Quy định giữ khoảng cách an toàn COVID

Chủ động để phòng chống dịch Covid-19

Lê Xuân Thanh

2021-07-23T15:23:34+07:00 2021-07-23T15:23:34+07:00 //bvphcntw.gov.vn/index.php/vi/news/tin-hoat-dong-benh-vien/chu-dong-de-phong-dich-covid-19-81.html //bvphcntw.gov.vn/uploads/news/2021_02/tai-xuong-1.jpg

Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương //bvphcntw.gov.vn/uploads/logo.png

Thứ năm - 22/07/2021 14:23 1.867 0

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường do biến thể Delta lây lan nhanh khi tiếp xúc gần qua môi trường không khí kín, Bộ Y tế đề nghị người dân không hoang mang, chủ động tuân thủ thực hiện khuyến cáo 5K


trong đó cần thực hiện biện pháp:
1. Hạn chế đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tụ tập quá đông người tại nơi công cộng.
2. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, luôn giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2m với người khác.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Nơi ở, nơi làm việc phải thông thoáng, thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng.
4. Tuân thủ nghiêm việc thực hiện cách ly y tế tại những nơi có đang có dịch.
5. Thực hiện khai báo y tế theo hướng dẫn tạitokhaiyte.vn; cài đặt ứng dụng Bluezone – Phát hiện tiếp xúc.
Liên hệ với đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng Bộ Y tế 1900.9095 để được tư vấn, hướng dẫn khi cần thiết.

Tiêm phòng vaccine phòng COVID-19

Các dữ liệu gần đây ghi nhận những người trưởng thành chưa được tiêm vaccine phòng bệnh có khả năng xét nghiệm COVID-19 cho kết quả dương tính cao hơn 6 lần và có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn 11 lần so với người đã được tiêm chủng vaccine.

Các nhà khoa học khuyến cáo hành động quan trọng nhất mà mọi người cần thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ bản thân và những người khác là tiêm phòng vaccine. Mặc dù đã có nhiều tài liệu ghi nhận có một số trường hợp bị nhiễm COVID-19 có tính cách đột phá sau khi tiêm vaccine nhưng chúng xảy ra có xu hướng nhẹ và rất hiếm khi dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Những người đã được tiêm chủng vaccine cũng được cho là ít có khả năng bị lây nhiễm hơn nhưng họ có khả năng lây truyền virus sang cho người khác khi nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cũng cho rằng không có gì là có kết quả tuyệt đối 100% nhưng vaccine là cách bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh.

Mang khẩu trang đúng cách là điều không thể thiếu

Tại sao phải giữ khoảng cách để phòng chống dịch COVID-19? [5K]

COVID-19 (hay dịch bệnh do virus corona) hiện đang là đại dịch hoành hành trên toàn thế giới với khả năng lây nhiễm cao. Để phòng chống lây nhiễm COVID-19, việc giữ khoảng cách là một trong những giải pháp được khuyến cáo hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc giữ khoảng cách cũng như thực hiện nghiêm túc.

Nhằm mục đích chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn xin gửi đến video "Tại sao phải giữ khoảng cách?" để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về giải pháp này. Hãy cùng Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tìm hiểu và thực hiển để bảo vệ bản thân và cộng đồng nhé! Giữ khoảng cách 2 mét theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đeo khẩu trang kết hợp giữ khoảng cách để phòng, chống dịch Covid-19

Thụy Du

Đánh giá tác giả:

09:00 thứ năm ngày 04/02/2021

Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết

(HNMO) - Bộ Y tế khuyến cáo, đeo khẩu trang luôn phải kết hợp với giữ khoảng cách an toàn (từ 2 mét trở lên), rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay để phòng, chống dịch Covid-19 tốt nhất.

Tin liên quan Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp không đeo khẩu trang, khai báo y tế

(HNMO) - Sáng3-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh, cần phải quyết liệt hơn việc tuyên truyền người dân nghiêm túc thực hiện …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết

Từ khóa: đeo khẩu trang giữ khoảng cách rửa tay bằng xà phòng phòng chống dịch Covid-19

Khoảng cách hai mét và thói quen tuân thủ

(ĐCSVN) – Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, một trong những điểm lưu ý là việc thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp. Tại siêu thị và một số chợ truyền thống, chợ dân sinh TP Hà Nội, đa số người dân đều chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên vẫn còn một số người có lẽ do thói quen vẫn chưa thực hiện tốt.

Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, tại TP Hà Nội, đa số các siêu thị đều nhanh chóng, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp, cách thực nhằm thực hiện có hiệu quả, một trong số đó là việc giữ khoảng cách tối thiểu khi thực hiện giao dịch với khách hàng.

Với nhiều lợi thế thuận lợi như: Mặt bằng rộng, lực lượng giám sát và bảo vệ túc trực 24/24, nhân viên được đào tạo, tập huấn và có những kỹ năng xử lý các tình huống, nên siêu thị là địa điểm ngày càng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn mua sắm. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh, bên cạnh những giải pháp thường xuyên thì chủ các siêu thị còn có sự chuẩn bị từ trước với những diễn biến và phương pháp dự phòng trong phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, ngay khi có sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, phần lớn các siêu thị đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng phục vụ tâm lý và thói quen người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Một giải pháp của siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội là dán miếng cảnh báo giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp .

Thực hiện việc giữ khoảng cách 2 mét khi giao tiếp, với một số siêu thị do đặc thù nằm xen kẽ, thậm chí là các tòa nhà của tư nhân cho thuê thì việc giữ khoảng cách cũng còn nhiều trở ngại vì diện tích nhỏ, bày nhiều hàng hóa… Tuy nhiên, với các siêu thị lớn, đa số đều triển khai nhiều giải pháp.

Theo khảo sát của phóng viên, một số siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai những giải pháp như: Duy trì thực hiện tuyên truyền bằng loa trong toàn hệ thống; nhân viên túc trực sẵn sàng hướng dẫn khách mua sắm thực hiện các yêu cầu đề ra. Hay như mới đây một siêu thị đã có giải pháp khá thú vị là in hình bàn chân với khoảng cách 2 m một hình tại chỗ lấy đồ mua hàng và khu vực thanh toán… Theo đại diện các siêu thị chia sẻ,đây là việc làm thiết thực để thực hiện Chỉ thị 16/TT-TTg, góp phần nhắc nhở và phối hợp cùng khách hàng, người dân cố gắng thực hiện vì sức khỏe của mình và cộng đồng.

Trong khi đó, đi chợ là thói quen đã có từ lâu của người dân. Chợ là nơi giao thương, trao đổi, giúp mọi người mua được thực phẩm, đồ dùng mình mong muốn một cách thật dễ dàng. Thực phẩm ở chợ so với thực phẩm ở siêu thị có sự chênh lệch rất lớn về giá cả. Đây là lý do vì sao không ít người tiêu dung vẫn giữ thói quen đi chợ, tuy nhiên việc đứng cách nhau 2 mét khi tiếp xúc dường như còn một bước trở ngại vô hình, nhiều người vẫn chưa quen với việc này.

Khảo sát một số khu vực chợ truyền thống như chợ Đại Từ (Hoàng Mai), chợ Cống Vị, chợ 7,2 ha Vạn Phúc, chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Xanh (Cầu Giấy), chợ Thanh Xuân (Thanh Xuân)…, phóng viên nhận thấy, rất ít người mua chấp hàng nghiêm việc đứng cách nhau 2m khi thực hiện giao dịch mua bán. Đa số đều đi qua nhau, thậm chí đứng, ngồi trên xe trao đổi, nói chuyện trên một diện tích chật hẹp. Một phần thói quen này cũng đến từ cái tiện: Không phải gửi xe, không phải xếp hàng, tiện cho việc mặc cả… hoặc đôi khi cũng vì lý do “ngại”.

Trong khi đó, tâm lý người bán thì luôn muốn làm sao tiện lợi nhất cho người mua để họ không phiền lòng. Do thay đổi thói quen, tâm lý người đi mua hàng thì ai cũng như ai, sao mình phải khác và đôi lúc sợ làm đúng quy định thì như kẻ “trên giời rơi xuống”, lại thấy ngại với người mua. Những thói quen của người bán và người mua ở chợ khiến khó đảm bảo được yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh.

Thiết nghĩ, với những yêu cầu và biện pháp quyết liệt từ các cấp, ngành trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 đang có xu hướng ngày càng phức tạp, thì tự bản thân mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện. Ban quản lý các chợ cũng cần giám sát, nhắc nhở người dân mua hàng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Việc nâng cao ý thức tự giác đi đôi với sự quyết liệt từ cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện sẽ góp phần bảo đảm an toàn, sức khỏe người dân, góp phần cùng cả nước chung tay đẩy lùi đại dịch.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được:

Tại một siêu thị lớn ở TP Hà Nội, ý tưởng dán miếng cảnh báo khoảng cách
được thực hiện tại ngay khu vực cửa ra vào.


Đa số khách hàng đều hợp tác cùng nhân viên hướng dẫn.

Tại quầy thanh toán, cả nhân viên và khách hàng đều cố gắng thực hiện tốt
việc giữ khoảng cách khi giao tiếp.

Không chỉ thực hiện việc giữ khoảng cách, mà ngay tại cửa ra vào,
nhân viên đều thực hiện đo thân nhiệt khách hàng.

Trong khi đó, tại chợ Bưởi, dường như cả khách hàng và người bán không mấy quan tâm khoảng cách theo yêu cầu.
Tại chợ Đại Từ, tình trạng diễn ra tương tự.
Tại khu chợ 7,2 ha Vạn Phúc, nhiều người vẫn giữ thói quen dựng xe, "sà" xuống mua hàng
Chợ Xanh (Cầu Giấy) khoảng cách tiếp xúc chưa tới 1 m.
Tại chợ Ngọc Hà, nhiều người thản nhiên trao đổi ngay sát mặt.
Người dân vô tư mua bán, không hề quan tâm đến khoảng cách tại khu vực chợ tự phát Thanh Xuân.

Trường Quân

TIN LIÊN QUAN

  • Cùng lên tiếng để chấm dứt vấn nạn buôn bán thịt chó, mèo
  • Quảng Bình: Tập trung nâng cao năng lực cho công tác phòng chống thiên tai
  • EVFTA là một FTA có tác động rất tích cực tới kinh tế Việt Nam
  • Đồng Nai nỗ lực phát triển thương hiệu gỗ Việt
  • Việt Nam có tỷ lệ người dân mong muốn mua nhà cao nhất khu vực Đông Nam Á
  • Miền Bắc tiếp tục đà tăng nhiệt và cảnh báo một số nơi có tia UV cao
  • 76 năm thành lập Đảng bộ Thành phố Chí Linh: Hội tụ và toả sáng những khát vọng

Video liên quan

Chủ đề