Phong cách đông dương năm bao nhiêu

Dù trải qua trăm năm, phong cách kiến trúc Đông Dương vẫn giữ vẹn nguyên những nét đặc trưng của dòng chảy văn hoá Việt, nét cổ kính nước Pháp để gợi nhớ về một xứ sở Đông Dương kỳ vĩ. Cho đến những năm gần đây, phong cách này đã quay trở lại và tạo tiếng vang trong thiết kế và thi công nội thất nhà hàng, khách sạn, văn phòng, biệt thự,…

Trụ sở Bộ Ngoại giao, công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Đông

Đông Dương trong cụm “kiến trúc Đông Dương” được hiểu là địa danh, gọi là bán đảo Đông Dương. Đông Dương có tên gọi quốc tế là Indochina (tên được ghép từ chữ gốc Indo-China). Bởi lẽ, bán đảo nằm ở vị trí địa lí sát phần đất nước Ấn Độ (Indo) và Trung Quốc (China). Nền văn hóa của các nước Đông Dương chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc trong những năm bị đô hộ.

Phong cách kiến trúc Đông Dương hay còn được gọi với tên rất Tây hóa là Indochine Style. Indochine là Đông Dương trong tiếng Pháp. Kiến trúc Đông Dương là phong cách thiết kế được người Pháp áp dụng kiến trúc Pháp vào công trình kiến trúc ở các nước Đông Dương trong thời Pháp thuộc. Vì thế, phong cách này là điểm chạm, điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa châu Âu – châu Á.

Nhà thờ Cửa Bắc cách đây gần 100 năm được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard

Ở Việt Nam, phong cách kiến trúc Đông Dương mang đến hơi thở văn hóa, vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt phối hợp hài hòa với lối kiến trúc “chất Pháp” lãng mạn vừa cổ kính vừa hiện đại. Sự giao thoa văn hóa tồn tại ở Indochine không áp đặt kiến trúc Pháp cổ mà ứng dụng giải pháp kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt.

Cho đến ngày nay, những giá trị kiến trúc Đông Dương để lại là phong cách kiến trúc rất riêng, vừa hoài cổ, vừa mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng, quý tộc. Dựa trên sự hiểu biết, nghiên cứu sâu sắc tinh thần Indochine, kiến trúc sư ICON INTERIOR tiếp tục gìn giữ, sáng tạo và dung hòa với những nét hiện đại.

Nhà thờ Cửa Bắc mang nét kiến trúc đăng đối nghiêm cẩn mà người Pháp xây dựng ở Việt Nam

Lịch sử ra đời và phát triển của kiến trúc Đông Dương

Trong suốt 61 năm thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam và có những thay đổi lớn để phù hợp với điều kiện địa phương. Bắt đầu từ năm 1880 thời kỳ tiền thuộc địa, thực dân Pháp áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác trên mọi lĩnh vực.

Nhà hát lớn Hà Nội – kiến trúc Đông Dương

Buổi đầu, Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự khai phá bán đảo Đông Dương của người Pháp đã mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Có thể tổng hợp các phong cách kiến trúc cơ bản như sau: Tân cổ điển, địa phương Pháp, Art Deco,…

Từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, sự ảnh hưởng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam bắt đầu giảm sút và có nhiều rào cản. Để duy trì ách thống trị và tranh thủ làm nguội lòng dân nước thuộc địa, thực dân Pháp bắt đầu đề cao nền văn hóa của các nước Đông Dương.

Thêm vào đó, trong quá trình sinh sống, họ nhận ra rằng khí hậu ở đây khắc nghiệt, không như ở đất nước họ. Cho nên, người Pháp “khai hóa” cho nghiên cứu vào cải biến kiến trúc Pháp cổ thành phong cách kiến trúc Đông Dương để thích nghi với điều kiện không thuận lợi này.

>> Xem thêm: 9+ Các Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Tại Sài Gòn

Hotel Metropole Hanoi được bảo tồn gần như nguyên vẹn kiến trúc Đông Dương

Cha đẻ của nền giao thoa kiến trúc Việt

Kiến trúc sư Ernest Hébrard, mệnh danh là cha đẻ của phong cách kiến trúc Đông Dương. Ông là giáo sư đào tạo các kiến trúc sư người Việt đầu tiên ở trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó, ông trở thành Giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp. Để phụ trách công việc của mình, Ernest Hébrard sáng tạo những công trình có giá trị nghệ thuật.

Ông gọi nó là phong cách Đông Dương (style indochinois). Phong cách không chỉ có kiến trúc châu Âu mang nét phương Tây và nét truyền thống bản địa 3 nước Đông Dương. Mà trong đó, kiến trúc phong cách Indochine còn lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ phương Đông với nền văn hóa Trung Quốc – Ấn Độ.

