Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Kinh tế Việt Nam được đánh giá có những chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, trong đó một phần là do hoạt động cổ phần hóa diễn ra ở nhiều doanh nghiệp có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. Quá trình CPHDNNN nhằm đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc cơ cấu lao động trong xã hội, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Vậy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi nền kinh tế quốc doanh và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả thì Chính phủ các quốc gia đó đã sử dụng nhiều biện pháp để chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước. Quá trình chuyển đổi sở hữu này diễn ra theo nhiều phương thức mà phổ biến nhất là phương thức phi quốc doanh hóa hay còn gọi là “tư nhân hóa” (Privatizaon), hoặc cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam. Theo đó “tư nhân hóa” là quá trình giảm bớt quyền sở hữu Nhà nước hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong các doanh nghiệp Nhà nước. “Tư nhân hóa” bao gồm tư nhân hóa một phần và tư nhân hóa toàn bộ. Tư nhân hóa một phần là việc Chính phủ bán một phần cổ phần ở doanh nghiệp Nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân nhưng vẫn giữ một lượng cổ phần nhất định để chi phối doanh nghiệp. Tư nhân hóa toàn bộ là việc chuyển toàn bộ sở hữu Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước vào tay tư nhân. Ở các quốc gia khác nhau, quá trình cổ phần hóa có thể diễn ra không giống nhau.

Ở Hungary việc cổ phần hóa, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra duới sự tư vấn của Ngân hàng Thế giới và Ủy ban châu Âu đã xóa bỏ vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hóa nền kinh tế. Đây là phương thức tư nhân hóa toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, qua quá trình chuyển đổi, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu năm 2008, quan điểm và định hướng chính sách kinh tế của Hungary đã có sự thay đổi, nhấn mạnh hơn vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế, theo đó Nhà nước mua lại cổ phần chi phối ở một số doanh nghiệp quan trọng của đất nước.

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XV) khi đưa ra “Quyết định về một số vấn để lớn trong cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước”. Quyết định này đưa ra một định hướng mới về việc “thực hiện điều chỉnh mang tính chiến lược đối với kinh tế Nhà nước và cải tổ doanh nghiệp Nhà nước”. Việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc được thực hiện theo phương thức một phần. Cụ thể là trong quá trình tái cơ cấu, Trung Quốc chú trọng việc tư nhân hóa sở hữu Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với việc hình thành các công ty lớn, tập đoàn kinh tế dựa trên mô hình công ty mę – công ty con. Việc thành lập các công ty mẹ – công ty con là biện pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước cố phần hóa thông qua việc tham gia vào công ty với tư cách là cổ đông. Đa số các doanh nghiệp Nhà nước lớn sau khi tái cơ cầu đều có các công ty con. Các công ty con này được phép tiếp tục đầu tư vào các công ty khác. Quan hệ giữa công ty mę và công ty con được thực hiện thông qua việc quản lý và nắm giữ phần vốn khống chế. Công ty mẹ có sự tham gia của Nhà nước là công ty nắm cổ phần chi phối ở các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.

Ở Ba Lan, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi, CPHDNNN có sự khác biệt với Hungary và Trung Quốc. Theo đó cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra cùng với quá trình thay đối thể chể chính trị nên được thực hiện rất nhanh với các hình thức: giải thể, cho phá sản, bán lại cho tư nhân trong nước, bán lại cho các công ty nước ngoài, chỉ còn lại một số ít doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức công ty cô phần. Sau quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đi theo hai xu hướng: (i) Một số tiếp tục phát triển do nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có thêm vốn từ khu vực tư nhân; (ii) Nhiều doanh nghiệp bị các hãng nước ngoài thôn tính tiếp tục hoạt động hoặc đóng cửa để thực hiện độc quyền sản xuất, buộc người dân Ba Lan phải sử dụng sản phẩm của các hãng nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước ở Ba Lan tốn tại dưới 3 hình thức chính: Công ty cổ phần có sự tham gia vốn của Nhà nước (Nhà nước chỉ nắm 30 – 40% cổ phần nhưng là cổ phần “vàng”, Nhà nước vẫn có khả năng chi phối), công ty cổ phấn do Nhà nước chi phối (Nhà nước năm giữ đa số cổ phần), công ty l00% vốn Nhà nước.

Ở Việt Nam, CPHDNNN là một nội dung quan trọng trong chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước gắn với đổi mới nền kinh tế nói chung. Theo Nghị định 109/2007/NÐ-CP ngày 6/6/2007, cố phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đề cập là “việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”. Đển năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2011 ngày 16/7/2011 và sau đó là Nghị định 116/2015/NÐ CP ngày 11/11/2015 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Tại khoản 1 điều 1 của nghị định này nêu rõ khái niệm cổ phấn hóa như sau: “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chyền đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.”

Như vậy, CPHDNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) sang thành hình thức công ty cổ phần, chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Với khái niệm này, đối tượng của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chỉ là doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn Nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối không phải đối tượng của cổ phần hóa. Các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ được chuyển đổi thành công ty cổ phần, là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thái cổ phần. Từ những nội dung trên, có thể đưa ra khái niệm cổ phần hóa như sau: “Cố phần hóa là quá trình thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu”.

