Quan điểm của ảnh chỉ về học môn Ngữ văn

Bởi Daniel C. Owen, Bà Phạm Xuân Thiều, Nguyễn Thị Hải Vân

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Daniel C. Owen, Bà Phạm Xuân Thiều, Nguyễn Thị Hải Vân

Giới thiệu về cuốn sách này

LTS: Trước thực trạng hiện nay nhiều em học sinh không có hứng thú và yêu thích môn ngữ Văn, tác giả Thanh An - người thầy đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.                                                              

Đã từ lâu, đã có một hiện thực đang tồn tại ở rất nhiều trường phổ thông hiện nay đó là một bộ phận học sinh không thích học văn, ngán học văn. 

Các em học Văn chỉ vì môn học này được sử dụng để thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học Quốc gia. Vì thế, việc cảm thụ các tác phẩm văn học trong nhà trường bị hạn chế. 

Hiện nay, nhiều học sinh có tâm lý không thích học môn ngữ Văn (Ảnh nguồn: Classbook.vn).

Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. 

Vậy vì sao lại có hiện tượng này?

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. 

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được. 

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.  Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách. 

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn. 

Nếu không phải thi, môn Văn sẽ chẳng mấy học sinh muốn học

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài . 

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt. 

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.     Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.  Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.  Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu… Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.  Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.   

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn. 

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn. 

Vừa học vừa chán môn văn

Các bậc cha mẹ cũng hướng con mình đến những môn học tự nhiên, những môn học có thể thi được nhiều ngành nghề nhằm sau khi học xong có thể dễ xin việc làm. Nhiều người quan niệm: môn Văn được là môn học viển vông, lãng mạn, lạc hậu với xu thế thời đại. Điều này dẫn tới các em không chú trọng đối với môn Văn cũng là điều dễ hiểu.    

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn. 

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.  Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.  Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.     Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước. 

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

   

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn. 

Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều… ngán

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy. Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.  Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.  Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.  Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.  Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử. 

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn . 

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò. Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

Thanh An

 TS Nguyễn Ái Học - giảng viên trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh

Lâu nay trên các trang truyền thông diễn ra nhiều tranh luận về môn Văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, nhiều ý kiến không mấy lạc quan về môn học này. Là một thầy giáo trải qua dạy học môn Văn ở nhiều cấp học từ phổ thông đến đại học, xin ông cho biết ý kiến của mình?

- Vâng. Về chuyện này, tôi đã có một số báo cáo khoa học công phu trình bày trong một số Hội thảo khoa học, đăng tải trên các tạp chí chuyên môn. Đúng là môn Văn có nhiều vấn đề cần bàn. Học sinh các cấp đều chán học văn. Điều này có nhiều nguyên nhân. Nói ra thì dài lắm. Anh biết đấy, nhà trường không phải là ốc đảo, nhà trường luôn tồn tại trong  mối quan hệ với gia đình và xã hội. Mà xã hội thì quá nhiều vấn đề.

Xin ông nêu một số nguyên nhân cụ thể?

-Trước hết là sự tác động của đời sống kinh tế thị trường. Nghề văn nghèo, khó kiếm tiền. Học văn ra khó xin việc, xin được việc thì khó sống, khó nuôi nổi mình, huống chi nuôi gia đình.

Có nguyên nhân từ chính bộ môn Văn trong nhà trường Việt Nam hiện nay không, thưa ông?

- Có chứ, có nhiều! Ví dụ, các nhà làm chương trình THPT đã gom các môn Tiếng Việt, làm văn, học văn bản văn chương, học văn bản hành chính, học văn bản nhật dụng... vào trong một bộ môn có tên là môn Ngữ văn theo tư tưởng dạy học tích hợp. Môn Văn đã chịu “oan” và mất vị thế. Cái gọi là học văn, xưa nay và ngày nay vẫn cần được hiểu là  học lịch sử văn học và tác phẩm văn học – môn học thuần túy về một nghệ thuật (gợi cảm thẩm mỹ) nay trở thành một mớ hỗ lốn, gây rất nhiều khó khăn, trắc tréo, chán ngán cho giáo viên và học sinh. Tích hợp là tư tưởng dạy học khoa học, tích cực. Nhưng  gán ghép một cách cơ học các bộ môn thuộc các phạm trù khoa học khác nhau rồi bảo đó là dạy học tích hợp là làm rối loạn, làm mờ đặc trưng bộ môn văn. Tôi chưa có dịp hiểu rõ khái niệm Ngữ văn được dùng trong nhà trường ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc sáp nhập các môn thành môn Ngữ văn theo tinh thần dạy học tích hợp như ta thấy là chưa có sự chuẩn bị hợp lý, dẫn đến thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng. Nói cho đầy đủ: Người đưa tư tưởng tích hợp vào dạy học văn trong nhà trường Việt Nam là người có ý thức cấp tiến, am hiểu về giáo dục hiện đại. Nhưng việc thực thi là thất bại.

Việc sáp nhập các môn thành môn Ngữ văn theo tinh thần dạy học tích hợp là chưa hợp lý (ảnh internet)

Xin ông làm rõ ý: Các bộ môn thuộc phạm trù khoa học khác nhau ?

-Nhân loại đã hình thành bộ ba khoa học nhận thức. Đó là khoa học logic; Đạo đức học; Khoa học nhận thức cảm tính; Ngôn ngữ học và một số môn thuộc về khoa học logic. Văn học thuộc về khoa học nhận thức cảm tính, thuộc phạm trù của mỹ học. Nhà mỹ học Kant đưa ra ví dụ thật tuyệt vời: Sự phân biệt giữa “hoa hồng là đẹp” với “hoa hồng này đẹp”. Sự khác nhau giữa chữ là và chữ này đã cho thấy sự khác nhau giữa hai lĩnh vực khoa học rất lớn. Điều này thú vị lắm thay! Nhưng xin hẹn anh một hôm khác – một buổi trà dư tửu hậu, có hoa và người đẹp bên cạnh chẳng hạn. Chắc anh đồng ý một cách phấn chấn?