Kiến trúc sư Ernest Hébrard người tiên phong phong cách Đông Dương

Một số công trình tiêu biểu

Với cái tên rất đỗi thân thuộc “Paris của Phương Đông”, Hà Nội đậm đà chất pháp lãng mạn trong hương vị bản sắc văn hóa. Từ sau những năm 1920, phong cách kiến trúc Đông Dương bắt đầu phát triển mạnh mẽ thì người ta bắt gặp những công trình điểm mốc kiến ​​trúc ở thủ đô.

Nét đẹp Á – Âu của Đại học Đông Dương

>> Khám phá: Top Công Trình Kiến Trúc Đông Dương Ở Hà Nội Đẹp

Ở miền Nam Việt Nam, Sài Gòn cũng nằm trong kế hoạch quy hoạch kiến trúc Đông Dương cũng trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Các tòa nhà màu vàng mang đậm phong cách thiết kế nghệ thuật kiến trúc phương Đông kết hợp giải pháp kiến trúc châu Âu dần xuất hiện. Nổi bật trong những năm 1928-1932 là Bảo tàng Louis Finot được xây dựng.

Bảo tàng Louis Finot, dấu ấn của kiến trúc phương Tây và phương Đông

Những công trình nổi tiếng cùng thời thường do kiến trúc sư Hébrard thiết kế. Mỗi công trình mang những đặc trưng thiết kế đầy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương. Tính đến hiện nay, chúng vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo và nét đẹp giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia.

Đặc điểm kiến trúc Đông Dương cách tân

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Phần khung công trình làm từ thép tiền chế, sành sứ đa màu. Ngói lợp mái ardoise hay còn gọi đá xám chẻ, gạch lát sàn có họa tiết caro truyền thống. Một số phương tiện kỹ thuật mới khá hiện đại và tiên tiến được áp dụng vào kiến trúc Đông Dương như: cổng sắt uốn, cột thu lôi chống sét, bóng đèn điện, cửa lấy sáng với tranh kính Tiffany nghệ thuật phong cách thiết kế Art Nouveau,…

Tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn giữ kỹ thuật và vật liệu nguyên vẹn đến ngày nay

Hình khối kiến trúc

Kiến trúc nhấn mạnh những hình khối lập thể, tổ chức tự do. Một nét đặc trưng của hình khối phong cách kiến trúc Đông Dương để ta dễ nhận thấy một không khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây. Chúng được kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt….

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM được xây dựng kiến trúc Đông Dương

Giải pháp kiến trúc Đông Dương

Ứng dụng xây dựng hành lang và dàn pergola rộng, nối dài gắn với công trình để mang đến sự thông thoáng, cách nhiệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam. Hành lang rộng là khoảng không cân bằng, chuyển hóa nhiệt giữa thời tiết bên ngoài và không gian bên trong công trình.

Hành lang Phủ toàn quyền Đông Dương được thiết kế nhiều cửa sổ bốn cánh kéo dài đến tận trần nhà

Mái nhà

Mái ngói âm dương theo kiểu truyền thống của Việt Nam được giữ và ứng dụng vào kiến trúc Đông Dương. Thay vì sử dụng mái bằng như những công trình lớn, mái ngói cho những công trình nhỏ lưu giữ văn hóa dân tộc. Mái lợp ngói đảm bảo nhô ra để che nắng che mưa hiệu quả. Đặc biệt, cách bố trí các “khu đĩ” (ở hai đầu hồi nơi tiếp giáp của các mái, hình tam giác) tạo sự thông thoáng.

Sự xuất hiện của các seno (sênô) thu nước mưa chạy dọc theo phần mái là giải pháp hiệu quả. Một số công trình truyền thống ứng dụng phần mái vút cong ở góc (góc mái chồng diêm cổ kính kiểu văn hóa Trung Hoa) theo kiểu truyền thống. Mái lợp mang đến sự tinh tế từ các họa tiết hoa văn đậm chất phong cách kiến trúc Đông Dương được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.

Mái ngói âm dương đem đến cho kiến trúc đậm chất người Á Đông

Hệ thống cửa

Với kiến trúc Đông Dương, hệ cửa sổ được thiết kế 2 lớp. Lớp trong là vật liệu khung kính có tác dụng lấy sáng, ngăn mưa gió. Đồng thời, cửa kính ở phía trong còn để tránh côn trùng và giữ ấm vào mùa đông. Lớp ngoài cửa chớp (dạng lá sách), pano gỗ kết hợp với song sắt có tác dụng thông khí, lấy ánh sáng cũng như lấy gió từ bên ngoài vào trong nhà.

>> Tìm hiểu: Tìm Hiểu Về Yếu Tố Ánh Sáng Trong Phong Cách Indochine

Mẫu cửa lá sách hay còn gọi là cửa chớp được sử dụng phổ biến giúp thông gió. Giải pháp lấy gió và lấy sáng tạo ra lớp không khí trung hòa nhằm cách nhiệt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Trong kiến trúc Đông Dương, hệ cửa sổ được bố trí khá dày đặc trên tường công trình. Nhiều cửa sổ cao và rộng ở dãy hành lang ở những bên bị ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời gay gắt.

