Ran ngáy là gì

Bình thường khi nghe phổi có tiếng rì rào phế nang êm dịu, trong một số trường tiếng phổi thay đổi khi gặp một số trường hợp bệnh lý.

Xem thêm: Publisher là gì? Sự khác biệt giữa Publisher và Advertiser

Xem thêm: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LÀ GÌ?

1. Rì rào phế nang không bình thường :

  • rì rào phế nang giảm hoặc mất, tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi, hội chứng đông đặc,giãn phế nang. Rì rào phế nang giảm cũng có thể gặp ở người có thành ngực dày ( người béo).

2. Tiếng ran phổi :

  • Ran rít : phát ra do lòng phế quản co thắt lan tỏa từ phế quản lớn đến phế quản nhỏ. Âm sắc cao, cường độ phụ thuộc mức độ co thắt phế quản. Tiếng ran rít nghe rõ hơn ở kì thở ra, thường gặp trong hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Ran ngáy : do co thắt phế quản và rung các chất tiết dính vào thành các phế quản lớn. âm độ trầm nghe rõ cả hai thì. Ho có thể làm thay đổi.
  • Ran ẩm : tiếng lọc xọc đó sự di động của các chất tiết trong phế quản lớn ( to hạt ). phế quản nhỏ ( vừa hạt), tiểu phế quản tận. ran ẩm thường có âm sắc không đều nhau nghe rõ ở cả hai thì, thay đổi khi ho.
  • Ran nổ : nghệ khô, nhỏ giống như tiếng nổ lép bép khi rang muối. Ran nổ có âm sắc đều, nghe được ở cuối thì hít vào do bóc tách phế nang và không thay đổi khi ho. ran nổ thường gặp trong viêm phổi thùy.

Bạn đang đọc: Những tiếng phổi bất thường: ran rít, ran ngáy, ran nổ,..

3. Tiếng thở rít Strido :

  • tiếng rít khu trú có nguồn gốc từ thanh quản, khí quản đoạn cao. Âm sắc thô, cường độ cao có thể nghe rõ ngay cả khi không dùng ống nghe. Thường gặp do u thanh quản, dị vật, phù Quinke gây tắc nghẽn đường hô hấp trên. Ngoài ra có thể gặp trong nhuyễn sụn thanh, khí quản, rối loạn chức năng dây thanh.

4. Tiếng thở rít Wheezing :

  • tiếng rít khu trú có nguồn gốc từ khí quản đoạn thấp và phế quản. Tiếng rít này âm sắc cao ,cường độ mạnh nghe rõ hơn trong khi hít vào ( khác với tiếng ran rít thường nghe rõ hơn trong kì thở ra ). nguyên nhân do u, dị vật, sẹo hẹp gây tắc nghẽn khí phế quản.

5. Tiếng cọ màng phổi :

  • do lá thành và lá tạng của màng phổi bị viêm cọ vào nhau. Tiếng cọ nghệ khô, nông, thô ráp, nghe rõ cả hai thì, không thay đổi khi ho, và mất đi khi nín thở ( giúp phân biệt với tiếng cọ màng ngoài tim ). Cường độ rất thay đổi, có khi rất kín đáo như hai mảnh lụa cọ vào nhau, có khi mạnh như hai mảnh da cọ vào nhau. Tiếng cọ màng phổi gặp trong giai đoạn đầu và giai đoạn lui bệnh của tràn dịch màng phổi.

6. Các tiếng thổi :

  • Tiếng thổi ống : cường độ mạnh, thô, âm sắc cao, nghe rõ được cả ở hai thì nhưng mạnh khi hít vào. thổi ống là tiếng khí – phế quản truyền qua môi trường đông đặc. Gặp trong viêm có hội chứng đông đặc.
  • Tiếng thổi màng phổi : cường độ nhẹ, nghe êm dịu.
  • Tiếng thổi hang : thường gặp trong hang lao, áp xe phổi.

