Phím tắt để chạy chương trình Pascal là gì

Trắc nghiệm: Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9

B. Nhấn phím Ctrl + F9

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Nhấn phím Ctrl + F9

Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Để biên dịch ta nhấn Alt + F9

Cùng Top tài liệu tìm hiểu về Turbo Pascal để hiểu rõ hơn về câu hỏi trên nhé!

Turbo Pascal là một phần mềm hỗ trợ toàn diện cho ngôn ngữ lập trình Pascal. Nó được phát triển bởi Borland và chạy trên hệ điều hành CP/M, PC-DOS và MS-DOS. Turbo Pascal là gói phát triển phần mềm đầu tiên bao gồm trình soạn thảo, trình biên dịch và trình liên kết ứng dụng Tất cả trong một. Ba phiên bản của Turbo Pascal đã được phát hành miễn phí – phiên bản 1.0, 3.02 và 5.5 cho hệ điều hành DOS.

Turbo Pascal được xây dựng trên nền trình biên dịch Blue Label Pascal được viết cho hệ điều hành  NasSys  của  NasCom vào năm 1981 bởi Anders Hejlsberg. Đây là lần viết lại đầu tiên của trình biên dịch Compas Pascal cho hệ điều hành CP/M và trình biên dịch Turbo Pascal cho hệ điều hành MS-DOS và CP/M. Một phiên bản của Turbo Pascal đã được viết cho máy Apple Macintosh từ năm 1986 nhưng cuối cùng cũng bị bỏ dở năm 1992. Một phiên bản khác cũng được viết cho máy DEC Rainbow sau một vài lần phát hành.

+ Turbo Pascal 4 sửa lại thư viện đồ họa của Turbo Pascal 3 và đưa vào khái niệm unit (đơn vị chương trình).

+ Turbo Pascal 5 có tính năng lập trình hướng đối tượng (OOP).

+ Turbo Pascal 6 có một số tính năng mới trong đó IDE được cải thiện, cho phép mở nhiều cửa sổ soạn thảo cùng lúc (Multi-document interface) (MDI)

+ Turbo Pascal 7 có một số tính năng mới trong đó có cải thiện IDE trong đó có hỗ trợ đổi màu mã lệnh (color-coding).

Các phiên bản mới của Turbo Pascal có kèm theo Turbo Vision, một GUI framework phát triển bởi Borland, dành cho C++ và Pascal.

Phần mềm Turbo Pascal là 1 trong những trình biên dịch và một môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho ngôn ngữ Pascal chạy trên nền của hệ điều hành MS-DOS.

Turbo Pascal hỗ trợ người dùng viết các chương trình, ứng dụng bằng ngôn ngữ Pascal. Hay nói cách khác, đây là môi trường hỗ trợ lập trình nhiều loại ngôn ngữ cấp cao và thông dụng nhất trên thế giới. Tạo ra nền tảng lập trình tốt nhất và được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy và lập trình chuyên nghiệp.

Borland Pascal vẫn được giảng dạy ở một số quốc gia ở cấp trung học, dạng thứ sáu và đại học. Nó được giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học ở Costa Rica, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Liên bang Nga, Mỹ, Malta và tại các trường trung học ở Argentina, Bỉ, Bulgaria, Canada, Costa Rica, Croatia, Pháp, Ý, Jamaica, Libya, Moldova, Romania, Serbia, Tunisia, Ukraine, Cộng hòa Séc và Việt Nam (nay đã chuyển sang Free Pascal). Đó là ngôn ngữ lập trình giáo dục được nhà nước phê duyệt cho tất cả các trường trung học ở Nam Phi cho đến năm 2002. Ngày nay, nó tiếp tục được giảng dạy ở một số trường đại học trên thế giới như là một giới thiệu về lập trình máy tính, thường tiến tới C hoặc Java hoặc cả hai.

Một số giảng viên thích sử dụng Borland Pascal 7 hoặc Turbo Pascal 5.5 vì tính đơn giản của nó so với các IDE hiện đại hơn như Microsoft Visual Studio hoặc Borland JBuilder, vì vậy nó giới thiệu cho sinh viên không quen với việc tính toán với các tác vụ thông thường như sử dụng phím tắt và bàn phím (TP 5.5 không có hỗ trợ chuột), làm quen với các lệnh DOS (phần lớn giống như các dấu nhắc lệnh của Microsoft Windows) và cho phép chúng viết chương trình mà không tốn nhiều công sức để môi trường hoạt động. TP 5.5 có sẵn dưới dạng tải xuống miễn phí từ Borland.

+ F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

+ F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

+ Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.

+ Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.

+ F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

+ Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.

+ F9: Kiem tra loi khi viet chuong trinh.

+ Ctr + F9: Thuc thi chuong trinh.

+ F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.

+ Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.

+ Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.

+ End: Đưa con trỏ về cuối dòng.

+ Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.

+ Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.

+ Del: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.

+ Back Space (ß): Xóa ký tự bên trái con trỏ.

+ Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.

+ Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.

+ Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.

+ Chọn khối văn bản: Shift + <Các phím điều hướng>

+ Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn

+ Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard

+ Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.

PROGRAM (Ten_chuong_trinh_dang_thuc_hien);

USES (Khai báo thư viện chương trình sử dụng);

CONST (Các hằng);

TYPE (Kiểu dữ liệu mới);

VAR (Biến chương trình chính);

PROCEDURE (Thủ tục);

FUNCTION (Hàm);

BEGIN

(Thân chương trình chính);

END.

45 điểm

Trần Tiến

Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình: A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9 B. Nhấn phím Ctrl + F9 C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trả lời: Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Để biên dịch ta nhấn Alt + F9. Đáp án: B

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai? A. Lập trình là viết chương trình B. Lập trình và chương trình là hai khái niệm tương đương, đều là cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình C. Chương trình được tạo thành từ tổ hợp các câu lệnh và các khai báo cần thiết về biến, hằng, hàm, … D. Chương trình chưa chắc là đã đúng nếu cho kết quả đúng với rất nhiều bộ dữ liệu vào.
  • Viết chương trình cho phép nhập hai số vào hai biến, thực hiện đổi giá trị của hai biến cho nhau. Yêu cầu dùng chương trình con để thực hiện chức năng đổi giá trị.
  • Cho đoạn chương trình: x:=2; y:=3; IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ; Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là: A. F=13. B. F=1. C. F=4. D. Không xác định
  • Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi phần mềm: A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E
  • Một số được gọi là số bậc thang nếu biểu diễn thập phân của nó có nhiều hơn một chữ số đồng thời theo chiều từ trái qua phải, chữ số đứng sau không nhỏ hơn chữ số đứng trước. Viết chương trình in ra các số bậc thang trong đoạn [n1, n2] với n1, n2 được nhập từ bàn phím.
  • Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau (a là một biến kiểu số thực): a :=2345 ; Writeln('a = ', a:8:3); Sẽ ghi ra màn hình? A. a = 2.345 B. a = 2.345E+01 C. Không đưa ra gì cả D. a = 2345.000
  • Cho dãy số gồm n số. Tìm dãy con lớn nhất các phần tử tăng (giảm) dần.
  • viết chương trình tính chu vi và diện tích hình elip...
  • Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa
  • Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất? A. Var X,,Y: byte; B. Var X, Y: real; C. Var X: real; Y: byte; D. Var X: byte; Y: real;

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề