Qua bài thơ lũy tre em thấy cây tre như thế nào

Từ lâu, cây tre đã trở thành một trong những biểu tượng cực kỳ đẹp đẽ về sức sống và phẩm cách con người Việt Nam chúng ta.

Thêm một lần nhà thơ Nguyễn Duy khẳng định điều này bằng những hình ảnh giàu sức khái quát và bằng cách nói dí dỏm, hợp với sự tiếp nhận của cả các bạn đọc nhỏ tuổi. Qua bài thơ, tre Việt Nam đã hiện lên với tất cả những đặc tính của dân tộc Việt Nam: cần cù, lạc quan, đùm bọc thương yêu và kiên cường bất khuất. Từng bước, từng bước tác giả đã chứng minh cho chúng ta hay điều đó.

Kể cũng lạ: Thuộc vào loại thân gầy lá mỏng, vậy mà sức chịu đựng của tre thật kỳ diệu! Tre có thể mọc ở bất kỳ đâu trong điều kiện đất đai cằn cỗi như thế nào mà vẫn tươi xanh lạ thường! Tác giả đã lý giải khả năng tồn tại này hoàn toàn phụ thuộc vào sự siêng năng của bộ rễ:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Thực tế từng cho thấy: thế giới có một số nước không được ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, lại luôn chịu hiểm họa của động đất, núi lửa, vậy mà, bằng cách này cách khác, họ đã vươn lên, trở thành nước có đời sống cao và có nền công nghiệp tiên tiến. Rõ ràng, biết khắc phục hoàn cảnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mà cách khắc phục trước nhất vẫn là sự cần cù chăm chỉ…

Tre Việt Nam không những “cần cù” mà còn biết nén chịu tủi cực riêng mình với một ý hướng giáo dục “con cháu” khá rõ rệt. Thân cây có thể nghiến kèn kẹt một cách chịu đựng để lá cành phấp phới trong luồng gió. “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” mà. Không những thế, tre lại còn rất biết đoàn kết với nhau. Cứ quan sát từ một khóm tre, hẳn các bạn đọc nhỏ tuổi của chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” của tre, cành tre là một sự thực dễ thấy. Và cũng chính vì thế mà họ hàng nhà tre có thể kết hợp nên thành nên lũy, là trường hợp duy nhất trong các loài cây được con người gọi kèm chữ “lũy”: Lũy tre.

Tuy nhiên, sự đời có gì bền vững mãi: Tre già thì măng mọc. Điều quý nhất là tre đã kịp để lại “cái gốc” cho con cháu noi theo. Mà sự quan tâm săn sóc của tre đối với lớp măng non cũng cảm động làm sao “lưng trần phơi nắng phơi sương/ có manh áo cộc tre nhường cho con”. Bạn đọc đã khi nào nhìn thấy những lớp vỏ bao quanh búp măng non kia chưa? Nhà thơ Nguyễn Duy đã xem như chiếc áo cộc của măng tre đấy. Thật là một cách nhìn độc đáo. “Măng non là búp măng non”, vậy mà ngay từ khi ấy, nó “đã mang dáng thẳng thân tròn của tre”, đã tiếp thu được truyền trống bất khuất của ông cha, cái “nòi” không chịu mọc cong bao giờ!

Vậy nên “năm qua đi tháng qua đi”, họ nhà tre cứ thế mà truyền nối nhau, đời đời kiếp kiếp – những đức tính quý báu nhất để duy trì nòi giống. “Ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Hôm nay, rồi cả mai sau “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. Phải chăng đó là một huyền thoại mà nhà thơ Nguyễn Duy đang kể với chúng ta. Huyền thoại về cây tre Việt Nam và cũng là huyền thoại về sức sống của con người Việt Nam từ ngày xửa ngày xưa cho đến hôm nay và mãi mãi về sau

Nguyễn Mạnh Nhiên

Nguồn: cand.com.vn

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 8: Lũy tre bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Bài 8: Lũy tre.

cố định

* Khởi động: 

Câu hỏi trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 2: Giải câu đố:

Cây gì mang dáng quê hương

Thân chia từng đốt,rợp đường em đi

Mầm non dành tặng thiếu nhi

Gắn trên huy hiệu em ghi tạc lòng.

(Là cây gì?)

Trả lời: 

Đáp án : Cây tre

* Đọc văn bản: 

Lũy tre

* Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Trả lời: 

Lũy tre xanh rì rào 

Ngọn tre cong gọng vó. 

