REST là gì trọng ít?

Là một kiến trúc phần mềm khá phổ biến và thông dụng trên internet, sự quan trọng của restful api không thể nào phủ nhận được. Tất nhiên, nếu là một developer mới, thì chắc chắn đây là phần kiến thức mà bạn cần tìm hiểu chuyên sâu để ứng dụng nó cho công việc của mình.

Vậy cụ thể, Restful api là gì? Ưu điểm, thành phần cơ bản và cách thức hoạt động của restful api ra sao? Cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết sau.

Restful API là gì? 

Restful api được đưa vào sử dụng từ năm 2000, là một tiêu chuẩn được sử dụng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web để tạo sự thuận tiện cho việc quản lý các resource.

Điều mà nó chú trọng chính là các tài nguyên (hình ảnh, video, văn bản, âm thanh, dữ liệu di động,..) của hệ thống bao gồm các trạng thái tài nguyên được truyền tải và định dạng qua HTTP.

REST là gì trọng ít?

Restful API là gì?

Bản thân restful api không phải là một công nghệ. Nó là phương thức tạo ra các API theo một nguyên lý nhất định với mục đích hướng dẫn các lập trình viên cách tạo môi trường, ứng dụng web server xử lý yêu cầu API một cách toàn diện thay thế cho các kiểu khác như WSDL và SOAP.

Các thành phần cơ bản của Restful API 

Restful api là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu một cách linh hoạt với phương thức giúp kết nối thư viện và ứng dụng khác. Để giúp bạn có thêm hiểu biết restful api là gì thì chắc chắn không thể bỏ qua những thành phần cơ bản của nó ngay dưới đây:

  • Application Programming Interface (API): Là tập hợp các quy tắc và cơ chế với mục đích hỗ trợ sự tương tác giữa ứng dụng, thành phần này với ứng dụng, thành phần khác. Những kiểu dữ liệu mà bạn cần cho ứng dụng phổ biến mà API trả về là JSON hoặc XML.
  • REST: Là một kiểu kiến trúc, chuyển đổi cấu trúc dữ liệu để viết API và tạo ra sự giao tiếp cho các máy bằng cách sử dụng phương thức HTTP. REST sẽ xử lý các dữ liệu thông qua yêu cầu HTTP được gửi đến URL thay vì xử lý thông tin người dùng bằng một URL.

Ưu điểm, nhược điểm của Restful API 

Restful api là một chuẩn của website đang được ưa chuộng và mang lại những hiệu quả rất lớn cho các lập trình viên. Sau đây là những ưu, nhược điểm của Restfull API: Trước tiên là một vài những ưu điểm có thể kể đến như là:

REST là gì trọng ít?

Ưu điểm, nhược điểm của Restful API

  • Giúp ứng dụng trở nên rõ ràng hơn khi sử dụng. Điều này sẽ tạo ra điểm nhấn riêng cho các ứng dụng sau khi nó được đưa vào hoạt động cụ thể.
  • Restful url không phải là một hành động mà là đại diện cho một resource cụ thể, giúp lập trình viên không cần phải sử dụng quá nhiều thao tác, từ đó làm giảm bớt được sự nhầm lẫn và sai sót.
  • Dễ dàng ứng dụng các dữ liệu được trả về nhờ sự hiển thị dữ liệu ở nhiều dạng khác nhau như HTML, XML, JSON,.. khi sử dụng restful api.
  • So với các phương pháp khác, thực hiện code trong restful api diễn ra dễ dàng và đơn giản hơn.
  • Sử dụng restful api sẽ chú trọng hơn vào tài nguyên của hệ thống thay vì dữ liệu hay yếu tố khác.

Bên cạnh đó, nó tồn tại một số nhược điểm không đáng kể sau:

  • Chi phí vận hành, phát triển và chỉnh sửa khá cao và tốn kém.
  • Đòi hỏi bạn phải là người có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về code cũng như lập trình.
  • Gặp các rắc rối về vấn đề bảo mật khi hệ thống bị tấn công.

Mặc dù vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm nói trên nhưng nhìn chung, restful api vẫn là một ứng dụng được sử dụng phổ biến trên các trang web trong không thể nào thiếu và đang trở thành một xu thế đối với các lập trình viên trong việc kết nối đến các thông tin, dữ liệu của họ. 

Cách thức hoạt động của Restful API 

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được restful api là gì cũng như những thành phần cơ bản của nó rồi. Trong phần tiếp theo, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách thức hoạt động của restful api.

REST là gì trọng ít?

Cách thức hoạt động của Restful API

Để hiểu rõ được bản chất vấn đề, trước tiên bạn cần phải hiểu được nguyên lý hoạt động của restful api. Nó hoạt động chủ yếu dựa trên giao thức HTTP. Mỗi hoạt động cơ bản sẽ có một HTTP riêng biệt như:

  • Get: Một resource hoặc một danh sách resource sẽ được trả về.
  • Post: Tạo mới resource hoặc danh sách resource.
  • Put: Cập nhật mọi thông tin cho các resource.
  • Delete: Xoá một hay nhiều resource.

Các phương thức hay hoạt động này đều được gọi chung là CRUD và chúng có cách dùng tương tự với Create (tạo), Read (đọc), Update (sửa) và delete (xoá).

Hiện nay, hầu hết các lập trình viên sẽ chọn JSON là format chính thức để viết restful api. Bên cạnh đó cũng có không ít các lập trình viên khác lại lựa chọn XML để làm format. Với Bizfly, với cách chọn nào cũng đều có thể sử dụng được, miễn là bạn cảm thấy nó nhanh và thuận tiện nhất với mình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức mà Bizfly muốn giới thiệu và cung cấp cho bạn trong bài viết hôm nay. Hy vọng, với những thông tin đó, bạn đã hiểu được restful api là gì cũng như các thành phần cơ bản và cách hoạt động của nó.