Theo ông, có nên tách môn văn ra khỏi môn Ngữ văn?

-Rất nên. Môn Văn cần được trả về vị thế của nó. Đó là môn học về một ngành nghệ thuật, tương tự  môn nhạc, môn họa... Văn học, trước hết là khoa học văn chương, khoa học thẩm mỹ, khoa học nhận thức cảm tính. Học văn là phát huy chủ thể thẩm mỹ trong tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ, chỉ chừng đó thôi.

Nếu làm một cuộc điều tra xã hội học, tôi tin số lượng giáo viên đồng ý tách môn Văn ra như một môn học nghệ thuật, thuần túy thẩm mỹ sẽ chiếm nhiều phần trăm.

Hiện nay nhà trường phổ thông Việt Nam đang thực hiện phương pháp đọc hiểu trong dạy học văn. Ông có tán thành phương pháp này?

-Xin nói rõ: “Đọc hiểu” không phải là phương pháp. “Đọc hiểu” là hoạt động. Hoạt động  đọc hiểu văn bản được sử dụng rộng rãi trong thế giới học tập, sáng tạo ngày nay trên nhiều lĩnh vực. Tìm hiểu giá trị văn chương bằng việc đọc hiểu văn bản là hoàn toàn đúng đắn. Tiếc thay, tư tưởng tiến bộ, mởi mẻ, tâm huyết này của các nhà nghiên cứu, nhà biên soạn sách giáo khoa đã không được giải thích cặn kẽ, minh họa thuyết phục bằng sự  kết hợp với  hiểu biết đầy đủ, thấu đáo về một giờ dạy học văn trên lớp. Nhìn chung việc thực nghiệm giáo dục và dạy học ở Việt Nam là yếu kém. Điều này đã gây ra nhiều ngộ nhận, nhiều ý kiến phản đối.

Ông có quan tâm đến những ồn ào của dư luận về sách giáo khoa Ngữ văn?

-Chuyện sách giáo khoa thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội là lẽ đương nhiên. Gia đình nào cũng có con hoặc cháu đi học. Việc biên soạn sách giáo khoa là một công việc rất khó khăn, nặng nhọc, đòi hỏi sự phối hợp nhiều loại tri thức, sự am hiểu đối tượng dùng sách, kỹ năng biên soạn tinh nhuệ...Tôi nghĩ các tác giả sách giáo khoa đã cố gắng làm việc hết mình, rất cần được chia sẻ, cảm thông.

Từ góc nhìn cá nhân về sách giáo khoa, ông thấy có điều gì cần bàn?

-Cần bàn thì nhiều. Tôi cho rằng, lỗi của những người làm sách giáo khoa gắn với lỗi hệ thống của nền giáo dục nước ta. Đó là sự mù mờ. Đầu tiên là một nền giáo dục với triết lí mù mờ. Nói thẳng ra là không có triết lí. Tư duy mù mờ đó thể hiện rõ trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn. Tuyển thơ vào sách giáo khoa Ngữ văn mà  không  cho học sinh tìm hiểu khái niệm thơ. Thơ là gì? Không có tiêu chí gì. Hậu quả mang vào một văn bản gây tranh cãi tùm lum, không đâu vào đâu. Hoặc việc lấy một đoạn văn của người khác “băm nát” ra, đem vào làm dữ liệu trong sách giáo khoa, không biết như vậy có phạm luật bản quyền không? Có đúng trong phương pháp không? Không ai trả lời rõ ràng. Cũng như việc tích hợp trong dạy học văn, tôi đã nói ở trên..Tư duy mù mờ thì làm sao có sản phẩm sáng sủa được.

Theo ông, có cách nào để lấy lại sự hấp dẫn cho môn văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay?

-Chuyện này thật khó. Môn Văn muốn trở nên có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn trước hết phải ở trong một xã hội bình thường. Một xã hội bình thường là một xã hội quân bình được văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, trong đó con người luôn ý thức, khát vọng việc nhân văn hóa mọi hoạt động của mình. Trong khi chờ đợi một xã hội như thế nhà trường hãy làm một việc bình thường nhất là trả môn văn về đúng vị thế của nó. Đó là môn học về một ngành nghệ thuật. Một chương trình nhẹ nhàng với những văn bản tác phẩm thuần túy tinh hoa về văn chương dân tộc và nhân loại, những giờ học nhẹ nhàng, linh động, dẫn dắt học sinh đi vào thế giới thẩm mỹ, khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ - môn Văn sẽ trở nên hấp dẫn như bản chất của chính nó.

Văn chương chứa đựng sâu sắc sự bí ẩn của cái đẹp, của khát vọng, của những giấc mơ về chân, thiện, mỹ. Văn chương không bao giờ chết trong tâm hồn học sinh. Môn Văn chỉ hết hấp dẫn, nói nôm na chỉ chết khi chính nhà trường giết nó bằng chương trình, bằng sgk, bằng phương pháp dạy học... sai lệch với bản chất của nó. Thô bạo với văn chương, với môn Văn chính là thô bạo với tâm hồn học sinh. Hệ quả chẳng khác gì việc “chộp bắt tia nắng mặt trời” như  văn hào L. Tolstoy đã hơn một lần nhắc nhở chúng ta.

Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ đề