Phương pháp chế biến chủ yếu của châu á?

 Ngành sữa châu Á đang có sự thay đổi rất lớn. Tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa của khu vực này có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giớitrong 3 thập kỷ qua. Tiêu dùng sữa khu vực châu Á chiếm một nửa nhu cầu các sản phẩm sữa của thế giới. Sản xuất sữa của khu vực này cũng phát triển mạnh trong đó Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất trên thế giới hiện nay, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của khu vực này đã tăng gấp 3 lần. Theo ước tính của FAO nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa của khu vực này sẽ đạt 320 triệu tấn  vào năm 2021. Điều đó có nghĩa là khả năng sản xuất sữa cũng như lượng sữa nhập khẩu của khu vực này sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn trong vòng 10 năm tới.

Trong đó, xu hướng sản xuất và tiêu dùng sữa có sự khác biệt lớn do điều kiện kinh tế xã hội cũng như văn hóa khác nhau. Trong khi ở khu vực Nam Á có truyền thống lâu dài về chăn nuôi bò sữa vẫn tiếp tục phát triển các hoạt động hỗ trợ (hỗ trợ đầu tư và chính sách công) nhằm nâng cao sinh kế cho người dân thông quathúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ nhưng ở khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc) chăn nuôi phát triển quy mô lớn do sự đầu tư của khu vực tư nhân.

Trái ngược với xu hướng này, các hệ thống chăn nuôi truyền thống quy mô nhỏ vẫn chiếm ưu thế ở khu vực châu Á và đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất sữa ở khu vực cũng như ở từng quốc gia. Các hệ thống này chủ yếu dựa trên chăn nuôi quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình, khẩu phần thức ăn với chi phí thấp và đồng thời là nguồn đảm bảo an ninh thực phẩm, dinh dưỡng và hỗ trợ sinh kế và giảm thiểu gánh nặng đối với hàng triệu lao động nông thôn.

Mặt khác, châu Á là ngôi nhà của 2/3 người nghèo, đói trên toàn thế giới và ở một số quốc gia tỷ lệ trẻ em không được chăm sóc vượt quá 40%. Mỗi ngày được uống một cốc sữa sẽ là nguồn cung cấp năng lượng, protein, vitamin và khoáng quan trọng đối với trẻ em châu Á và cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của chúng. Đồng thời, có rất nhiều người trong khu vực sử dụng quá nhiều đường và chất béo dẫn đến sự béo phì và nghèo dinh dưỡng. Nhu cầu các sản phẩm sữa gia tăng nhanh chóng cần được xem xét tới việc cân bằng dinh dưỡng nhằm tránh sự thừa cân, béo phì.

Nhu cầu sản phẩm sữa tăng nhanh đã tác động đếnsự thay đổi cơ cấu sản xuất, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên và tác động tới biến đổi khí hậu. Vì vậy, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong bối cảnh đang thay đổi này, thích ứng với các thách thức trong tương lai về an ninh thực phẩm và dinh dưỡng đòi hỏi phải cải thiện đầu tư để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển công nghệ thích hợp và kiểm soát theo chuỗi giá trị một cách hài hòacân bằng các mục tiêu về bảo vệ môi trường, lợi nhuận kinh tế, đạo đức và xã hội.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có rất nhiều hành động bao gồm phát triển năng lực và phổ biến thông tin nhằm hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu của thực hành sản xuất tốt, chiến lược sử dụng giống và thức ăn tốt hơn nhằm nâng cao năng suất và các hệ thống, phương pháp và công cụ phát triển để quản lý, theo dõi vật nuôi, sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Như đã đề cập ở trên, bài báo này với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển bền vững của chăn nuôi bò sữa khu vực châu Á. Chỉ riêng chiến lược phát triển vùng không thể giải quyết được các vấn đề đang tồn tại trong hệ thống sản xuấtsữa cũng như sự ưu tiên về chính sách của các quốc gia trong khu vực. Trong những năm gần đây áp lực về sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu thực phẩm cũng như giá thực phẩm ngày càng đắt đỏ đang gia tăng. Nông dân trên khắp thế giới phải đối mặt với thách thức phải sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn với nguồn tài nguyên ít hơn đồng nghĩa với nó là phải tăng năng suất cùng với áp lực về tác động của biến đổi khí hậu và hệ sinh thái. Áp lực đối với ngành nông nghiệp ngày càng gia tăng làm sao để đáp ứng được áp lực về tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng nhu cầu gia tăng thực phẩm của xã hội cũng như sự thân thiện với môi trường. Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững – sẽ không còn là câu hỏi mà là sự lựa chọn duy nhất.

Chuyển dịch theo hướng bền vững cần được quan tâm tổng thể và bền vữngtới toàn bộ các vấn đề cốt lõi bao gồm: Kinh tế, sinh thái và xã hội. Các giải pháp không tổng thể sẽ không mang lại kết quả  mong muốn. Ví dụ, bất kỳ một nỗ lực nào hướng tới sự bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên mà bỏ qua tới sự cần thiết để phát triển kinh tế, an ninh thực phẩm và nâng cao sinh kế sẽ không thành công. Ngược lại, phát triển kinh tế – xã hội sẽ không bền vững nếu không duy trì sự bền vững của hệ sinh thái và xã hội phải thích ứng với sự thay đổi trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đòi hỏi sự quan tâm bền vững và phức tạp đối với các vấn đề xã hội đòi hỏi đi đôi với sự nỗ lực của các bên có liên quan  nhằm nâng cao năng lực của các hệ thống chăn nuôi bò sữa khu vực châu Á và giảm thiểu các tác động bất lợi (cạnh tranh lương thực và thực phẩm, sức khỏe cộng đồng, dư thừa dinh dưỡng, phát thải khí nhà kính…) của sự gia tăng nhanh chóng đối với sản xuất sữa và sản phẩm sữa của khu vực này. Những nỗ lực cần thiết có thể nhận thấy được, phù hợp với nhận thức về  điều kiện sinh thái, kinh tế – xã hội, văn hóa của khu vực cùng với sự thay đổi về nhận thức của thị trường bên ngoài và đầu tư tư nhân.

