Quy định tự nhận xét đánh giá của cán bộ

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ chuẩn nhất hiện nay là mẫu nào? Có bao nhiêu mức xếp loại chất lượng cán bộ? Câu hỏi của chị H.P (Bình Dương).

Việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ được tiến hành theo trình tự nào?

Tại Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nhận xét, đánh giá cán bộ
a) Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
b) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
4. Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
5. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

Theo quy định trên thì việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ được tiến hành theo trình tự sau:

- Cán bộ tự đánh giá xếp loại chất lượng.

- Tiến hành nhận xét đánh giá cán bộ.

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.

- Xem xét, quyết định đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ.

- Thông báo kết quả đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ.

Quy định tự nhận xét đánh giá của cán bộ

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ chuẩn nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là gì?

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là biểu mẫu giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận quá trình làm việc của bản thân, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Mỗi cán bộ sẽ phải tự phê bình, nhận xét, kiểm điểm về chính mình trong quá trình công tác, thực hiện các công việc được giao, đồng thời là lối sống đạo đức, phẩm chất của mình.

Chính vì vậy, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể. Đồng thời việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ chuẩn nhất hiện nay là mẫu nào?

Hiện nay, không có một văn bản độc lập nào quy định về về bản tự nhận xét đánh giá cán bộ.

Tuy nhiên, tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP có ghi nhận phần nội dung về việc tự nhận xét, xếp loại chất lượng cán bộ.

Do đó, cán bộ có thể tham khảo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP và tự lập ra bản nhận xét đánh giá hoặc có thể tham khảo Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ mà Thư viện pháp luật đính kèm sau đây:

Quy định tự nhận xét đánh giá của cán bộ

Tải Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ: Tại đây

Tải Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP: Tại đây

Có bao nhiêu mức xếp loại chất lượng cán bộ?

Tại khoản 1 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:

(ĐCSVN) - Bạn đọc Trần Thị Hồng Minh ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) hỏi: Việc nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển và bố trí cán bộ sau luân chuyển được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

Nội dung bạn Phan văn Thành hỏi được nêu tại Điều 9, Điều 10 - Quy định số: 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định về luân chuyển cán bộ”. Cụ thể:

Điều 9. Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển

1- Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đề xuất cán bộ luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của cán bộ; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng", báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.

2- Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển theo các tiêu chí quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

3- Nhận xét, đánh giá khi hết thời gian luân chuyển

- Cán bộ luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển.

- Ban thường vụ cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá về cán bộ luân chuyển.

4- Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình đối với cán bộ luân chuyển.

Điều 10. Nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển

Việc xem xét bố trí, phân công cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ./.