Phong cách quân chủ là gì

Đối với mỗi quốc gia, trong quá trình lịch sử hình thành đều trải qua những thời kỳ khác nhau và có sự hoàn thiện cho đến ngày hôm nay. Một trong những chế độ chính trị phổ biến trên thế giới đó chính là chế độ quân chủ là gì được áp dụng tại không ít những quốc gia trên thế giới. Vậy chế độ này được hiểu như thế nào? có những đặc điểm gì và có đặc trưng ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có cái nhìn bao quát hơn về chế độ quân chủ.

Phong cách quân chủ là gì
Chế độ quân chủ là gì

– Định nghĩa chế độ quân chủ là gì hay còn được biết đến với tên gọi là chế độ quân quyền là một trong những hình thức chính thể khá phổ biến trên thế giới.

– Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể trong đó có vua hoặc nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước và nắm giữ toàn bộ quyền lực và có quyền chi phối tất cả các hoạt động trong xã hội. Quyền lực này được thừa kế theo hình thức cha truyền con nối. Vua được người dân trong xã hội coi trọng và coi là con trời, thay trời trị quốc và có sứ mệnh cai quản, trị vì đất nước. Do đó, đối với người dân trong quốc gia đó, vua sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý hay biện pháp xử phạt nào.

– Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể thường gặp tại các nhà nước chủ nô, phong kiến và trong cả nhà nước tư sản với một mức độ phạm vi nhỏ hơn. 

Chế độ quân chủ lập hiến là một trong những hình thức của chính thể chế độ quân chủ là gì. Theo đó, chế độ quân chủ lập hiến có những đặc điểm sau:

– Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó quyền lực tối cao được tập trung vào tay nhà vua và nhà vua vẫn sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ phát luật hay quy tắc nào. 

– Công cụ chính để nhà vua cai quản đất nước là hệ thống tòa án, nhà tù và quân đội, bên dưới là quan liêu và cảnh sát. Những chủ thể này đa phần áp dụng cách thức đàn áp đối với những thành phần đối lập và hạn chế tối đa quyền tự do dân chủ.

– Trong chế độ quân chủ lập hiến, sự tồn tại của vua chúa vẫn còn nhưng không được nắm thực quyền và quyền lực tối đa như những thể chế khác bởi quyền lực này chủ yếu thuộc về quốc hội do thủ tướng của Đảng chiếm đa số đứng đầu.

Bên cạnh chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quân chủ là gì còn có hình thức thứ hai là chế độ quân chủ chuyên chế với những đặc điểm riêng biệt dưới đây:

– Quân chủ chuyên chế còn được gọi là chế độ quân chủ tuyệt đối. Đây là hình thức chính thể mà quân chủ được nắm thực quyền. Nhà nước theo chính thể này không có Hiến pháp hoặc nếu có nhưng giá trị của Hiến pháp không được coi trọng. 

– Trong chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại, quân chủ được coi như thần thánh, do đó những mệnh lệnh mà quân chủ ban hành được người dân coi trọng như đó là ý chỉ của thần thánh ban ra và phải phục tùng tuân theo. Ví dụ:

+ Pharaoh được coi là hình ảnh của thần Bầu trời Horus.

+ Vua Hammurabi là người tiếp nhận ý muốn của thần Công lý Shamash.

– Đối với chế độ quân chủ chuyên chế thời kỳ phong kiến lại mang tính thế tục hơn nhưng quân chủ vẫn là chủ thể có được toàn bộ thực quyền trong tay. Điều đặc biệt hơn trong thời kỳ này là dưới quân chủ đã có hệ thống quan liêu được xây dựng từ trung ương đến địa phương cùng quân chủ cai quản đất nước.

– Sang đến thời đại của trào lưu triết học Khai sáng, chế độ quân chủ chuyên chế suy yếu dần.

Trên đây là những kiến thức về chế độ quân chủ là gì được Công ty luật ACC tổng hợp gửi đến Qúy bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những thông tin này đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về hình thức chính thể này. Từ đó có thể so sánh với những hình thức chính thể khác để có sự phân biệt khi nghiên cứu từng bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới.

Giải bài tập 4 trang 24 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Thế nào là chế độ quân chủ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 24 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tâp trung tuyệt đối, tối cao, trong tay một người (vua- hoàng đế - Thiên tử...) mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền. Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Chính thể quân chủ - trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có: Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước - vua, hoàng đế - có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến - Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” - vua không có thực quyền. Quân chủ lập hiến có hai loại:

1) Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước là quyển lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tổn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện;

2) Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ - bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi...). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia...).

Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ

Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ được thể hiện như sau:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

Các hình thức chính thể quân chủ

Các dạng: Căn cứ vào thẩm quyền và mối quan hệ giữa nhà vua, nghị viện với chính phủ thì hình thức chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

Hình thức quân chủ tuyệt đối

Quân chủ tuyệt đối là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành chính và Nhà Vua là cấp xét xử cao nhất. Hiện nay trên thế giới có nhà nước Arâp Xêut, Ô man vẫn còn tổ chức Nhà nước theo hình thức chính thể này. Ở các Nhà nước này không có hiến pháp, không có các cơ quan đại diện, kinh Cô ran được sử dụng như một văn bản mang tính hiến pháp. Nhà vua được xem như là người cha tinh thần. Vua và gia tộc của Nhà Vua đóng vai trò quyết định về các vấn đề hệ trọng của Nhà nước kể cả vấn đề quyết định xem ai sẽ là người được quyền thừa kế ngôi vua.

Hình thức quân chủ hạn chế (hay còn gọi là quân chủ lập hiến)

Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được phân thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị

* Thứ nhất: Về hình thức quân chủ nhị nguyên: Ở hình thức chính thể này nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức là ở đây có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn quyền Hành pháp thì thuộc về Nhà Vua, Nhà vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Chính phủ do Nhà vua thành lập. Quyền tư pháp của chế độ này có chịu sự ảnh hưởng của Nhà vua. Mặc dù đứng trên danh nghĩa Nhà Vua không có quyền lập pháp nhưng Nhà vua có thể tác động trực tiếp đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối của mình. Nhà vua có quyền giải thể Nghị Viện.

* Thứ hai: Quân chủ đại nghị ngày nay được thành lập ở các nước tư bản phát triển như Anh, Nhật Bản, Bỉ,....và ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Camphuchia,...Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc này đồi hỏi Chính phủ do Quốc vương thành lập phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối số ghế ở Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) làm người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Thủ tướng sẽ có thẩm quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ. Sau đó toàn thành viên của Chính phủ được đưa ra để Nghị Viện biểu quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tiến nhiệm thì Quốc vương bổ nhiệm toàn bộ thành viên của Chính phủ. Trường hợp không đảng phái chính trị nào chiếm được đa số ghế nói trên, Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu liên minh các đảng phái chiếm được đa số ghế làm người đứng đầu Chính phủ.

Ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thực hiện. Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy quyền. Khi ký Thủ tướng hoặc Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản, bản thân Quốc vương không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Ở chế độ chính thể quân chủ đại nghị, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt động của mình. Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu quyết không tín nhiệm Chính phủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức toàn bộ thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc vương giải thể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới. Và cuối cùng mâu thuẫn giữa cơ quan hành pháp và lập pháp được giàn xếp bởi nhân dân. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn nếu nhân dân ủng hộ Nghị Viện thì đảng đối lập sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị Viện mới. Khi đó Chính phủ cũ phải từ chức, nếu nhân dân ủng hộ Chính phủ thì đảng cầm quyền (hoặc liên minh đảng cầm quyền) sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế trong Nghị Viện.

Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

Chính thể quan chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nuớc được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập).Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự; Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

Chính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử. Đặc trưng của dạng chính thể này là trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan đó.

Chính thể quân chủ

- Là chính thể mà toàn bộ hoặc một phàn quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương...) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập). - Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cá nhân (vua, hoàng đế, quốc vương...). - Phương thức trao quyền lực tối cao cho nhà vua chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong vương, bầu cử hoặc tiếm quyền... - Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là suốt đời và có thể truyền ngôi cho đời sau. - Nhân dân không được tham gia vào việc lựa chọn nhà vua cũng như giám sát hoạt động của nhà vua. - Chính thể quân chủ gồm các dạng: quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối). Riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

Chính thể cộng hòa

- Là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử. - Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cơ quan (ví dụ: Quốc hội của Việt Nam) hoặc một số cơ quan (ví dụ: Nghị viện, Tổng thống và Tòa án tối cao ở Mỹ). - Phương thức trao quyền lực cho cơ quan quyền lực tối cao là bằng bầu cử (ví dụ ở Việt Nam) hoặc chủ yếu bằng bầu cử (ví dụ ở Mỹ). - Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là chỉ trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ) và không thể truyền lại chức vụ cho đời sau. - Nhân dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cũng như giám sát hoạt động của cơ quan này.

- Chính thể cộng hòa gồm hai dạng: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Riêng chính thể cộng hòa dân chủ lại có các dạng tương ứng với các kiểu nhà nước là cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-13 22:19:03