Sau khi dùng thuốc phơi nhiễm bao lâu thì xét nghiệm được

Trả lời:

Thuốc chống phơi nhiễm HIV (PEP) là thuốc có khả năng ức chế virus HIV, từ đó kìm hãm virus nhân lên ở mức thấp nhất, giúp bệnh nhân ngăn ngừa nhiễm HIV từ ban đầu. PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, bắt đầu uống PEP càng sớm thì càng tốt. Theo quy định về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày. Thuốc điều trị phơi nhiễm được đánh giá có hiệu quả trên 99% đối với những đối tượng được phát hiện đã phơi nhiễm với virus HIV và sử dụng đúng lúc, cũng như đúng lộ trình. Nếu như em đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thì nguy cơ lây nhiễm HIV của em đã được giảm một cách đáng kể và gần như là không có.

Ngoài ra, hiện nay em cũng đã xét nghiệm combo sau hành vi nguy cơ là 29 ngày, đây là thời gian đủ để xét nghiệm cho kết quả với độ chính xác cao, nên em có thể yên tâm là mình không bị nhiễm virus này. Về sau, để hạn chế tối đa việc phát sinh nguy cơ lây nhiễm mới, em cần chú ý giữ gìn đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không sử dụng các chất gây nghiện, ngoài ra virus có thể tình cờ lây nhiễm khi đi vào những khu vực hoang vắng thường có đối tượng nghiện ma túy lui tới tiêm chích sẽ dễ dẫm phải bơm kim tiêm đã qua sử dụng... Khi em chú ý hơn những vấn đề trên thì sẽ giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình mình rồi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và chắc chắn đó là nguồn phơi nhiễm.

Các bước xử lý ban đầu khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV:

Các tình huống phơi nhiễm HIV rất đa dạng và khác nhau, nên người bị phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng cần đến ngay cơ sở HIV/AIDS để được:

  • Đánh giá tình trạng phơi nhiễm HIV, phạm vi, thời gian và tần suất có nguy cơ phơi nhiễm, đánh giá nguồn lây nhiễm.
  • Tư vấn trước xét nghiệm.
  • Tiến hành các xét nghiệm như: HIV, viêm gan virus B, C, Xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai.

> Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm ở Đà Nẵng.

Uống thuốc điều trị phơi nhiễm HIV khi nào?

Việc điều trị ARV cho người bị phơi nhiễm HIV cần theo nguyên tắc:

  • Chỉ điều trị ARV khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Không tự mua thuốc để dùng theo người khi không có chỉ định.
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, cho tất cả đối tượng có nguy cơ.

Đối tượng cần uống thuốc phơi nhiễm HIV:

Chỉ một số đối tượng được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm cao mới cần được sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV, gồm:

  • PrEP dùng dự phòng trước phơi nhiễm với người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cao, ví dụ: những người quan hệ đồng tính, nữ chuyển giới, phụ nữ bán dâm, cặp người gồm 1 người chưa nhiễm HIV và 1 người đã nhiễm chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đủ 6 tháng.
  • PEP dùng dự phòng sau khi phơi nhiễm trong vòng 72 giờ. Gồm các đối tượng sau: quan hệ tình dục không an toàn ( không sử dụng bao cao su, hoặc bao cao su bị rách), người dùng bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV, người bị tấn công tình dục, người làm nhiệm vụ vô tình hoặc bị tổn thương, tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV.

Thuốc chống phơi nhiễm HIV có tác dụng gì?

Thuốc chống phơi nhiễm HIV là thuốc có khả năng ức chế virus HIV, từ đó kìm hãm virus nhân lên ở mức thấp nhất. Giúp bệnh nhân ngăn ngừa nhiễm HIV từ ban đầu.

Thuốc giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và tăng tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân.

Thuốc phơi nhiễm HIV có hiệu quả bao nhiêu phần trăm:

Thuốc điều trị phơi nhiễm được đánh giá có hiệu quả trên 99% đối với những đối tượng được phát hiện đã phơi nhiễm với virus HIV và sử dụng đúng lúc, cũng như đúng lộ trình.

Lưu ý:

Bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo liều mà bác sĩ đã chỉ định, đảm bảo sử dụng liều điều đặn, không bỏ thuốc hoặc không tự ý điều chỉnh liều.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi uống thuốc phơi nhiễm

Người dùng thuốc điều trị phơi nhiễm thường có các tác dụng phụ như: choáng váng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, mất sức, tiêu chảy, buồn nôn. Ảnh hưởng đến thần kinh, gây đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy, người dùng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo nhanh hồi phục.

Bên cạnh gây hại cho thần kinh thì thuốc còn gây tác động xấu lên gan do ức chế men protease, gây độc gan, nặng hơn có thể gây tổn thương tế bào gan, tăng men gan. Trước khi chỉ định thuốc, bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra chức năng gan để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cũng là vấn đề thường xảy ra ở người dùng thuốc. Bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích, xây dựng chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh. Hạn chế ăn các đồ ăn khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến đường ruột.

