Quảng đông ở đâu

Quảng Đông là một tỉnh nằm ven bờ biển Đông của Trung Quốc. Quảng Đông đã vượt qua Hà Nam và Tứ Xuyên để trở thành tỉnh đông dân nhất Trung Quốc vào năm 2005, với 79 triệu cư dân thường trú có hộ khẩu và 31 triệu người nhập cư đã sống ít nhất 6 tháng tại tỉnh. Nếu Quảng Đông là một quốc gia, thì dân số năm 2012 là 104 triệu người khiến Quảng Đông lớn thứ 12 trên thế giới (sau Mexico, trước Philippines) và GDP của 850 tỷ USD sẽ là nền kinh tế đứng thứ 16 (sau Hàn Quốc, trước Indonesia). Cả dân số và GDP vẫn đang phát triển.

Tỉnh lị của Quảng Đông là Quảng Châu, đại đô thị này cùng với trung tâm kinh tế Thâm Quyến nằm trong số các thành phố đông dân và quan trọng nhất tại Trung Quốc. Vùng châu thổ Châu Giang là khu vực siêu đô thị lớn nhất thế giới.

Quảng Đông có vị trí xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Hoa. Thời đấy, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là "Bách Việt" (百越), các tộc người có lẽ là Tai-Kadai có liên quan đến dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây.

Vùng đất này thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngung (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. Quận này đã từng là một nước Nam Việt độc lập giữa thời kỳ nhà Tần sụp đổ và Hán Vũ Đế lên cai trị Trung Hoa. Nhà Hán cai trị Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam (hay Đại Việt với tên gọi là Giao Châu (交州). Dưới thời Đông Ngô thuộc thời kỳ Tam Quốc, Quảng Đông được Đông Ngô lập thành một tỉnh - đó là tỉnh Quảng Châu (廣州) vào năm 226.

Trải qua thời gian dài, cơ cấu dân cư của khu vực này thay đổi dần dần, dẫn đến người Hán chiếm đa số, đặc biệt là sau nhiều đợt di cư lớn từ phương bắc trong các thời kỳ bất ổn chính trị do các bộ lạc du mục phía bắc Trung Hoa quấy nhiễu kể từ khi nhà Hán sụp đổ trở về sau. Ví dụ như cuộc binh biến do An Lộc Sơn lãnh đạo dẫn đến việc tăng 75% dân số của tỉnh Quảng Châu giữa những năm 740-750 và giai đoạn 800-810.[9]. Khi người Hán đến đây đông hơn, dân địa phương đã dần bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa.[10], hoặc bị mai một hẳn văn hóa bản địa.

Cùng với Quảng Tây, Quảng Đông được tạo lập thành một bộ phận của Lĩnh Nam đạo (嶺南道), năm 627 vào thời nhà Đường. Phần Quảng Đông trong Lĩnh Nam Đạo được đổi tên thành Quảng Nam Đông Đạo năm 971 trong thời nhà Tống - đây là sự bắt nguồn của cái tên Quảng Đông.

Khi quân Mông Cổ ở phương bắc xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13, triều đại Nam Tống rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở địa điểm của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Hải chiến Nhai Sơn năm 1279 ở Quảng Đông đã kết thúc triều đại Nam Tống. Trong thời nhà Nguyên thuộc Mông Cổ, Quảng Đông là một phần của Giang Tây. Tên gọi Tỉnh Quảng Đông ngày nay được quy định vào giai đoạn đầu của nhà Minh.

Từ thế kỷ 16, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển Malacca và Biển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Macao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Macao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ 19, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada.

Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa Kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa Kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc.

Trong thời kỳ những năm 1850, phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông.

Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy.

Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988.

Địa lýSửa đổi

Quảng Đông giáp Biển Đông về phía nam và có 4300 km bờ biển. Bán đảo Lôi Châu là vùng cực nam đất liền của tỉnh này. Ở trên Bán đảo Lôi Châu vẫn còn một số núi lửa đang ngừng hoạt động. Đồng bằng châu thổ Châu Giang là nơi tụ hợp của 3 sông thượng lưu là Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang. Vùng đồng bằng châu thổ này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ. Tỉnh Quảng Đông bị chia cắt về mặt địa lý khỏi phía bắc bởi một ít dãy núi có tên gọi chung là Nam Lĩnh (南岭). Đỉnh cao nhất của tỉnh này có độ cao 1600 m so với mực nước biển. Quảng Đông giáp Phúc Kiến về phía đông bắc, Giang Tây và Hồ Nam về phía bắc, Quảng Tây về phía tây và Hồng Kông, Ma Cao về phía nam. Đảo Hải Nam nằm ngoài khơi tỉnh này gần Bán đảo Lôi Châu. Theo truyền thống, quần đảo Đông Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh của tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên, hiện nay quần đảo này nằm trong dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.