Chiến lược phát triển ngành sữa với  tầm nhìn ngành chăn nuôi bò sữa đáp ứng với môi trường, xã hội và gia tăng sinh kế cho vùng nông thôn, cải thiện dinh dưỡng và góp phần phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu này đỏi hỏi sự hợp tác của các bên có liên quan hướng tới phát triển bền vững thông qua các giải pháp về thị trườngvà đảm bảo an ninh thực phẩm, sự bền vững của môi trường và phù hợp với tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Mục tiêu chiến lược của khu vực được xác định như sau:

1)      Tăng lợi nhuận của người chăn nuôi và tăng năng năng suất sữa một cách bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về tiêu dùng các sản phẩm sữa.

2)      Thúc đẩy xây dựng thể chế và phát triển thị trường sữa hiệu quả và công bằng để đảm bảo sự hòa nhập của chăn nuôi quy mô nhỏ trong chuỗi giá trị hiện đại.

3)      Cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm sữa.

4)      Khuyến khích phát triển tiêu dùng nội địa, có chính sách hỗ trợ chương trình sữa học đường kết hợp với sản xuất sữa tại địa phương.

5)      Nâng cao năng lực của các bên có liên quan nhằm đối phó với rủi ro về sản xuất cũng như thị trường.

6)      Giảm thiểu các tác động của sản xuất sữa đối với môi trường và tăng cường các biện pháp thích ứng với tác động của biến đối khí hậu.

1. Tăng lợi nhuận của người chăn nuôi và tăng năng năng suất sữa

Sự khan hiếm và cạnh tranh của các nguồn lợi tự nhiên ngày càng gia tăng, vì thế khu vực châu Á cần sản xuất sữa hiệu quả hơn để tạo lợi thế cạnh tranh về giá cùng với gia tăng về chất lượng cũng như thị trường. Mặc dù, một số quốc gia trong khu vực đã có sự tăng trường đáng kể về năng suất, tuy nhiên, khoảng cách về sản lượng sữa còn khá cao và còn rất nhiều việc cần phải làm để cải tiến di truyền cho đàn bò sữa, sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn, giảm thiểu các khó khăn đối với chăn nuôi bò sữa như: Bệnh tật cũng như nâng cao kỹ năng quản lý của người chăn nuôi. Lợi nhuận của người chăn nuôi là chìa khóa phát triển của ngành sữa.

Sự can thiệp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và năng suất có thể chia thành 3 nhóm chính:

i)       Cải tiến di truyền của đàn bò sữa.

ii)       Cải thiện thực hành dinh dưỡng và tăng cường quản lý dinh dưỡng tổng thể.

iii)    Quản lý trang trại và thực hành chăn nuôi bao gồm: Quản lý sức khỏe của đàn bò.

Tất cả 3 nhóm này có sự liên quan chặt chẽ với nhau nhưng cần đặc biệt quan tâm tới đảm bảo đầy đủ các nguồn thức ăn và thực hành quản lý để tận dụng triệt để tiềm năng di truyền của gia súc.

Để cân bằng giữa thực tiễn sản xuất và các biện pháp can thiệp có thể sẽ khác nhau ở từng quốc gia và tùy theo điều kiện sản xuất, có chiến lược tổng thể và chú ý tới hệ thống sản xuất để hỗ trợ cải tiến di truyền và cải tạo các giống địa phương (các chương trình giống này cần quan tâm tới nhiều tính trạng có ảnh hưởng tới sự bền vững của sản xuất không chỉ riêng tính trạng về sản lượng sữa). Để đạt được điều này cần:

i)         Xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện kiểm tra đực giống qua đời sau, chế biến và sản xuất tinh.

ii)       Chương trình kiểm tra đực giống qua đời sau có thể không thực hiện trên tất cả các giống mà chỉ thực hiện trên một số giống được chọn; chương trình chọn lọc qua hệ phả đối với các tính trạng phản ánh tác động của tự nhiên.

iii)    Thiết lập sơ đồ ghi chép thành tích, hệ phả và các hệ thống kiểm soát chất lượng. Đối với bò sữa thường thu thập các dữ liệu sau: Khối lượng sơ sinh, khối lượng ở các giai đoạn, khối lượng trưởng thành, ngày phối giống, ngày cai sữa, lịch sử bệnh tật và quá trình điều trị, sản lượng sữa, chất lượng sữa…

iv)    Mở rộng và nâng cao hiệu quả của hệ thống thụ tinh nhân tạo.

v)       Thiết lập cơ sở hạ tầng của hệ thống thu thập dữ liệu và truyền dữ liệu.

vi)    Tăng cường năng lực về xây dựng thể chế trong quá trình thực hiện các chương trình cải tiến di truyền.

vii)  Đưa ra các quy định và môi trường chính sách công bằng cho các chương trình cải tiến di truyền và các dịch vụ trong đó có rất nhiều dịch vụ được cung cấp bởi các nhà đầu tư tư nhân.  Trong lĩnh vực này, có rất nhiều cơ hội để hợp tác trong khu vực đặc biệt là xây dựng các tiêu chuẩn để thực hành tại trang trại  và các hướng dẫn để thực hiện các chương trình cải tiến di truyền và nâng cao năng lực thông qua trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy các hoạt động hợp tác.