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

Trả lời: 

Tre bần thần nhớ gió. 

Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

Trả lời: 

Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào lúc chiều tối và đêm. 

Câu 4 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Trả lời: 

Em thích nhất hình ảnh: “Tre bần thần nhớ gió/Chợt về đầy tiếng chim” trong bài thơ. Vì tre cũng có tâm trạng giống như con người. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.

Đáp án : 

Những từ: sớm mai, trưa, đêm, sáng. 

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết. 

Trả lời: 

Những từ chỉ thời gian khác: Ngày, tháng, năm,… 

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết : Lũy tre (3 khổ thơ đầu)

Trả lời: 

                                                                   Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy 

Lũy tre xanh rì rào 

Ngọn tre cong gọng vó 

Kéo mặt trời lên cao. 

Những trưa đồng đầy nắng

Trâu nằm nhai bóng râm

Tre bần thần nhớ gió 

Chợt về đầy tiếng chim. 

Mặt trời xuống núi ngủ 

Tre nâng vầng trăng lên 

Sao, sao treo đầy cành 

Suốt đêm dài thắp sáng. 

Chú ý: 

– Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ. 

– Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng thơ. 

– Viết nháp những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai như: lũy tre, gọng vó, lên cao, nắng, bóng râm, bần thần,… 

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông: 

Trả lời: 

– Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng. 

– Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào Chủ nhật. 

Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn a hoặc b. 

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông: 

b. Chọn iêt hoặc iêc thay cho ô vuông: 

Trả lời: 

a. 

Những hạt mưa li ti 

Dịu dàng và mềm mại 

Gọi mùa xuân ở lại 

Trên mắt chồi xanh non. 

b. 

Bé đi dưới hàng cây 

Chỉ thấy vòm lá biếc 

Nhạc công vẫn mê say 

Điệu bổng trầm tha thiết. 

* Luyện từ và câu: 

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 2: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

– Nhóm từ ngữ chỉ sự vật: bầu trời, ngôi sao, nương lúa, dòng sông, lũy tre. 

– Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm: xanh, vàng óng, lấp lánh, trong xanh. 

Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 2: Ghép từ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu:

Mẫu: Bầu trời trong xanh.

Trả lời:

– Nương lúa vàng óng. 

– Ngôi sao lấp lánh. 

– Lũy tre xanh. 

Câu 3 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 2: Hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật: ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời. 

Mẫu: 

– Bầu trời thế nào? 

– Bầu trời cao vời vợi. 

Trả lời:

– Ngôi sao thế nào? 

Ngôi sao lấp lánh. 

– Dòng sông thế nào? 

Dòng sông quanh co uốn khúc. 

– Nương lúa thế nào? 

Nương lúa xanh mơn mởn. 

* Luyện viết đoạn: 

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói về việc làm của từng người trong tranh. 

Trả lời:

– Người lớn khỏe mạnh đánh trâu ra cày bừa. 

– Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.  

– Mấy cô bé, cậu bé bắc bếp thổi cơm

– Các bà mẹ tra ngô. 

– Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. 

Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết 3-5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống. 

Gợi ý: 

Trả lời:

Chủ nhật tuần vừa rồi, khu phố của em có một buổi tổng vệ sinh. Em cùng với chị gái đã quét dọn sạch sẽ con đường của xóm. Sau đó, em đi nhặt cỏ ở các bồn cây ven đường, tưới nước cho chúng. Sau một ngày lao động vất vả, con đường nhỏ của xóm như được khoác lên tấm áo mới. Em rất vui vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn khu phố sạch đẹp.

Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy nghĩ của em về bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ: Mặt trời (Nguyễn Thị Tố Quyên)

Mặt trời đỏ rực

Lên từ đằng Đông

Như quả cầu hồng

Ai treo lơ lửng 

– Bài thơ tả cảnh mặt trời lúc bình minh như quả cầu màu hồng khổng lồ tuyệt đẹp đang treo lở lửng giữa bầu trời. 

Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết vào vở một khổ thơ em thích.

Trả lời:

Bài thơ: Nắng (Lê Hồng Thiện)

Nắng vừa đậu trên lá

Gió rung nắng rơi ngay

Em chạy vội ra nhặt

Nắng không vào bàn tay

Hoa cúc vàng nắng đậu

Hoa cúc càng vàng tươi

Nắng mà có hoa cúc

Nắng cũng thơm nắng ơi! 

Video liên quan

Chủ đề