Các thành phố xung quanh Đồng bằng châu thổ Châu Giang có: Đông Hoàn, Phật Sơn, Quảng Châu, Huệ Châu, Giang Môn, Thâm Quyến, Thuận Đức, Đài Sơn, Trung Sơn và Châu Hải. Các thành phố khác có: Triều Châu, Trừng Hải, Khai Bình, Nam Hải, Sán Đầu, Thiều Quan, Tân Hội, Đam Giang và Triệu Khánh.

Quảng Đông có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phía nam nhiệt đới) với mùa đông ngắn, ôn hòa, khô ráo và mùa hè dài, ẩm và nóng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày vào tháng Giêng và tháng 7 là 18 độ C và 33 độ C. Sương mù thì hiếm khi có ở vùng ven biển nhưng có xảy ra một vài ngày ở các vùng sâu trong đất liền.

Tiếng Quan thoại được sử dụng rộng rãi, hầu như bởi những người có học, đặc biệt là trong các khu vực như Thâm Quyến và Chu Hải đã được xây dựng thông qua người di cư từ khắp Trung Quốc.

Ngôn ngữ lịch sử của khu vực là tiếng Quảng Đông, khác hẳn với tiếng phổ thông. Người Quảng Đông rất tự hào về ngôn ngữ của họ và tiếp tục sử dụng nó rộng rãi bất chấp nỗ lực Quan thoại hóa. Tiếng Quảng Đông chính nó là liên quan chặt chẽ hơn với ngôn ngữ của triều đại nhà Đường hơn là tiếng Quan thoại hiện đại (khoảng triều đại nhà Nguyên) Mandarin. Người Quảng Đông trên toàn thế giới có xu hướng xem mình là "Đường nhân" (dân nhà Đường ở Quảng Đông) chứ không phải là Hán, tên gọi tiêu chuẩn cho dân tộc Trung Quốc.

Trong tiếng Quảng Đông cũng có rất nhiều thổ ngữ. Phổ biến nhất là thổ ngữ Quảng Châu. Thổ ngữ Quảng Châu (廣州話, "Quảng Châu thoại") không chỉ tồn tại ở Quảng Đông mà còn ở khắp toàn cầu. Số người nói thổ ngữ này được ước tính lên tới 70 triệu người.

Tiếng Quảng Đông rất khác biệt với các ngữ âm khác trong tiếng Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm văn hóa và đặc tính dân tộc của một bộ phận người Trung Quốc.

Có một số sân bay hiện đại lớn trong khu vực: Quảng Châu, Hong Kong và Macau có nhiều chuyến bay quốc tế, Thâm Quyến, Chu Hải và Sán Đầu phục vụ gần như hoàn toàn cho các chuyến bay nội địa Trung Quốc.

Khu vực này cũng cũng được kết nối với phần còn lại của Trung Quốc bằng đường bộ và đường sắt.

Ngoài ra còn có nhiều cảng, chủ yếu là cảng container xử lý lưu thông hàng hóa lớn (2,4 triệu tấn vào năm 2003), nhưng với một số cảnh phục vụ hành khách. Trong đó, có phà (tàu cánh ngầm nhanh) kết nối với Hồng Kông và Ma Cao với các thành phố lân cận Quảng Đông Thâm Quyến và Chu Hải, và một số thậm chí chạy lên thượng nguồn đến Quảng Châu. Xem các bài viết thành phố để biết chi tiết.

Người Quảng Phủ, hoặc gọi người Quảng Đông, nhánh dân tộc Quảng Phủ, là chỉ cư dân người Hán sử dụng tiếng địa phương Quảng Đông ở khu vực phủ Quảng Châu, tam giác châu sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông, cũng là nhánh dân tộc lớn nhất trong "ba nhánh dân tộc lớn" của người Hán ở Lĩnh Nam, phân bố rộng khắp ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao và một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải ngoại. "Quảng Phủ" là tên gọi tắt của đơn vị hành chính "phủ Quảng Châu", người Quảng Phủ là tên gọi tắt của người phủ Quảng Châu.[1][2] Văn hoá Quảng Phủ là nền văn hoá tiếng Quảng Đông lấy Quảng Châu làm trung tâm, lấy tam giác châu sông Châu Giang làm phạm vi lưu thông chủ yếu, nó thuộc về văn hoá Lĩnh Nam, có kho tàng phong phú nhất, cá tính mới lạ nhất và ảnh hưởng lớn nhất trong văn hoá Lĩnh Nam.