Từ thực tiễn cụ thể về điều kiện chăn nuôi, thức ăn, cần có những nỗ lực bền vững để thực hiện các chương trình và chiến lược để gia tăng sản xuất thức ăn thô và tăng hiệu quả sử dụng các thức ăn này. Các hiểu biết một cách khoa học về quản lý dinh dưỡng đối với vật nuôi và tác động của dinh dưỡng trong khẩu phần đối với môi trường và điều kiện chăn nuôi của từng vùng là rất cần thiết. Ví dụ, chăn nuôi bò sữa ở khu vực Nam Á chủ yếu phụ thuộc vào cỏ trồng, thì chiến lược phát triển đối với khu vực này cần tập trung phát triển và nhân rộng các nguồn thức ăn thô xanh sẵn có tại địa phương và tăng cường sử dụng các chương trình cân đối khẩu phần, sử dụng các kỹ thuật và công nghệ phù hợp để chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh, tăng cường sử dụng các thức ăn bổ sung (tảng liếm rỉ mật, bổ sung protein thoát qua và các hỗn hợp khoáng tùy theo vùng), đẩy mạnh sản xuất thức ăn thô xanh chất lượng cao trong đó có tăng cường năng lực sản xuất hạt giống và hệ thống phân phối, các hướng dẫn trồng, quản lý và sử dụng các loại thức ăn này. Liên kết giữa sự phát triển và các chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa với việc khai quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển sản xuất trồng trọt là chủ yếu. Nếu tách riêng chăn nuôi bò sữa sẽ phát triển kém bền vững hơn. Công cụ genomic đã được áp dụng trong chọn giống cây trồng để tạo ra giống lúa cho rơm có khả năng tiêu hóa cao hơn vì vậy các nghiên cứu cần tập trung vào các tác động với quy mô sâu hơn. Sự đầu tư sẽ tạo ra được cơ sở dữ liệu để đánh giá thức ăn, cơ cấu đàn, cân bằng thức ăn và tổn thất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do  chăn nuôi bò sữa tăng trưởng với cơ cấu và chính sách hợp lý. Có rất nhiều công nghệ về thức ăn, ví dụ như: Tảng đá liếm urea – rỉ mật, hỗn hợp vitamin – khoáng, tảng đá liếm, phụ phẩm trồng trọt… tất cả là nguồn năng lượng tiềm năng cho thế hệ trẻ phát triển sử dụng (FAO 2011). Các hoạt động liên quan đến khẩu phần bền vững là yếu tố cần thiết để phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững.

Năng suất, lợi nhuận, chất lượng và an toàn sản phẩm trong chuỗi thực phẩm đều có ảnh hưởng tới phúc lợi vật nuôi trong trại. Các nhân tố gây stress, chuồng trại kém, dinh dưỡng không cân đối, môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp có thể ảnh hưởng tới khả năng chống chịu với bệnh tật của vật nuôi và làm tăng chi phí sản xuất và tăng rủi ro với người tiêu dùng, giảm lợi nhuận và tính bền vững của môi trường. Trong hệ thống chăn nuôi thâm canh, vật nuôi được hướng tới thành tích sản xuất cao nhất, trong khi đó ở hệ thống chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ ở các quốc gia đang phát triển năng suất của vật nuôi và phúc lợi động vật chưa được quan tâm đúng mức bởi chúng sống trong điều kiện dinh dưỡng kém, chuồng nuôi tồi tệ do đó chúng không cảm thấy thoải mái và khả năng chống chịu với bệnh tật kém. Các nhân tố liên quan đến quản lý như: Chuồng nuôi, chỗ nằm, không gian, mật độ nuôi, điều kiện vận chuyển… ảnh hưởng tới năng suất và phúc lợi động vật. Quyền lợi của động vật được quan tâm đúng mức, con vật cảm thấy thoải mái sẽ thúc đẩy các hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh viêm vú, bại liệt góp phần giảm thiểu tác động của sự kháng thuốc đối với động vật và con người.

Tuy nhiên, điều quan trọng để thực hành phúc lợi động vật đó là có hướng dẫn cụ thể đối với các hệ thống sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng ở quy mô trang trại. Bất kỳ một thực hành sản xuất nào không làm tăng lợi nhuận của người chăn nuôi thì thực hành đó sẽ không được thực hiện. Nhưng thực hành đảm bảo quyền lợi của động vật đồng thời làm tăng không nhiều năng suất của vật nuôi và thu nhập của người chăn nuôi. Quan tâm tới nhu cầu tăng trưởng mong đợi và sự thay đổi cơ cấu sản xuất, chế biến và hệ thống phân phối sản phẩm, chiến lược phát triển nên tập trung vào hướng dẫn thực hành chăn nuôi tốt để gia súc sống trong điều kiện chuồng nuôi thoải mái và được ăn khẩu phần phù hợp; mặt khác cũng cần quan tâm tới sinh kế của người dân ở vùng nông thôn, năng suất vật nuôi và lợi nhuận của sản xuất.

