Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Hanoi University of Civil Engineering) là một cơ sở giáo dục chuyên ngành xây dựng ở Hà Nội, được thành lập vào năm 1966. Tiền thân là Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1956-1966).

Trường Đại học Xây dựng là một cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học cho nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng vào đời sống. Trường Đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thầy Nguyễn Sanh Dạn và thầy Phạm Ngọc Đăng bàn phương án di dời trường từ Hương Canh, Vĩnh Phúc về Hà Nội năm 1982.

Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Lịch sử

Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, trường phải rời Thủ đô Hà Nội đi sơ tán ở nhiều nơi trên các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú… Cuối năm 1983, trường chuyển về Hà Nội nhưng vẫn còn phân tán ở 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc xá, Bách Khoa và Đồng Tâm; đến năm 1991 trường mới tập trung tại Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 2014, Trường đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo thực nghiệm tại Hà Nam với diện tích trên 24ha.

Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Đào tạo

Sau 50 năm kể từ ngày thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã đào tạo được trên 60.000 kỹ sư và kiến trúc sư, trên 2000 thạc sĩ và tiến sĩ. Trường Đại học Xây dựng đang đào tạo 14 ngành ở trình độ đại học, 15 ngành bậc cao học và 13 chuyên ngành tiến sĩ.

Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Hệ đào tạo Đại Học

Hệ chính quy: quy mô đào tạo khoảng 19.000 sinh viên, trong đó: Hệ chính quy: Gồm 24 ngành/ chuyên ngành, thời gian đào tạo 5 năm, tập trung; Hệ chính quy bằng 2: Gồm 20 ngành/ chuyên ngành, thời gian đào tạo 3 năm, tập trung; Hệ chính quy liên thông: Gồm 10 ngành/ chuyên ngành; thời gian đào tạo 2,5 năm, tập trung; Hệ vừa làm vừa học: Gồm 24 ngành/ chuyên ngành; thời gian đào tạo 5,5 năm; với quy mô đào tạo khoảng 3.000 sinh viên, chưa kể các hệ đào tạo ngắn hạn và đào tạo thường xuyên.

Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Đào tạo sau đại học

Đào tạo thạc sĩ: Gồm 17 chuyên ngành với quy mô 1.950 học viên cao học Đào tạo tiến sĩ: Gồm 19 chuyên ngành với quy mô 135 nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn (cấp chứng chỉ) nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức với các chuyên đề xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như Giám sát thi công xây dựng công trình, Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Đấu thầu xây dựng, Bất động sản, Các lớp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho Kỹ sư mới ra trường…

Phòng Đào tạo Trường Đại học Xây dựng

Cở Sở vật chất

Khuôn viên của Trường Đại học Xây dựng hiện nay nằm ở số 55 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội. Tổng mặt bằng có diện tích khoảng 2 ha, nằm giữa đường Giải Phóng và đường Trần Đại Nghĩa. Cổng phía Tây quay ra mặt đường Giải Phóng, cổng mặt phía Đông quay ra đường Trần Đại Nghĩa. Hiện nay, trường Đại học Xây dựng gồm: 2 giảng đường H1 (6 tầng) và H2 (4 tầng), 1 hội trường lớn G3 (2 tầng), 1 nhà Thư viện (6 tầng), 1 nhà hành chính A1 (6 tầng), 1 nhà Thí nghiệm (10 tầng). Ngoài ra, trong khuôn viên trường còn có 1 cơ sở của viện Kỹ thuật Môi trường (A2) và 1 tòa nhà của dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong kiến trúc. Ký túc xá sinh viên của trường (cùng với nhà thi đấu thể thao) nằm số 72 đường Trần Đại Nghĩa và nằm cạnh trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Do tách từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nên ngày nay trường Đại học Xây dựng còn được sở hữu một số cơ sở nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình; Phòng Thí nghiệm Công trình thủy; Phòng thí nghiệm và nghiên cứu Vật liệu xây dựng LAS 115

1. Tham mưu, phối hợp với với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược đào tạo của trường; chủ trì, phối hợp thực hiện kế hoạch phát triển công tác đào tạo.

2. Là đầu mối phối hợp các đơn vị trong và ngoài trường thực hiện công tác đào tạo của trường.

3. Xây dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện quy chế đào tạo, quy định tổ chức và quản lý đào tạo nhằm đảm bảo hệ thống đào tạo vận hành hiệu quả và tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.

4. Quản lý và hướng dẫn quy hoạch, phát triển ngành và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội theo chiến lược phát triển trường và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

5. Lập và quản lý kế hoạch đào tạo, tối ưu hóa sử dụng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất trong công tác đào tạo; quản lý và hỗ trợ người học đăng ký học tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên thực hiện chương trình đào tạo.

6. Thúc đẩy đổi mới phương pháp và công nghệ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm và tận dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất.

7. Quản lý cơ sở dữ liệu và quá trình học tập của người học, quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ và phụ lục văn bằng.

8. Quản lý dữ liệu học phí và phối hợp triển khai công tác thu học phí.

9. Hỗ trợ các đơn vị xây dựng và triển khai các dự án hợp tác quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo.

10. Là cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự của phòng và là đầu mối đại diện cho cá nhân của phòng quan hệ với trường và các tổ chức thuộc trường. Đề xuất nhu cầu và phối hợp với đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng viên chức, lao động hợp đồng của phòng theo đúng quy định của trường.

11. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao phục vụ cho công tác của phòng.

12. Trưởng phòng Quản lý đào tạo được phép thừa lệnh Hiệu trưởng ký và đóng dấu của trường trong phạm vi công tác được giao. Phó Trưởng phòng được ký thừa lệnh Hiệu trưởng những văn bản do trưởng phòng uỷ quyền.”.