Quảng đông ở đâu
Người Quảng Phủ
Gwong2-fu2-man4-hai6
廣府人
Gwong2-fu2-jan4
Cantonese

Lục tổ Huệ Năng

Quảng đông ở đâu

Trần Hiến Chương

Quảng đông ở đâu

Lương Trữ

Quảng đông ở đâu

Viên Sùng Hoán

Quảng đông ở đâu

Đặng Thế Xương

Quảng đông ở đâu

Khang Hữu Vi

Quảng đông ở đâu

Tôn Trung Sơn

Quảng đông ở đâu

Lương Khải Siêu

Quảng đông ở đâu

Chiêm Thiên Hựu

Quảng đông ở đâu

Hà Hương Ngưng

Quảng đông ở đâu

Tiển Tinh Hải

Quảng đông ở đâu

Lương Tư Thành

Quảng đông ở đâu

Diệp Vấn

Quảng đông ở đâu

Hoàng Liễu Sương

Quảng đông ở đâu

Hoàng Dĩ Tĩnh

Quảng đông ở đâu

Quảng Hữu Lương

Quảng đông ở đâu

Lí Tiểu Long

Quảng đông ở đâu

Ngũ Băng Chi

Quảng đông ở đâu

Lí Triệu Cơ

Quảng đông ở đâu

Lạc Gia Huy

Quảng đông ở đâu

Mai Diễm Phương

Quảng đông ở đâu

Lưu Đức Hoa

Quảng đông ở đâu

Dịch Kiến Liên

Quảng đông ở đâu

Hà Tinh

Quảng đông ở đâu

Trần Trọng Dân

Khu vực có số dân đáng kểNước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao)
Trung Hoa dân quốc (Đài Loan)
Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Việt Nam)
Thế giới phương Tây (Hoa Kì, Peru, Canada, Anh Quốc, Australia, Venezuela)Ngôn ngữTiếng Quảng Đông (tiếng Quảng Châu và phương ngữ tiếng Quảng Đông), tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đạiTôn giáoĐa số là tín ngưỡng dân gian Trung Quốc (bao gồm Đạo giáo Tam Thanh, Nho giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên) và Phật giáo Hán truyền, thiểu số là Cơ Đốc giáo và các tôn giáo khác.Sắc tộc có liên quanNgười Hán và các chi hệ khácNgười Quảng ĐôngPhồn thể廣府人Giản thể广府人Tên tiếng Trung thay thếPhồn thể廣東人Giản thể广东人Tên tiếng Trung thay thế thứ 2Phồn thể唐人Giản thể唐人

Sự phân bố của ba nhánh dân tộc lớn:[3]

  • Nhánh dân tộc Quảng Phủ: hoặc gọi người Quảng Phủ, phân bố chủ yếu ở Quảng Châu, Phật Sơn, Đông Hoản và khu vực rộng lớn phía tây nam tỉnh Quảng Đông.
  • Nhánh dân tộc Triều Sán: hoặc gọi người Triều Sán, người Triều Châu, phân bố chủ yếu ở Sán Đầu, Triều Châu, Yết Dương, Sán Vĩ và phía nam Phong Thuận, cùng với bán đảo Lôi Châu ở phía tây tỉnh Quảng Đông.
  • Nhánh dân tộc Khách Gia: hoặc gọi người Khách Gia, phân bố chủ yếu ở Mai Châu, Hà Nguyên, Huệ Châu, Thiều Quan và Long Cương thuộc Thâm Quyến.

  1. ^ “Tìm hiểu sơ bộ nguồn gốc sâu xa của văn hoá Thanh Viễn và Quảng Phủ”. www.haiwainet.cn. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Trần Trạch Hoằng. “Mạn đàm "Quảng Phủ"”. hk.crntt.com. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Văn phòng Địa phương chí Chỉnh phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông. “Tóm tắt ba nhánh dân tộc lớn”. weimia.com. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Người_Quảng_Đông&oldid=68613970”