Source: //chickgolden.com
Category: Hỏi đáp

 Trong thực hành lâm sàng, nghe phổi là thao tác khám quan trọng, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho người thầy thuốc

– Nghe phổi được ưu tiên thực hiện trong nhiều trường hợp như bệnh nhân vào viện với các triệu chứng cơ năng của hô hấp: đau ngực, khó thở, ho, khạc đờm, ho máu,…hoặc trong các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý ở phổi.

·  Nghe toàn diện các vùng (đỉnh phổi,rốn phổi, đáy phổi)

·  Nghe từ trên xuống dưới, và đối xứng hai bên để so sánh.

·  Mỗi lần nghe phải đủ 2-3 nhịp thở của bệnh nhân.

1. Các tiếng sinh lý (tiếng rì rào phế nang, tiếng thở thanh khí quản) như thế nào?

2. Có tiếng bệnh lý (tiếng ran, tiếng cọ, tiếng thổi,..) hay không?

   + Được căn dặn trước khi khám.

   +Nếu ngồi được, hướng dẫn bệnh nhân ngồi co hai chân, hai tay ôm gối.

   +Bộc lộ đủ rộng vùng định khám.

   +Hướng dẫn bệnh nhân hít sâu thở đều.

– Thầy thuốc : Trang phục gọn gàng, tác phong chững chạc.

– Tiến hành đeo và kiểm tra ống nghe.

– Nếu là mùa đông cần làm ấm loa nghe trước khi khám.

2. Khám trường hợp bệnh nhân có thể ngồi dậy được

a. Nghe phổi thành ngực sau

– Nghe vùng đỉnh phổi: nghe đối xứng hai bên.

– Nghe vùng rốn phổi: Nghe từ trên xuống dưới, đối xứng hai bên.

– Nghe vùng đáy phổi: Nghe từ điểm thấp nhất xương bả vai trở xuống, nghe đối xứng hai bên.

b. Nghe phổi thành ngực bên

– Nghe theo đường nách giữa hai bên, nghe từ trên xuống dưới và đối xứng hai bên.

– Nghe tại hố trên đòn và hố dưới đòn hai bên

– Lồng ngực bên phải có thể nghe đến gian sườn V, bên trái nghe đến gian sườn II do giải phẫu của tim và gan.

3. Khám phổi trong trường hợp bệnh nhân không thể ngồi dậy được

– Thành ngực trước và bên: Nghe giống trường hợp trên.

– Nghe phổi thành ngực sau: Nghiêng bệnh nhân để đặt ống nghe khám các vùng rốn phổi và đáy phổi. Nghe lần lượt từng bên phổi một.

Video hướng dẫn nghe phổi

– Tiếng thở thanh khí quản: tạo ra khi không khí đi qua thanh, khí quản và các phế quản lớn, nghe thấy rõ ở vùng thanh quản, khí quản, vùng xương ức, và vùng liên bả cột sống. Tiếng thanh khí phế quản thô ráp trong các trường hợp viêm phế quản.

– Rì rào phế nang: Nghe rõ ở vùng ngoại vi của phổi, nghe rõ ở thì hít vào, rất nhẹ ở thì thở ra. Rì rào phế nang giảm trong hội chứng đông đặc, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi. Rì rào phế nang mất trong xẹp phổi.

Video giải thích cơ chế tạo thành các tiếng ran bệnh lý

– Ran nổ: Nghe rõ trong thì hít vào, âm sắc như tiếng vê tóc, rang muối, không mất đi sau ho, khạc. Nguyên nhân có ran nổ là do trong các phế nang chứa dịch xuất tiết ít, dính, quánh, gặp trong viêm phổi, viêm phế quản,…

– Ran ẩm: Nghe rõ ở cả hai thì, âm sắc nghe lọc xọc, ẩm ướt, mất đi khi ho khạc. Nguyên nhân là do trong các phế nang và phế quản chứa dịch lỏng, nhiều, thường gặp trong phù phổi cấp.