Để cải thiện quản lý và hiệu quả chăn nuôi, cần phải thiết kế và thực hiện các nghiên cứu nâng cao năng lực của hệ thống khuyến nông và nội dung tập huấn cho chăn nuôi tại các địa phương. Đòi hỏi phải quy hoạch lại hệ thống chăn nuôi và tìm hiểu bản chất của các quy trình sản xuất mà người chăn nuôi đang áp dụngđể từ đó giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, sức khỏe của vật nuôi và cộng đồng, giảm tác động tới môi trường. Khuyến khích người chăn nuôi trao đổi và chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết. Các hoạt động này của người chăn nuôi nên được hỗ trợ bởi Chính phủ, doanh nghiệp, hợp tác xã…

Đồng thời, Nhà nước hỗ trợ để thành lập các tổ chức (ví dụ: Trường đào tạo nghề chăn nuôi bò sữa) để phát triển năng lực đổi mới cho người chăn nuôi và liên kết họ với các tổ chức có nhiều hiểu biết về chăn nuôi bò sữa (các trường đại học, viện nghiên cứu), các nhà chế biến sữa và thành lập nhóm người chăn nuôi bò sữa. Tạo mối liên kết giữa cơ sở chế biến sữa với các bên có liên quan trong chuỗi sản xuất sữa là một phần rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ cho nâng cao hiệu quả của các hệ thống chăn nuôi thông qua: i) theo dõi đầu vào, đầu ra, giảm thiểu tổn thất về dinh dưỡng, ii) xây dựng cơ chế phản hồi thông tin và chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm. Vì vậy, hệ thống khuyến nông cần được trang bị đầy đủ các nguồn lực (con người, vật chất, thông tin).

  1. 2.       Thúc đẩy xây dựng thể chế và phát triển thị trường sữa hiệu quả và công bằng

         Hệ thống chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ vẫn chiếm ưu thế ở khu vực châu Ábởi hệ thống sản xuất này góp phần giảm nghèo nhanh và tạo thêm nhiều việc làm cho lao đông nông thôn nhiều hơn so với trồng trọt. Với xu hướng nâng cao quy mô sản xuất, quy mô chăn nuôi trung bình có tiềm năng mở rộng.

Đểphát triển thị trường sữa hiệu quả, cần xem xét tới khả năng đáp ứng của chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ với sự phát triển của thị trường về các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Một số quan điểm cho rằng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đối với người chăn nuôi quy mô nhỏ rất hạn chế do đó, khu vực cần hướng tới phát triển chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn hơn. Mặt khác, để giúp người chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ có thể đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường đòi hỏi có sự hỗ trợ về tổ chức cũng như chính sách công từ nâng cao năng lực cho đến hệ thống các dịch vụ, tài chính và công nghệ. Trong một số trường hợp, một số chính sách có thể mang tính thỏa hiệp nhằm nâng cao năng lực của chăn nuôi thâm canh với mục tiêu của chính sách là phát triển nông thôn thông qua chăn nuôi quy mô nhỏ. Có một số minh chứng về các mô hình kinh tế đối với chăn nuôi bò sữa sử dụng lao động với chi phí thấp. Các quốc gia trong vùng tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa theo phương thức chăn nuôi nông hộ và quy mô lớn.

Cơ chế vận hành của hoạt động thu gom rất khác nhau nhằm cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường và năng suất của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Cơ chế này giúp nâng cao năng lực trong thỏa thuận giá trên thị trường cho người chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ, tạo cơ hội để họ nâng cao kỹ năng quản lý và giám sát để nâng cao chất lượng sữa. Đối với chăn nuôi quy mô nhỏ, khu vực Châu Á có rất nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ cho các mô hình thu gom sữa do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư, mặc dù không phải các mô hình nào cũng có được sự thành công. Hơn nữa, khu vực này cũng có nhiều kinh nghiệm về các mô hình sản xuất sữa theo chuỗi ở quy mô nhỏvà các mô hình là những bài học kinh nghiệm rất tốt để xây dựng các chương trình và chiến lược phát triển trong tương lai. Về cơ bản, cơ chế chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ cần tập trung để đạt được mục tiêu giảm nhẹ các rủi ro và tăng cường năng lực để họ có thể gia tăng lợi nhuận.  Tuy nhiên, cần đảm bảo sự đa dạng của thị trường và không làm tổn thương đến sinh kế của người sản xuất.

Mô hình truyền thống của các hoạt động thu gom bao gồm: Các hợp tác xã và nhóm người chăn nuôi vẫn có vai trò quan trọng nhưng có một mô hình mới nổi lên đó là công ty, trung tâm của các nhà chăn nuôi (dairy hub) – thực hiện thu gom sữa từ các trạm bảo quản sữa đồng thời các trung tâm này cũng cung cấp các dịch vụ khác cho người chăn nuôi như: Đánh giá thị trường, vận chuyển, thú y, chuyên gia, tài chính, thức ăn… Mô hình này cần sự hỗ trợ của nhà nước về tài chính, tín dụng, nâng cao năng lực để giảm thiểu rủi ro. Việc phổ biến rộng rãi các mô hình này sẽ giúp người chăn nuôi quy mô nhỏ có cơ hội tham chuỗi sản xuất với vai trò như là đối tác công – tư.