Các tình trạng này sẽ tự mấy khi cơ thể quen với thuốc, từ 3 đến 4 tuần.

Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này không cải thiện hoặc có diễn biến nặng hơn, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được xem xét xử lý kịp thời. Nếu không, hậu quả gây ra sẽ nặng nề.

Những lưu ý khi điều trị HIV bằng thuốc phơi nhiễm:

>>> Gói xét nghiệm lây nhiễm gồm những xét nghiệm nào?

Bất kể nguyên nhân phơi nhiễm HIV là gì, việc điều trị HIV cho người bị phơi nhiễm cần theo nguyên tắc:

– Chỉ điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. Xác định rõ ràng nguy cơ cao hay thấp, từ đó, bác sĩ mới quyết định bệnh nhân có cần điều trị hay không.

– Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

– Sử dụng phác đồ ba thuốc để uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.

– Cần theo dõi trong và sau điều trị như theo dõi để xử lý tác dụng phụ của ARV, tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.

Không điều trị dự phòng ARV cho các trường hợp sau:

  • Người phơi nhiễm đã bị nhiễm HIV.
  • Nguồn phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính.
  • Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi.
  • Người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng không sử dụng bao cao su, người nghiện chích ma túy thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm.

Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái Tâm để phục vụ

Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn
Địa chỉ 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
?Hotline: 091 555 1519
??Zalo: 0914 496 516
www.phongkhammedic.com, niptdanang.com, xetnghiemdanang.com

PEP là gì?

PEP có nghĩa là dùng thuốc kháng vi-rút (ARV) sau khi có khả năng phơi nhiễm với HIV để tránh bị nhiễm HIV.

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, nhưng bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt. Mỗi giờ đều có giá trị. Nếu bạn sử dụng PEP theo quy định, bạn sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày.

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã bị phơi nhiễm HIV gần đây, hãy gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức.

PEP có hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm HIV nếu dùng trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm và được sự chỉ định của bác sĩ.

PEP dành cho ai?

Nếu bạn là người âm tính với HIV hoặc không được biết tình trạng HIV của mình, và trong 72 giờ qua, bạn có ít nhất 1 trong các nguy cơ sau:

  1. phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục (ví dụ: bao cao su bị rách)
  2. dùng chung kim tiêm
  3. bị tấn công tình dục

Hãy đến gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức!

PEP có hiệu quả, nhưng không phải 100%, vì vậy bạn nên tiếp tục sử dụng bao cao su với bạn tình và có các biện pháp an toàn trong khi dùng PEP. Những điều này có thể bảo vệ bạn khỏi bị phơi nhiễm HIV một lần nữa và giảm cơ hội lây truyền HIV cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi bạn vẫn đang dùng PEP.

Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.

Khi nào nên điều trị PEP?

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ. Bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt; mỗi giờ đều có giá trị.

Bắt đầu PEP càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm HIV là điều quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV nếu nó được bắt đầu muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

PEP được điều trị hiệu quả khi tuân thủ tốt trong 28 ngày.

PEP có tác dụng phụ không?

Mặc dù an toàn nhưng PEP có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, v.v. ở một số người. Những tác dụng phụ này có thể tự khỏi và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc PEP mới ít tác dụng phụ và hiệu quả hơn.

PEP có ít tác dụng phụ và thường tự khỏi sau vài ngày.

Nên điều trị PEP ở đâu?

Phòng khám Glink là một trong những nơi điều trị PEP chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các phòng khám có chuyên môn về HIV sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn về việc nên điều trị PEP như thế nào, cách giảm tác dụng phụ, sử dụng các loại thuốc tốt hơn, và quan trọng nhất là theo dõi các tiến triển sau khi kết thúc điều trị PEP.

Hãy điều trị PEP tại những cơ sở uy tín, và có chuyên môn về HIV.

Có nên thường xuyên điều trị PEP?

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

Ví dụ, PEP không phải là lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên – như thường xuyên quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su với bạn tình dương tính với HIV. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV liên tục, hãy nói chuyện với bác sĩ về PrEP.

Liên hệ Glink ngay:

Facebook:

Glink Việt Nam Commerce

  • Hà Nội:  Số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – 093 123 65 34
  • TP.HCM – quận 10: 224/38 Lý Thường Kiệt, phường 14, Q.10 – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận Thủ Đức: 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận 12: 481/10 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12 – 0909 424 534
  • Cần Thơ: 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – 078 778 7455
  • Nghệ An: Số 5A ngõ 112 Lệ Ninh, Khối 8 – Phường Quán Bàu, TP. Vinh – 091 314 02 34
  • Đồng Nai: C61 khu liên kế – Khu dân cư Bửu Long, Bửu Long, Tp. Biên Hòa – 0909 694 534

Video liên quan

Chủ đề