Phong trào đồng khởi năm 1960 diễn ra ở đâu

Đồng khởi là phong trào đấu tranh, nổi dậy của quân và dân miền Nam chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm trong thời kì chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15, từ cuối 1959 đến 1960 nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt để giành chính quyền. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (1959); cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Quảng Ngãi ((1959); cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre (1960); cuộc nổi dậy đồng loạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (1960)... Có thể nói, phong trào Đồng khởi nổ ra từ Nam Trung Bộ, lan ra khắp miền Nam nhưng tiêu biểu nhất chính là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre. Tháng 12/1959, Liên Tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ triệu tập đại biểu các tỉnh Kiến Phong, Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Tường, An Giang, tổ chức hội nghị tại Hồng Ngự để bàn định các biện pháp thúc đẩy phong trào cách mạng ở Trung Nam Bộ tiến lên giành những thắng lợi mới. Hội nghị Liên Tỉnh uỷ quyết định: phát động quần chúng khởi nghĩa ở xã, ấp. Thực hiện chủ trương của Hội nghị Liên Tỉnh uỷ Trung Nam Bộ, ngày 17/01/1960, nhân dân Bến Tre nổi dậy khởi nghĩa, bắt đầu từ 3 xã điểm: Định Thuỷ, Phước Hiệp và Bình Khánh (huyện Mỏ Cày). Phong trào Đồng khởi nhanh chóng lan rộng ra khắp tỉnh Bến Tre. Chỉ trong một tuần lễ (từ 17 đến 24/01/1960), nhân dân 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú nhất tề nổi dậy, giải phóng xã, ấp khỏi ách kìm kẹp của địch.Thắng lợi trong cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre làm cho địch điên đầu. Chính quyền Ngô Đình Diệm lập tức đến Bến Tre để khảo sát tình hình, đồng thời lệnh cho quân đội đưa 10 ngàn lính về 3 xã trên để mở cuộc vây quét lực lượng cách mạng. Quân địch đi đến đâu, chúng bắn giết, đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ tới đó. Chúng chôn sống 36 thanh niên và giết hại 80 đồng bào. Nhằm ngăn chặn hành động bạo ngược đó, Tỉnh uỷ Bến Tre quyết định vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh trực diện với địch; đồng thời, huy động tổ chức lực lượng phụ nữ kéo ra quận lỵ Mỏ Cày tố cáo tội ác của binh lính địch, đòi chúng rút quân. Ngày 01/04/1960, hàng ngàn phụ nữ với hàng trăm ghe, thuyền, đem theo lợn, gà, xoong, nồi, mùng, màn, kéo về quận lỵ lánh nạn. Cuộc tản cư ngược của phụ nữ 3 xã này nhanh chóng được bổ sung thêm lực lượng. Đến quận lỵ, chị em lớp đưa đơn, lớp nói miệng đòi Quận trưởng cho nương nhờ để chờ quân “áo rằn” rút. Trước lời lẽ có lý, có tình của chị em, địch buộc phải thừa nhận tội ác và hứa rút quân. Cuộc đấu tranh chính trị của phụ nữ Bến Tre đã giành thắng lợi lớn và từ đây xuất hiện cụm từ “Đội quân tóc dài” để chỉ cuộc đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam. Tính đến cuối năm 1960, phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2.627 xã toàn miền Nam, nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã, đồng thời làm tê liệt chính quyền Mỹ-Diệm ở hầu hết các xã khác. Dân số vùng giải phóng toàn miền Nam có khoảng 5,6 triệu người. Kế hoạch lập khu trù mật của địch bị phá sản. Chính sách “cải cách điền địa”của địch bị thất bại nặng. Hai phần ba số ruộng đất bị Mỹ-Diệm cướp (khoảng 17 vạn héc ta) đã trở về tay nhân dân. Phong trào Đồng khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Trong năm 1960 ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, trong đó tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20/07/1960.

Phong trào Đồng khởi trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đã giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ. Đây là một mốc mới rất quan trọng của cách mạng miền Nam, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân miền Nam Việt Nam đánh thắng “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2014
Phạm Thị Diệu

Câu hỏi

Phong trào Đồng khởi nổ ra sớm nhất ở đâu?

A. Ninh Thuận.

B. Quảng Ngãi.

C. Bến Tre.

D. Tây Nguyên.

Trả lời

Phong trào Đồng khởi nổ ra sớm nhất ở đâu Bến Tre

Đáp án: C

Tham khảo:

Đồng Khởi là phong trào do những thành viên Việt Minh ở lại miền Nam Việt Nam kêu gọi nhân dân nổi dậy đồng loạt chống lại Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trước hết là những vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt Nam và cả vùng núi Nam Trung bộ Việt Nam. Phong trào này diễn ra từ cuối năm 1959, đỉnh cao là năm 1960, nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời kỳ Ngô Đình Diệm, dẫn đến một phần đáng kể của nông thôn miền Nam đã thành vùng do những người cộng sản kiểm soát, dẫn đến sự thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trên đây là đáp án và giải thích chi tiết cho câu hỏi Phong trào Đồng khởi nổ ra sớm nhất ở đâu? giúp các em ôn tập kiến thức. Để luyện tập thêm, các em có thể tham gia làm bài tập trắc nghiệm sử 9 với các câu hỏi hay đã được ĐọcTàiLiệu biên soạn hoặc có thể tham khảo thêm một số câu hỏi tiếp theo:

Các câu hỏi liên quan

Chúc các em học tập tốt và đạt được những kết quả cao.