Điều quan trọng là, người chăn nuôi quy mô nhỏ phải hiểu rằng họ không chỉ có lợi khi tham gia vào chuỗi giá trị mà họ còn phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, điều quan trọng với từng quốc gia là phải sử dụng rất ít các nguồn lực công để không phải đối mặt với những trở ngại không thể vượt qua được hơn là giúp người chăn nuôi quy mô nhỏ thích nghi với sự thay đổi theo cách tác động tốt hơn tới xã hội. Chính sách về giới có thể hỗ trợ hiệu quả đối với một số dạng chăn nuôi quy mô nhỏ. Một  số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có khả năng cạnh tranh với sự thay đổi của môi trường kinh tế và họ có thể tồn tại nếu có hỗ trợ về tài chính, chính sách và thể chế phù hợp. Để có thể đạt được kết quả tốt nhất thông qua đổi mới thể chế để tạo điều kiện thuận lợi khắc phục những hạn chế về chi phí của chăn nuôi quy mô nhỏ. Thể chế giúp họ tăng khảnăng đánh giá thị trường và tiến tới hợp nhất với quy mô lớn và vượt qua rào cản sản xuất quy mô nhỏ tiếp cận thị trường. Chính sách hỗ trợ nên tập trung thúc đẩy sự tăng năng suấtvà khả năng đánh giá, tiếp cận thị trường cho người chăn nuôi quy mô nhỏ.

Chiến lược và phương thức thúc đẩy đưa ra là hỗ trợ về thể chế và chính sách để:

i)    Tăng cường khả năng đàm phán và đánh giá thị trường của người chăn nuôi quy mô nhỏ.

ii)  Tăng cường năng lực và khuyến khích sản xuất sữa có chất lượng tốt.

iii)    Thiết lập hệ thống giá minh bạch và công bằng.

iv)    Giảm thiểu tổn thất trong chuỗi giá trị.

Tại một số vùng của khu vực châu Á, thị trường sữa chủ yếu là thị trường không chính thống. Ở một số quốc gia, do có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ: Tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và thị trường hóa sản phẩm sữa nhưng thị phần của loại hình này mới chỉ chiếm 20-22%. Mặc dù, thị trưỡng sữa không chính thống tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế nhưng các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rằng thị trường này tạo ra sự gần gũi giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, nên hướng tới cải thiện thị trường này thông qua nâng cao  thực hành sản xuất, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm bao gồm nâng cao năng lực cho các bên có liên quan tham gia sản xuất sữa và chính sách giám sát, chứng nhận và cấp phép cho các thành viên tham gia thị trường này.

Cuối cùng, cho đến nay châu Á trở thành khu vực sản xuất sữa lớn nhất thế giới, khu vực Nam Á, Đông Nam Á có tốc độ trưởng cao nhất thế giới, các cơ hội thương mại cần được tận dụng triệt để hơn nữa. Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng khu vực Đông Á vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Úc, New Zealand và một số nước khác. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang từng bước hình thành một thị trường chung nhưng vẫn còn các rào cản thương mại giữa các nước trong khu vực Nam Á và Đông Á. Trong khi ở khu vực Nam Á tiếp tục có những chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sữa, các chính sách thương mại cần được xem xét tổng thể để tăng thương mại các sản phẩm sữa giữa các nước trong khu vực châu Á.

3. Cải thiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm sữa

Để khuyến khích sản xuất sữa, Chính phủ một số nước trong khu vực đã có một số chính sách ưu tiên đầu tư công và đầu tư tư nhân vào chăn nuôi bò sữa nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, khu vực này vẫn phải đối mặt với một số thách thức về chất lượng sữa, an toàn vệ sinh thực phẩm và tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi giá trị sản xuất sữa. Cần có sự hỗ trợ để cải thiện khả năng quản lý và vận hành các cơ sở thu gom và chế biến sữa bao gồm: Các biện pháp nâng cao chất lượng sữa với chi phí tiết kiệm đặc biệt nâng cao tiêu chuẩn về chế biến sữa. Điều đó có nghĩa phải nâng cao năng lực của nguồn nhân lực, thực hành vệ sinh tốt trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất sữa (từ thức ăn cung cấp cho bò sữa đến chế biến sữa); chương trình xây dựng thương hiệu nổi tiếng, thiết lập các cam kết về chất lượng, khuyến khích hình thức tính giá sữa theo chất lượng, phát triển và hài hòa các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; cải thiện cơ sở vật chất đối với các phòng thí nghiệm, xây dưng cơ chế chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thực hành sản xuất tốt (GMP) và cải tiến đánh giá thông tin phản ánh về giá và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cần quan tâm tới sự thay đổi về chất lượng và tiêu chuẩn phù hợp hơn với yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường nhằm tránh gia tăng chi phí sản xuất . Các chương trình và chính sách cần đánh giá được nhu cầu khác nhau của các sản phẩm truyền thống và sản phẩm hiện đại và thúc đẩy các sản phẩm này sử dụng các tiêu chuẩn và phương pháp mới.

Để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực của chuỗi sản xuất sữa, cần có chiến lược mở rộng cơ hội đào tạo cho sản xuất quy mô nhỏ và trung bình (người chăn nuôi, người cung cấp dịch vụ, thu gom, chế biến và phân phối…) thông qua nâng cao năng lực của các trung tâm đào tạo và nghiên cứu về sữa cũng như các hiểu biết khác có liên quan đến công tư.? Phụ nữ khu vực châu Á có vai trò quan trọng trong việc quản lý gia súc hàng ngày. Cần ưu tiên đào tạo để nâng cao năng lực của phụ nữ.