Các cửa sổ phong cách kiến trúc Đông Dương tạo thông thoáng

Và các đặc điểm kiến trúc khác

Về hoa văn, họa tiết:

Họa tiết hoa văn đậm đà bản sắc dân tộc được lấy từ thời Đông Sơn như họa tiết kỷ hà đơn giản. Họa tiết An Nam cách điệu từ hoa lá, hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,… một cách tinh tế và tỉ mỉ thể hiện tính nghệ thuật cao.

Hoa văn từ vật liệu sắt uốn mỹ thuật trong trang trí cổng rào

Về phong cách:

Phong cách kiến trúc Đông Dương pha trộn từ sự thường thượng, sang trọng nước Pháp nên kiến trúc có lấy cảm hứng ở các phong cách thường thượng trên thế giới ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ấn tượng với phong cách Art Nouveau, phong cách Art Deco.

Về màu sắc:

Kiến trúc Đông Dương kết hợp giữa châu Âu – châu Á nên đa dạng từ màu sắc. Trong đó, phong cách nổi bất nhất với 2 gam màu đậm chất phương Đông là màu đỏ màu và màu vàng. Màu đỏ đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Màu vàng biểu trưng cho giàu sang, vàng son, phú quý, thịnh vượng.

Không gian kiến trúc Đông Dương sẽ sử dụng những sắc màu nhiệt đới ấm

Ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào thiết kế nội thất

Hiện nay, phong cách kiến trúc Đông Dương được thừa kế và phát triển chia làm nhiều hướng rõ rệt. Kiểu tập trung vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống thiên về nét đẹp hoài cổ, phục cổ. Kiểu kiến trúc thiên về cải tiến và sáng tạo với sự kết hợp hiện đại vào các công trình Việt Nam.

Công trình kiến trúc biệt thự phong cách kiến trúc Đông Dương do ICON INTERIOR thiết kế
Biệt thự mang phong cách kiến trúc Đông Dương giao thoa
Được thiết kế theo lối kiến trúc Đông Dương, phòng khách thông tầng của ngôi biệt thự tôn vinh vẻ đẹp trầm mặc và hoài cổ.
Từng đường nét, hoa văn nơi phòng ăn kiến trúc Đông Dương
Âm hưởng dân gian như cất lên từ gian phòng thờ phong cách kiến trúc Đông Dương
Ghế sofa, bàn làm việc, quạt trần, tranh,… được khéo léo bày trí theo tổng thể của kiến trúc Đông Dương.
Vẻ đẹp mộc mạc, cổ kính của kiến trúc Đông Dương dường như bao phủ toàn bộ không gian phòng ngủ.
Toàn bộ đồ nội thất gỗ được đúc kết tỉ mỉ giữ vẻ đẹp phong cách kiến trúc Đông Dương
Thêm chút hiện đại cho không gian nghỉ ngơi với các sử dụng vách kính phân chia không gian.
Phòng ngủ điểm tô kiến trúc Đông Dương
Cho đến ngày ngày, dựa trên sự hiểu biết, nghiên cứu sâu sắc những giá trị của phong cách này, ICON INTERIOR tiếp tục gìn giữ, sáng tạo và dung hòa với những nét hiện đại trên nền chất liệu tự nhiên thuần Việt cũng như màu sắc, họa tiết dân tộc đặc sắc được chế tác công phu.

Công ty thiết kế thi công nội thất – kiến trúc Đông Dương

ICON INTERIOR, chuyên gia hàng đầu trong thiết kế và thi công nhà ở, nhà hàng, khách sạn phong cách kiến trúc Đông Dương… Với ngôn ngữ thiết kế riêng biệt, đưa bản sắc văn hóa vào không gian sống, mỗi mẫu thiết kế đúc kết từ tình yêu Indochine luôn độc bản. Hãy chia sẻ cảm xúc cùng ICON và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

>> Xem chi tiết <<

Mẫu biệt thự Indochine & Báo giá tốt 2022

Top resort phong cách kiến trúc Đông Dương

5 Nhà hàng phong cách Indochine nổi tiếng

Khám phá nội thất nhà phố Indochine đẹp

Mẫu khách sạn phong cách kiến trúc Đông Dương

ICON INTERIOR – Thiết Kế Và Thi Công Nội Thất Cao Cấp

Chúng tôi cam kết:

  • Thiết kế nội thất phong cách cá nhân.
  • Hỗ trợ chỉnh sửa thiết kế nhiều lần.
  • 3 Xưởng sản xuất nội thất trực tiếp khép kín.
  • Thi công nội thất giống thiết kế 3D.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi lớn trong năm.
  • Chính sách bảo hành, bảo trì dài hạn.

Noithaticon.vn

Video liên quan

Chủ đề