Phong trào "Đồng khởi” ở miền Nam

(ĐCSVN) - Nghị quyết số 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc “Đồng khởi” oanh liệt của toàn miền Nam.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, các Đảng bộ Nam Bộ và Liên khu V đã coi trọng việc đưa Nghị quyết xuống tận cơ sở và quần chúng cách mạng. Phong trào đồng khởi (khởi nghĩa từng phần) bắt đầu.

Nhân dân Bến Tre đồng khởi đêm 17/1/1960. Ảnh: baotanglichsu.vn

Ở Liên khu V, sau cuộc khởi nghĩa Bác Ái (năm 1958), trong năm 1959 diễn ra các cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Đức Phổ.

Ở Nam Bộ, nhân dân nhiều nơi ở miền Đông, miền Trung và miền Tây nổi dậy làm tan rã từng mảng bộ máy thống trị và kìm kẹp của địch ở cơ sở. Ngày 16-9-1959, lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh ở Gò Quản Cung, tỉnh Kiến Phong (nay thuộc Đồng Tháp), tiêu diệt một tiểu đoàn ngụy. Đêm 24-9-1959, Khu ủy Khu 8 (Trung Nam Bộ) họp bàn việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15, quyết định lãnh đạo các địa phương trong khu đồng loạt nổi dậy vào tháng Giêng năm 1960. Thực hiện Nghị quyết, Tỉnh ủy Bến Tre quyết định phát động tuần lễ "toàn dân đồng khởi” nhằm phá ách kìm kẹp của địch, xây dựng chính quyền cách mạng.

Ngày 17-01-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày nhất tề nổi dậy, diệt ác phá đồn, đập tan bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở cơ sở. Từ thắng lợi Mỏ Cày, phong trào lan nhanh sang các huyện Giồng Trộm, Châu Thành, Ba Tri, Thành Phú, Bình Đại. Chính quyền tự quản và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập, bọn ác ôn bị đưa ra xét xử, ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân. Theo chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ, đêm 25 rạng ngày 26-01-1960, lực lượng vũ trang cách mạng bất ngờ tiến công căn cứ Tua Hai (Tây Ninh) tiêu diệt và bắt sống 500 quân ngụy, cổ vũ quần chúng vùng lên giải phóng 24 xã trong tỉnh, xóa bỏ 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp.

Hòa nhịp với cuộc Đồng khởi ở Bến Tre và Tây Ninh, các tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiến Phong, Kiến Tường... đồng loạt nổi dậy và làm chủ khoảng 2/3 số ấp, xã.

Ngọn lửa nổi dậy, tiến công bốc cao và lan rộng ở đồng bằng Nam Bộ, ở rừng núi miền Trung. Hầu hết các ban tề ấp, xã tan rã, tê liệt. Vùng giải phóng liên hoàn hình thành, nối liền các huyện, các tỉnh. Trong vùng giải phóng, quyền làm chủ hoàn toàn thuộc về quần chúng lao động. Một hình thức chính quyền nhân dân ra đời.

Tính đến cuối năm 1960, phong trào "Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền địch ở đại bộ phận cơ sở. Thế trận của địch ở miền Nam bị đảo lộn, từ chỗ tập trung lực lượng hô hào "Bắc tiến” chúng phải dồn về chống đỡ với cách mạng miền Nam.

Phong trào "Đồng khởi” ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Tháng 01-1960, 8.000 công nhân đồn điền cao su Biên Hòa đình công. Ngày 01-5-1960, 1.000 công nhân Sài Gòn mít tinh nêu khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền dân tộc, dân chủ. Ngày 20-7, hàng vạn quần chúng ở các đô thị xuống đường biểu tình đòi "đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam", đòi quyền dân sinh, dân chủ. Tháng 8-1960, 500 thanh niên ở Trại huấn luyện thanh niên cộng hòa thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bỏ trại trốn về nhà. Ngày 20- 9-1960, hơn 20.000 đồng bào Khơme, trong đó có 2.000 sư sãi tỉnh Trà Vinh, kéo vào thị xã đấu tranh; 45.000 đồng bào nông thôn tỉnh Mỹ Tho kéo vào thị xã đòi chấm dứt việc bắn pháo vào các thôn, xóm. Ngày 04-10-1960, 10.000 đồng bào huyện Cao Lãnh kẻo vào thị xã Sa Đéc chống khủng bố, bắt phu, bắt lính. Ngày 15-10-1960, hơn 60.000 đồng bào tỉnh Bến Tre kéo vào thị xã đấu tranh đòi hủy bỏ luật 10/59. Trong năm 1960, ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị.

Phong trào "Đồng khởi" trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, đẩy chính quyền Mỹ vào tình thế bế tắc, mở ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam, góp phần bảo vệ và củng cố miền Bắc.

Ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, Châu Thành (nay là Tân Biên - Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2018, tr. 216 – 220.

Video liên quan

Chủ đề