– Ran rít: Nghe thấy cả hai thì, nghe như tiếng gió rít qua khe cửa. Nguyên nhân do chít hẹp các phế quản vừa và nhỏ. Thường gặp trong hen phế quản.

– Ran ngáy: Nguyên nhân do chít hẹp các khí, phế quản lớn, nghe như tiếng ngáy ngủ. Gặp trong hen phế quản.

1. Bản chất của ran nổ? Ran nổ gặp trong bệnh gì?

2. Bản chất của ran ẩm? Ran ẩm gặp trong bệnh gì?

3. Bản chất của ran rít, ran ngáy? Ran rít, ran ngáy gặp trong bệnh gì?

4. Bản chất của rì rào phế nang? Bệnh nào có rì rào phế nang giảm?

5. Bản chất củ tiếng thanh khí quản? Bệnh nào có thể nghe thấy tiếng thanh khí quản thô ráp?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp ở nam nhiều hơn nữ nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc bệnh có xu hướng gia tăng do nữ giới có một tỷ lệ hút thuốc đáng kể.

Phế quản, phế nang ở người mắc bệnh phổi mạn tính (trái) và ở người bình thường (phải).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Đây là bệnh lý đặc trưng thuộc đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở và không hoàn toàn hồi phục. Thực tế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng: dạng viêm phế quản mạn tính và dạng khí phế thũng. Có người mắc cả 2 dạng và triệu chứng của 2 dạng cũng tương tự nhau nên người ta gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người ta thấy rằng những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Ước tính rằng cứ 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có một người mắc bệnh (tỷ lệ mắc bệnh do hút thuốc lá chiếm khoảng từ 10 – 20%). Cũng nên lưu ý rằng một khi người bệnh đến với bác sĩ mà đã có ho, khó thở, tăng tiết chất nhày thì bệnh đã nặng rồi.

Nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh trường diễn, việc điều trị gặp không ít khó khăn. Người ta thấy rằng các thuốc corticosteroid có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn cấp tính rất hiệu nghiệm nhưng lại không có tác dụng hoặc tác dụng hạn chế trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, trong khi đó thuốc anticholinnergic dạng bơm đem lại hiệu quả khá cao trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiều tác giả khuyến nghị nên dùng các thuốc anticholinergic là thuốc điều trị duy trì đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi bệnh tiến triển xấu cần kết hợp với các thuốc chủ vận bêta hoặc một số thuốc khác.

Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bỏ thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào không những là những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là những nguy cơ cao của các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Cần sống trong môi trường sạch ít khí độc, khói độc hại. Cần có bảo hộ lao động tốt cho những ai làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm… Nên tập thể dục hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy.

Triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Triệu chứng hay gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một người bệnh được chẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ. Nếu cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp sẽ thấy chỉ số thông khí tắc nghẽn không hồi phục. Ở đây cũng cần quan tâm đến bệnh về hô hấp, cũng gây khó thở đó là bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc gặp dị nguyên như phấn hoa, tôm, cua… và thường có tiền sử bị bệnh hen từ lúc còn nhỏ tuổi; tiền sử gia đình có người bị hen suyễn hoặc mắc một số bệnh dị ứng như mề đay, viêm da dị ứng. Bệnh cũng có ho, khó thở (khó thở vào), tăng tiết, khi nghe phổi cũng có ran rít, ran ngáy, có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng hồi phục. Cả hai bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều hay tái diễn và đều có khả năng trở thành tâm phế mạn. Tuy vậy bệnh hen suyễn dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) hoặc chất kích thích trong khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhất thiết như vậy. Để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người ta dùng phế dung ký. Phế dung ký giúp cho vệc chẩn đoán phân biệt các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh xơ phổi…

BACSI.com (Theo SKDS)

Video liên quan

Chủ đề