4. Thúc đẩy tiêu dùng

Dinh dưỡng tốt là nền tảng của sức khỏe con người và phát triển thể chất. Dinh dưỡng kém sự phát triển thể chất của trẻ sẽ kém và giảm năng suất lao động trong tương lai. Thừa cân và béo phì có thể dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng chi phí y tế. Thiếu hụt các vi chất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ và thể chất, giảm năng suất lao động dẫn đến nhiều bệnh tật, chết trước tuổi trưởng thành và tăng tỷ lệ chết khi trưởng thành (UNICEF, 2004).

Mặc dù, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã có cải thiện đáng kể về mức dinh dưỡng, tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này vẫn cao hơn các khu vực khác. Theo ước tính của FAO, có 578 triệu trong 925 triệu người nghèo đói trên thế giới sống ở khu vực này, chiếm 62%.

Vấn đề trẻ em suy dinh dưỡng ở khu vực này cần được quan tâm đúng mức. Có sự khác biệt lớn liên quan đến vấn đề trẻ nhẹ cân ở khu vực thành thị và nông thôn.

Khi thực hiện các chương trình hỗ trợ để giảm sự thiểu hụt về dinh dưỡng thông qua cung cấp các dịch vụ cơ bản và tầm quan trọng của cộng đồng và gia đình (đặc biệt là phụ nữ), việc thực hiện chương trình sữa học đường ở hầu hết các quốc gia đã minh chứng được hiệu quả của cải thiện dinh dưỡng đầu vào đối với trẻ em rất cần thiết.

Sự lựa chọn của người tiêu dùng ảnh hưởng tới mức dinh dưỡng. Đào tạo cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn khẩu phần dinh dưỡng mang lại hiệu quả rất lớn.

Chiến lược để thực hiện cần tập trung vào:

i)    Hỗ trợ, hướng dẫn và tăng đầu tư công hướng tới sự liên kết giữa chương trình sữa học đường và sản xuất sữa tại địa phương.

ii) Tăng cường đào tạo để nâng cao hiểu biết người tiêu dùng về sữa, các sản phẩm sữa và cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Tăng cường năng lực và đổi mới của các bên có liên quan để đối mặt các rủi ro trong sản xuất cũng như thị trường

Giảm các rủi ro và giảm thiểu các tác động của chúng đến người nghèo đói là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Cùng với sự gia tăng thương mại hóa của thị trường và sự kiện thời tiết cực đoan, đặc biệt người nghèo có thể bị tổn thương bởi các rủi ro liên quan đến thị trường – sản xuất – thời tiết bởi nguồn vốn ít. Các hỗ trợ từ chính phủ đối với các rủi ro này rất hạn chế và cách thức hỗ trợ thay đổi theo thời gian. Tăng cường năng lực đáp ứng với các rủi ro này rất quan trọng, cần thiết  và là một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển. Một trong những nhân tố của cơ chế này đó là tăng cường năng lực bao gồm tạo liên kết giữa các dịch vụ, đào tạo về chăn nuôi bò sữa cho nông dân, thú y và bảo hiểm vật nuôi thông qua cộng đồng làng xã hoặc tổ chức nhà sản xuất công lập hoặc tư nhân. Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác công – tư giữa các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần tập trung cải thiện cơ chế vận hành của thể chế nhằm tăng cường hợp tác và hội nhập trong khu vực để cải thiện sinh kế cho người chăn nuôi bò sữa.

6. Giảm thiểu tác động tới môi trường và cải thiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Các vấn đề về môi trường của chăn nuôi bò sữa chủ yếu liên quan đến nước và ô nhiễm không khí, thay đổi đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Ô nhiễm nguồn nước gia tăng do việc xử lý phân bò và sử dụng phân bò làm phân bón cho trồng trọt không phù hợp.Các chất dinh dưỡng; nitơ, photpho với hàm lượng cao có thể gây ô nhiễm tới nguồn nước mặt sử dụng cho nông nghiệp, nước ngầm, nước biển phá hủy hệ sinh thái do tình trạng quá dưỡng và thoái hóa. Về bản chất nước có thể bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các mầm bệnh có trong phân.

Chiến lược nên tập trung nghiên cứu sâu hơn về tác động của sự tăng trưởng ngành sữa đối với nguồn nước của khu vực châu Á, cũng như các biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn nước này đối với ngành sữa. Có rất nhiều khu vực vẫn sản xuất được sữa trong điều kiện thiếu nước. Các nghiên cứu về nước trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau trong khu vực rất hạn chế và việc áp dụng chiến lược để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn hơn hiện có.Trong vấn đề này, cần chú ý tới việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực.

