Lê Lợi thì chúng ta sẽ có sức mạnh vô địch đánh bật bọn xâm lược hung hãn bạo tàn ra khỏi đất nước ta.

3. Lê Lợi nhận kiếm ở Thanh Hóa nhưng trả kiếm ở Hồ Gươm chứng tỏ rằng đất nước ta cũng thật rộng lớn và ta đã thống nhất được giang sơn nên đâu cũng là non nước Việt Nam. Hơn nữa, lúc này nhà vua đã định đô ở Thăng Long (Hà Nội) mở đường cho một thời đại yên bình, thịnh trị thì việc trả gươm ở hồ Hoàn Kiếm nằm giữa kinh đô càng nổi bật lên như một sự kiện lịch sử cực kì quan trọng của dân tộc ta, đất nước ta.

Nếu Lê Lợi trả kiếm ở Thanh Hóa thì câu truyện bị thu hẹp lại trong phạm vi một địa phương và bị giảm đi cái ý nghĩa tượng trưng tiêu biểu liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Chú thích

  • Bạo ngược: vô cùng tàn ác.
  • Nghĩa quân: quân khởi nghĩa.
  • Thế lực: thanh thế và lực lượng tức là tiếng tăm và sức mạnh.
  • Kinh thành: thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hướng dẫn

Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Sự tích Hồ Gươm

I. Kiến thức cơ bản

• Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần) truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.

• Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

+ Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

• Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.

• Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.

• Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.

+ Ý nghĩa

• Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc

• Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.

Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

+ Việc nhận gươm của Lê Lợi

Lê Lợi không được Long Quân trực tiếp trao gươm, mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi. Người đánh cá nhặt được lưỡi gươm khi chài lưới – Lê Lợi nhận được chuôi gươm ở trên rừng, đem khớp lại với nhau.

Xem thêm:  Lập dàn ý Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em

+ Ý nghĩa

– Sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh của tinh thần đoàn kết của nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc trên dưới một lòng.

– Thể hiện nguyện vọng, ý chí chống giặc của dân tộc.

– Hai chữ “Thuận Thiên” khắc trên gươm thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.

Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.

+ Từ khi có gươm thần nhuệ khí của quân ta ngày càng tăng lên cho quân Minh bạt vía.

+ Từ chỗ bị động chuyển sang chủ động tấn công quân giặc làm cho quân Minh phải rút quân về nước.

Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

+ Long Quân cho đòi gươm khi: Quân ta đã đánh đuổi quân Minh về nước được một năm, đất nước đã thanh bình. Lê Lợi đã lên làm vua.

+ Cảnh đòi gươm được diễn ra. Khi nhà vua đang đi chơi trên hồ Tả Vọng, có con rùa lớn nhô lên mặt nước, lưỡi gươm thần đeo bên người nhà vua động đậy, Rùa vàng tiến về phía thuyền vua: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa vàng, Rùa vàng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

+ Ý nghĩa:

• Cảnh trao gươm là một sự sang trang mới của lịch sử dân tộc.

• Khi hoà bình chúng ta không cần đến gươm giáo, dân tộc ta chỉ cần gươm khi chống lại kẻ xâm lăng. Nhắc nhở Lê Lợi thời bình phải chăn dân trị nước.

• Cảnh đòi gươm diễn ra trên hồ làm cho câu chuyện càng trở nên kì ảo lung linh.

Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh con hổ trong truyện Con hổ có nghĩa

Ý nghĩa của truyện được thể hiện qua những ý sau:

+ Ngợi ca cuộc kháng chiến chồng giặc quân Minh của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa được lòng trời, hợp lòng người.

+ Đề cao suy tôn vai trò của Lê Lợi.

+ Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).

Câu 6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?

+ Truyền thuyết của nước ta có hình ảnh Rùa vàng là: “An Dương Vương” (Mị Châu – Trọng Thuỷ)

+ Hình ảnh Rùa vàng trong các truyền thuyết của Việt Nam tượng trưng cho các vị thần linh thiêng. Trong truyện này là sứ giả của Long Quân, đồng thời tượng trưng cho khí thiêng của sông núi, cho tình cảm trí tuệ và khát vọng của nhân dân.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc thêm phần “Ấn, kiếm Tây Sơn”

+ Đọc “Ấn, kiếm Tây Sơn” có chi tiết hai Ông Xà trao thanh bảo kiếm và Ấn ngọc cho Nguyễn Huệ – ở núi Tây Sơn Hạ.

+ Như vậy đây là mô típ quen thuộc: Mô típ trao gươm thần giúp người anh hùng cứu dân cứu nước.

Câu 2. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

+ Sự giúp đỡ không hề dễ dàng, giản đơn, mà phải trải qua nhiều thử thách mới có được.

+ Đòi hỏi con người phải có đủ thông minh, tài trí, có quyết tâm và nghị lực cao.

Câu 3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

+ Việc Lê Lợi ở kinh đô Thăng Long là biểu tượng thành công của cuộc khởi nghĩa, đã đuổi xong giặc cướp nước. Thanh gươm công lí đã làm xong nhiệm vụ trừ bạo.

Xem thêm:  Tập làm văn 6 đề 33: Tả sân trường trong giờ ra chơi

+ Thanh Hoá là nơi dấy binh khởi nghĩa, nhưng Thăng Long là kinh đô của đất nước. Trả gươm ở Thăng Long càng làm tăng thêm sự thiêng liêng quý giá của gươm thần, và tăng thêm ý nghĩa lịch sử của Hồ Gươm – của Thăng Long.

+ Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì những ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết sẽ bị mất đi.

Câu 4. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

+ Định nghĩa truyền thuyết Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

+ Những truyền thuyết đã học – Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng,

IV. Tư liệu tham khảo

Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh, vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân với nước. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc toát ra nhiều ý nghĩa. Truyện giải thích tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta.

(Theo Vũ Dương Quỹ – Lê Bảo – SĐD).

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Theo Nhungbaivanhay.vn