Sách Tự nhiên xã hội lớp 3 bài Thân cây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Thực hiện hoạt động

a. Quan sát các hình 1,2,3,4,5,6:

Sách Tự nhiên xã hội lớp 3 bài Thân cây

b. Chỉ và nói cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo, cây nào có thân bò?

c. Chỉ và nói những cây có thân gỗ, cây có thân thảo?

d. Thân cây su hào có đặc điểm gì đặc biệt?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Quan sát, ghi nhớ và hoàn thành bảng:

a. Ra sân trường quan sát cây,

b. Ghi nhớ tên những cây có thân gỗ, cây có thân thảo, cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò,

c. Quay trở lại lớp học và viết những điều quan sát được vào bảng 1.

Tên cây Thân mọc đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo
Ví dụ: Cây lúa x       x
Cây ......          
Cây ......          
Cây ......          
Cây ......          

=> Xem hướng dẫn giải

3. Quan sát và trả lời:

a. Quan sát các hình 7,8,9,10

Sách Tự nhiên xã hội lớp 3 bài Thân cây

b. Trả lời câu hỏi:

  • Chỉ và nói những cây thân gỗ, cây thân thảo, cây có thân mọc đứng
  • Nói với bạn, thân cây của các cây trong mỗi hình được sử dụng làm gì?
  • Ở địa phương em, người ta dùng thân cây để làm gì?
  • Kể những lợi ích khác của thân cây mà em biết?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Làm thí nghiệm nhỏ

a. Bấm vào ngọn cây mướp hoặc khoai lang...nhưng không làm đứt rời khỏi cây

b. Hãy dự đoán xem sau vài ngày nữa điều gì sẽ xảy ra đối với cây đó? Vì sao?

c. Viết vào vở tình trạng của cây vừa lấy bấm và dự đoán của em

d. Đặt cây ở hóc lớp để theo dõi trong vài ngày. Hãy kiểm tra xem dự đoán của em có đúng không?

=> Xem hướng dẫn giải

5. Đọc và trả lời:

a. Đọc đoạn văn sau: (Sgk)

b. Trả lời câu hỏi:

  • Dựa vào cách mọc của thân, thực vật thường có loại thân gì?
  • Dựa vào độ cứng của thân, thực vật thường có loại thân gì?
  • Thân có chức năng gì đối với đời sống của cây?

=> Xem hướng dẫn giải

1. Lần lượt hỏi và trả lời:

a. Kể tên một số loại cây mà em biết. Những cây đó có thân gì? Thân của những cây đó được con người sử dụng làm gì?

b. Kể tên những sản phẩm làm từ thân cây có trong gia đình em hoặc địa phương em (rổ, rá, bàn, ghế)?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Thực hiện hoạt động:

Hoàn thành bảng 2 (Sgk trang 10)

Tên cây thân đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo Ích lợi
Cây khoai lang   x     x làm thức ăn
Cây .........            
Cây .........            
Cây .........            

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: tự nhiên và xã hội 3 bài 18, bài 18 thân cây có đặc điểm gì sách VNEN, bài 18 trang 7 VNEN 3 tự nhiên và xã hội, giải khoa học xã hội 9 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Giải vở bài tập môn Tự nhiên xã hội 3 bài 41: Thân cây là tài liệu học tập lớp 3 hay và bổ ích, hướng dẫn giải bài tập môn Tự nhiên xã hội lớp 3 trong vở bài tập một cách đầy đủ và chi tiết. Hi vọng với những lời giải hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, quý thầy cô và các em sẽ có những tiết học hiệu quả nhất.

Giải vở bài tập môn Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 57, 58:

  • Câu 1 (trang 57 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3)
  • Câu 2 (trang 58 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3)

Bài 41: Thân cây

Câu 1 (trang 57 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3)

Hãy quan sát thân cây ở các hình dưới đây, đánh dấu x vào (. . .) trước ý đúng

Trả lời:

Sách Tự nhiên xã hội lớp 3 bài Thân cây

Câu 2 (trang 58 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3)

Chọn tên các cây ghi trong khung để điền vào chỗ … trong bảng cho phù hợp.

Xoài, ngô, trầu không, cà chua, dưa hấu, bí ngô, kơ-nia, cau, tía tô, hồ tiêu, bàng, rau ngót, dưa chuốt, mây, bưởi, cà rốt, rau má, phượng vĩ, lá lốt, hoa

Trả lời:

Sách Tự nhiên xã hội lớp 3 bài Thân cây

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải vở bài tập môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bài 41: Thân cây. Ngoài bài trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 41: Thân cây giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 39: Thực vật

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 40: Thân cây

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 42: Rễ cây

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết một số chức năng và lợi ích của thân cây.

2. Kĩ năng: Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
  • Các phương pháp: Thảo luận, làm việc nhóm. Trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (13 phút)

* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.

* Cách tiến hành:

- GV hỏi cả lớp xem những ai đã làm thực hành theo lời dặn của GV trong tiết học tuần trước và chỉ định một số em báo cáo kết quả. Nếu HS không có điều kiện làm thực hành, GV yêu cầu các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?

- Nếu HS không giải thích được, GV giúp các em hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng cây vẫn bị héo do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.

- GV có thể yêu cầu HS nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa quả,…)

b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (14 phút)

* Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân câyđối với đời sống của người và động vật.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sts các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau:

- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.

- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu ,thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ…

- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV có thể thay đổi cách trình bày kết quả thảo luận của nhóm bằng cách cho HS chơi đố nhau

@ Kết luận: Thân cây được dùng để làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,…

- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?

+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây,

- HS nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa quả,…)

- Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý

- Đại diện của một nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng để làmm gì. HS trả lời được lại đặt ra một câu hỏi khác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn ở nhóm khác trả lời