Quản lý chất thải chăn nuôi: Phân bò là nguồn phân bón hữu cơ rất giàu dinh dưỡng, nếu được sử dụng phù hợp có thể tạo ra sự đóng góp đáng kể trong cải thiện năng suất của trồng trọt/nuôi cá và thay thế phân bón hóa học. Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt, nó có thể trở thành nguồn gây ô nhiễm đất và nước, gây mất đa dạng sinh học và tổn thất về kinh tế.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt và đất trồng cỏ giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hệ thống chăn nuôi kết hợp với trồng trọt ở khu vực châu Á đã sử dụng các chất hữu cơ có trong phân chuồng như là nguồn đầu vào của trồng trọt và có thể là một nguồn cung cấp nhiên liệu trong nông hộ. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu gần đây, quy mô tăng, xuất hiện các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở một số quốc gia, lượng phân quá lớn vượt quá khả năng tái sử dụng của đất nên đã có tác động xấu đến môi trường. Việc sử dụng nguồn photpho trong phân chuồng và nitơ .. trong sữa  có thể được sử dụng để đánh giá sự bền vững của khẩu phần, các chất dinh dưỡng trong phân và tổn thất môi trường. Hiểu về mối liên quan giữa số lượng vật nuôivà quỹ đất phù hợp cho sản xuất thức ăn và lượng phân chuồng được sử dụng là rất cần thiết.

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và dinh dưỡng trong phân chuồng. Tuy nhiên, các chương trình, chính sách có liên quan đến quản lý chất thải trong chăn nuôi chưa có nhiều và không hiệu quả. Các chính sách dựa trên những đánh giá hạn chế về thực tiễn hiện nay và hiểu biết ít ỏi về chi phí liên quan. Hơn nữa, các quy định về môi trường liên quan đến tính công bằng và xã hội chưa được nhận thức phù hợp. Chìa khóa của việc quản lý nhằm giảm tổn thất các chất dinh dưỡng là dữ liệu tốt ở mức trang trại vì vậy tìm ra phương thức sử dụng các chất dinh dưỡng có trong chất thải và tạo thu nhập từ chất thải đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài và bền vữnghệ thống thu thập, xử lý dữ liệu và phản hồi thông tin.

Chiến lược nên tập trung:

i)    Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải (phân tích, đánh giá thể chế và chính sách hiện có, hiệu quả của chi phí đối với các biện pháp quản lý chất thải hiện nay và đồng thời chuẩn bị đưa ra các chính sách đầu tư).

ii)  Tăng cường đầu tư (công và tư nhân) để thu thập dữ liệu ở mức độ trang trại, hệ thống phân tích xử lý dữ liệu và nhận thông tin phản hồi;

iii)        Áp dụng thực hành quản lý tốt chất thải;

iv)        Tăng cường xây dựng các quy định về quản lý nhằm ngăn chặn người chăn nuôi bò sữa đổ chất thải chăn nuôi lên diện tích nước mặt.

v) Tạo mối liên kết chặt chẽ các nhà khoa học trong các lĩnh vực chăn nuôi, đất và trồng trọt.

vi)        Phát triển các các mô hình thử nghiệm

vii)      Thiết kế và thực hiện đào tạo các khóa tập huấn về thực hành quản lý chất thải.

Khí nhà kính: trang trại chăn nuôi bò sữa là nguồn phát thải khí nhà kính (GHG), chủ yếu là từ quá trình lên men chất thải (metan, oxit nitơ), cải thiện phát thải carbon trong chăn nuôi bò sữa là yếu tố cần thiết để chăn nuôi bò sữa bền vững. Theo đánh giá của FAO năm 2007, chăn nuôi bò sữa thế giới đóng góp 4% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Con số này bao gồm khí phát thải từ quá trình chăn nuôi, chế biến và vận chuyển sữa cũng như từ bò sữa được vỗ béo để giết thịt. Nếu chỉ tính riêng lượng khí nhà kính phát thải của các hoạt động chăn nuôi bò sữa, vận chuyển và chế biến sữa chiếm 2,7%.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra có mối liên hệ giữa sản lượng sữa và giảm phát thải khí nhà kính. Điều đó có nghĩa là có cơ hội cho khu vực châu Á để kiểm chứng về sự cạnh tranh lương thực – thực phẩm và vấn đề sử dụng ngũ cốc trong chăn nuôi bò sữa. Khuyến cáo đưa ra: Cùng thực hiện dự án với 2 mục tiêu đồng thời đó là: Giảm phát thải khí nhà kính cùng với tăng sản lượng sữa thông qua tăng cường sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Về tổng thể, tác động của chăn nuôi với môi trường bao gồm: Cải tiến chuồng nuôi, hệ thống thu gom, xử lý chất thải, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn… Hơn nữa, sử dụng các công nghệ lên men yếm khí, các trang trại có thể sử dụng khí metan như là nguồn năng lượng tái tạo. Chiến lược nên tập trung xây dựng các hầm biogas để cung cấp cho cộng đồng một nguồn năng lượng tái tạo và góp phần tăng thu nhập.

Nhìn chung, điều quan trọng của quản lý lĩnh vực này cần tập trung để đảm bảo phát triển bền vững. Các chính sách công cần tập trung vào các hoạt động không gây áp lực đến các nguồn lợi tự nhiên như đất, nước, không khí và sự đa dạng sinh học. Tăng cường sử dụng các công nghệ tiên tiến, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường.

Lĩnh vực này có tác tác động đến sự biến đổi khí hậu. Vì vậy đòi hỏi các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tăng cường hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ đối với các tiến bộ mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi.

Cuối cùng, vấn đề môi trường đòi hỏi sự hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống khuyến nông cho người chăn nuôi làm sao để đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất. quy định ở một số quốc gia đối với sản xuất quy mô lớn là rất cần thiết và các quy định này phải trở thành phần không thể thiếu trong các chính sách và chiến lược phát triển ngành sữa, đồng thời gắn với chiến lược bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia. Quan trọng là, cần cân bằng giữa nghiên cứu, phát triển với sự thích ứng với biến đổi khí hậu, ví dụ: Xác định các giống vật nuôi, giống cây trồng có thể phát triển được trong tương lai với điều kiện thiếu nước và nhiệt độ cao hơn. năng suất và khả năng chịu đựng của các giống vật nuôi cần quan tâm tới sự biến đổi khí hậu, môi trường trong tương lai.

Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược cần được cụ thể hóa bằng các hành động cụ thể, kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả. Trong khi, các chính sách và kế hoạch phát triển quốc gia chỉ giới hạn ở mức địa phương, các nhà hoạch định chính sách sẽ có được kinh nghiệm từ các nước khác. Để có được sự thay đổi, hành động của các bên có liên quan ở mức bộ, ngành, quốc qua và khu vực nên tập trung vào cải thiện sản xuất hiện tại, tăng hiểu biết về rủi ro, cơ chế giảm thiểu rủi ro, tăng cường thực hành sản xuất tốt theo chuỗi, tạo cơ hội để các bên có liên quan tham gia chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia về; đào tạo, thông tin, nghiên cứu, khuyến nông, giám sát, đánh giá và phát triển bền vững.

Con đường phía trước với nhiều thách thức, lĩnh vực này không chỉ hỗ trợ để tạo ra sản phẩm an toàn mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực nông thôn, đồng thời nó cũng góp phần thích ứng với sự khan hiếm các nguồn tài nguyên và giảm tác động tới môi trường.  Từ chăn nuôi thâm canh đến hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ khô hạn đều phải đối mặt với rất nhiều thách thức đòi hỏi phải có phản ứng khác nhau. Sự phức tạp của nhiệm vụ này là làm sao để hài hòa sự khác biệt của các quốc gia để lựa chọn ưu tiên các mục tiêu phụ thuộc vào các nhân tố: Mức thu nhập, quan hệ với vai trò của sản xuất quy mô nhỏ trong lĩnh vực này, tầm quan trọng, triển vọng xuất khẩu và áp lực, sự suy thoái của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, ưu tiên mục tiêu sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế của từng quốc gia. Các quốc gia phát triển kinh tế ở mức thấp và hệ thống sản xuất chủ yếu ở quy mô nhỏ nên xây dựng các chính sách để tăng cường đóng góp để nâng cao thu nhập, tạo việc làm và bảo hiểm cho người nghèo bao gồm: Quản lý dịch bệnh vật nuôi để hỗ trợ nâng cao sinh kế bền vững.Đến các giai đoạn sau, tập trung hướng tới các mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân cả về số lượng và chất lượng và sức khỏe cộng đồng cùng với bảo vệ môi trường và các nguồn lợi tự nhiên. Ở những nước kinh tế phát triển tập trung mạnh mẽ hướng tới các vấn đề: Y tế cộng đồng, an toàn thực phẩm và môi trường.

Tính hợp pháp về sự khác biệt trong ưu tiên để đảm bảo rằng thể chế và cơ chế quản lý phản ánh tính đa dạng. Đồng thời, giải quyết các thách thức cần có sự liên kết hành động của các các bên có liên quan ở cấp độ khác nhau. Hành động riêng lẻ không thể tồn tại, vì vậy sự liên kết giữa các bên có liên quan trong khu vực sẽ tạo cơ hội để cùng nhau chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, đối thoại chính sách và phối hợp hành động. Đòi hỏi phải xác định được các đối tác mong đợi cùng thống nhất vấn đề cần giải quyết, đưa ra cơ cấu tổ chức, sự cam kết về các nguồn lực và cơ chế theo dõi, giám sát. Quá trình dựa trên cơ sở tự nguyện, trao đổi mở; sự liên minh này cần đưa ra thời gian để phát triển và thiết lập sự tin tưởng giữa các bên tham gia.

Chiến lược cần hỗ trợ toàn diện cho các bên có liên quan hướng tới hình thành Diễn đàn ngành sữa châu Á (Dairy Asia Platform) để có thể tận dụng các thế mạnh của từng quốc gia. Hơn nữa, diễn đàn này nên hỗ trợ cho các nội dung sau:

i)    Tăng cường đối thoại hướng tới nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề phát triển.

ii) Xây dựng sự ủng hộ hướng tới phát triển ngành sữa theo hướng bền vững đảm bảo an toàn và an ninh thực phẩm.

iii)        Thúc đẩy thực hiện cam kết của các bên có liên quan.

Sự cộng tác trong diễn đàn này phải cởi mở, tự nguyện và dựa trên sự hiểu biết để hỗ trợ cho thay đổi trong thực hành và liên kết.

Cuối cùng, điều quan trọng nhận thức về sự bền vững là một quá trình thay đổi thực hành một cách liên tục để đồng thời đạt được các mục tiêu liên quan tới xã hội, kinh tế và môi trường. Diễn đàn phải phấn đấu để hỗ trợ cho phát triển bền vững thông qua phân tích và đánh giá sự liên kết trong thực hiện/hỗ trợ, tạo các đối thoại dễ dàng giữa các bên có liên quan và sự hợp tác ở mức độ quốc gia và khu vực, xác định và cung cấp các công cụ, hướng dẫn cần thiết để hỗ trợ/thúc đẩy đổi mới trong thay đổi thực hành tại các quốc gia.

Hoàng Thiên Hương – Phòng GSL Cục Chăn nuôi.

Video liên quan

Chủ đề