Việc CPHDNNN nhằm hướng đến một số mục đích sau đây:

 – Góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường, nâng cao tính năng động, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói riêng;

 – Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân các tố chức kinh tế, tô chức xã hội trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh, hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường, tạo thêm việc làm, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước;

– Thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế nhà nước, đổi mới – căn bản quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tể;

 – Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sở hữu cổ phần, tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động.

Các doanh nghiệp Nhà nước có thể thực hiện cổ phần hóa theo một trong những hình thức sau:

– Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có trong doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

– Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa – bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

 – Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Đặc điểm:

Là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi đã hoàn thành cổ phần hóa sẽ có địa vị pháp lý của công ty cổ phần. Khi đó tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như cơ chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản, quyễn và nghĩa vụ của công ty, cơ chế quản lý, sẽ đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần.

CPHDNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần. Nếu như trước khi cổ phần hóa, toàn bộ vốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước thì sau khi tiến hành cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp không chỉ là của riêng Nhà nước mà còn là của các chủ sở hữu khác như người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Trong đó người lao động là chủ thực sự cho phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần.

CPHDNNN là biện pháp duy trì một phần sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần. Thực tiễn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cho thấy Nhà nước không chuyển toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần mà chi chuyển một bộ phận doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân thành công ty cổ phần. Hiện nay, sau khi cổ phần hóa thi Nhà nước vẫn thường là một cổ đông trong doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

> Xem thêm:

Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam.

Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Căn cứ theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP thì quá trình cổ phấn hóa doanh nghiệp được thực hiện theo một trình tự như sau:

 Bước 1: Xây dựng Phương án cổ phần hoá

1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc.

1.1. Cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá đồng thời với Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp. 

1.2. Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá. 

2. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:

Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hoá, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành:

2.1. Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.

2.2. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

– Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Vốn ngân sách nhà nước là gì? Phân biệt với vốn ngoài ngân sách nhà nước?

– Các Hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).

– Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

– Hồ sơ về tài sản không cần dùng, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi.

– Hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn).

– Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

– Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

– Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.

3. Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp: 

Xem thêm: Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình xây dựng đối với công trình sử dụng vốn nhà nước

Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:

3.1. Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp:

Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn (hoặc đấu thấu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho

Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp.

Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói: lập phương án cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần. 

3.3. Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính.

Thời gian để hoàn tất các công việc tại điểm 3.1, 3.2, 3.3 không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày chuẩn bị xong hồ sơ tài liệu đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ; không quá 60 ngày đối với các trường hợp còn lại.

Xem thêm: Quy định về công ty có vốn nhà nước trên 50%

3.4. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:

Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hoá, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải ra quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 

4. Căn cứ thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp lập:

– Danh sách người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để xác định số cổ phần dự kiến người lao động được mua ưu đãi.

– Lập danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty tại thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, phân loại lao động theo các đối tượng: hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm, danh sách lao động dôi dư…

5. Hoàn tất Phương án cổ phần hoá:

5.1. Lập Phương án cổ phần hoá:

Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án cổ phần hoá với các nội dung chính sau:

Xem thêm: Thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần

a) Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 – 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá.

b) Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:

– Thực trạng về tài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).

– Thực trạng về tài chính, công nợ.

– Thực trạng về lao động.

– Những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

c) Phương án sắp xếp lại lao động:

– Số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.

Xem thêm: Bản chất và lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

– Số lao động tiếp tục tuyển dụng.

– Số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng.

d) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ:

– Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần: sắp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

– Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản lượng, thị trường, lợi nhuận … và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, …

đ) Phương án cổ phần hoá :

– Hình thức cổ phần hoá và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

– Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao động), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường.

Xem thêm: Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước

– Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công ty, hoặc đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khoán).

e) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.

5.2. Hoàn thiện Phương án cổ phần hoá.

a) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường).

b) Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hoá. 

c) Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hoá để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

d) Ban chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt. 

Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 5.2 bước này không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Xem thêm: Xử lý tài chính khi doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức

5.3. Phê duyệt phương án cổ phần hoá.

Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét ra quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo.

 Bước 2: Tổ chức bán cổ phần.

1. Ban chỉ đạo cổ phần hoá lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định. 2. Tổ chức bán cổ phần: 2.1. Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường: a) Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp: Ban chỉ đạo cổ phần hoá và doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư. b) Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian: – Ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng. – Ban chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc bán cổ phần theo quy định. c) Đối với trường hợp bán cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ban chỉ đạo cổ phần hóa được quyền đăng ký với cơ quan quyết định cổ phần hoá về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán để cơ quan quyết định cổ phần hoá quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ phần, đăng ký kế hoạch đấu giá với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời gian đấu giá cổ phần của doanh nghiệp. 2.2. Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân của các nhà đầu tư thông thường, Ban chỉ đạo cổ phần hoá: – Chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có). – Tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hoặc thương thảo với các nhà đầu tư chiến lược đã được lựa chọn. 3. Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá. 4. Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá đối với trường hợp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt.

(Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 3 tháng kể từ khí có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

 Bước 3: Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 1. Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Ban Chỉ đạo cổ phần hoá chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. 2. Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký kinh doanh, nộp con dấu của doanh nghiệp cũ và xin khắc dấu của công ty cổ phần. (Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại điểm 1, điểm 2 Bước 3 không quá 30 ngày) 3. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hoá, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá. Nộp tiền thu từ cổ phần hoá về Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. 4. Công ty cổ phần mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định hiện hành. 5. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo  quy định. Trường hợp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành. 6. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty nhà nước.

Video liên quan

Chủ đề