Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 tuần 5

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5</b><b>TUẦN 5</b>


Họ và tên : ………..Lớp 5…<b>Bài 1:Gạch chân dưới các từ:</b>


a) Đồng nghĩa với từ hịa bình: thanh bình, trung bình,yên bình, bình lặng, bình tĩnh,bình thường, bình an, bình minh


b) Trái nghĩa với từ hịa bình: loạn lạc, náo động, sôi nổi, chinh chiến, binh biến, lolắng, xôn xao, loạn ly.


<b>Bài 2:Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:</b>a) Năm nay, em học lớp năm.


b) Thấy bơng hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền ?


d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.


<b>Bài 3:Ý nghĩa hài hước của bài ca dao sinh ra từ đâu ?</b><i> Bà già đi chợ Cầu Đơng</i>


<i>Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?</i><i> Thầy bói xem quẻ đốn rằng :</i>


<i>Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng cịn.</i>

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kính:


………
………


hầm


………………


sáo


………………

</div><!--links-->

Cậu bé xứ Ca-la-bri-a

Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng một thời gian - thì thầy hiệu trưởng vào lớp, sau đó là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm gần giao lại với nhau; quần áo màu sẫm, thắt một lưng bằng da đen. Sau khi nói rất khẽ mấy câu với thầy Péc-bô-ni, thầy hiệu trưởng đề cậu bé lại rồi đi ra. Người mới đến nhìn chúng tôi bằng đôi to với cái vẻ gần như hoảng hốt. Thầy giáo cầm tay cậu ta và nói với chúng tôi :

- Các con phải lấy làm hài lòng, hôm nay vào học lớp ta, một học sinh quê ở Ca-la-bri-a rất xa đây, nơi tận cùng của vương quốc chúng ta. Các con hãy niềm nở đón tiếp người bạn mới. Bạn là con đẻ của một miền đất vinh quang, đã cho nước Ý những danh nhân, còn cho nước Ý những người lao động giỏi và những chiến sĩ dũng cảm. Quê hương của bạn là một trong những miền đất đẹp nhất Tổ quốc ta. Ở đấy có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân thì rất thông minh và đầy quả cảm. Hãy thương bạn, các con ạ, để cho bạn không thấy rằng bạn đang ở rất xa nơi chôn rau cắt rốn của mình ; hãy tỏ cho bạn biết rằng một cậu bé người Ý vào học mọi trường trên đất Ý thì ở đâu cũng tìm thấy những người bạn, những người anh em.

Nói xong, thầy Péc-bô-ni đứng lên và chỉ trên bản đồ nước Ý treo ở tường cái điểm vẽ thành phố Ca-la-bri-a.

Câu bé Ca-la-bri-a vừa ngồi vào chỗ thì các bạn ngồi gần đã lập tức đưa cho nào ngòi bút, nào bút chì, nào tranh ảnh. Một bạn ngồi bàn cuối gửi đến cho ban cả một con tem Thuỵ Sĩ. 

(Theo A-mi-xi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Câu học trò mới được miêu tỉ như thế nào ?

a - Mặt nâu, tóc đen, mắt nhỏ, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

b -  Mặt nâu, tóc đen, mắt to, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

c - Mặt nâu, tóc nâu, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày nhạt, có ánh mắt gần như hoảng hốt. 

2. Câu học trò mới đến là người ở vùng nào ? 

a - Vùng đất tận cùng của nước Ý

b - Vùng đất trung tâm của nước Ý 

c - Vùng đất tận cùng của Thuỵ Sĩ

3. Quê hương Ca-la-bri-a của người bạn mới có điều gì đáng tự hào ?

a - Miễn đất đẹp nhất Thuỵ Sĩ, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

b - Miền đất đẹp nhất nước Ý, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

c - Miền đất tận cùng nước Ý, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

4. Những chi tiết nào cho thấy các bạn trong lớp rất quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người bạn mới ?

a - Tặng cho người bạn mới rất nhiều tem và tranh ảnh rất đẹp

b - Hỏi thăm rối rít và nhường chỗ của mình cho người bạn mới

c - Cho bạn ngòi bút, bút chì, tranh ảnh và cả con tem Thuỵ Sĩ

(5). Thầy giáo Péc-bô-ni muốn nói với các học trò của mình điều gì ?

a - Người cùng đất nước đều là anh em một nhà nên phải yêu thương nhau.

b - Phải giúp đỡ người bạn mới để họ vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu đi học.

c - Được sinh ra ở miền đất Ca-la-bri-a là một điều đáng kiêu hãnh và tự hào.

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền dấu thanh đúng vị trí cho những chữ được in đậm trong các câu sau:

a) Chuôn chuôn bay thấp thì mưa

b) Người đẹp vì lua, lua tốt vì phân.

c) Máu chảy ruôt mềm.

d) Ước cua trái mua.

e) Gừng cay muôi mặn.

2. Viết 4 từ ngữ có tiếng bình với nghĩa là yên ổn, không có chiến tranh:

.........................................................................................................

.........................................................................................................

3. Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ theo mẫu sau:

M : Mấy em nhỏ tranh nhau xem tranh.

-  tranh (1): tìm cách giành lấy, làm nhanh hơn người khác việc gì đó.

- tranh (2): thường chỉ sản phẩm được vẽ bởi đường nết và màu sắc.

a) Em cầm quyền truyện trên giá để xem giá.

- ................. (1): ...................................................

- ................. (2): ...................................................

b) Từng đoàn xe tải chở đường đi trên đường.

- ................. (1): ...................................................

- ................. (2): ...................................................

4. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp :

a) Cuộc sống ở làng quê thật ............................, êm ả.

b) Không gì hạnh phúc hơn khi người ta được sống một cuộc sống .................... không có chiến tranh.

c) Màu sắc trong bức tranh thật .................... đáng yêu.

d) Bạn Loan tính tình rất .....................  dễ gần.

(hài hoà, hoà nhã, yên bình, thanh bình)

5. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả cảnh thanh bình ở làng quê.

Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật..........................(1). Mặt trời ....................... (2) khỏi rặng núi, ................... (3) những tia nắng ấm áp khắp nơi. Gió................. (4) nhẹ, hàng phi lao đang ....................... (5) xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu ..................... (6) theo bác nông dân ra đồng cày ruộng. Những con cò vẫn ................................ (7) bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm cỏ ........................ (8) trên cánh đồng trông xa như những .................................. (9) nổi bật trên thảm lúa .......................... (10)

(Từ ngữ cần điền: bông hoa trắng, nhô lên, lặn lội kiếm ăn, thổi, soi bóng, rọi, thanh bình, xanh mượt, nhấp ngô, đủng đỉnh.)

  • Công nghệ 12 Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản (17752 lượt xem)

  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4 có đáp án năm 2021 - 2022 (15410 lượt xem)

  • Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu (11792 lượt xem)

Những sai lầm, mẹo cần nhớ khi học

Chủ điểm 1. Việt Nam – Tổ quốc em

Đây là chủ điểm đầu tiên trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc để củng cố kiến thức về đất nước Việt Nam, về tinh thần yêu nước. Luyện viết chính tả các đoạn văn, ôn tập các quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh. Học sinh được mở rộng vốn từ về Tổ quốc, Nhân dân, luyện tập về từ đồng nghĩa. Học sinh được củng cố kiến thức tập làm văn tả cảnh.

Học sinh thường mắc sai lầm trong khi làm các bài phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh

Chủ điểm 2. Cánh chim hòa bình

Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc về chủ đề hòa bình và bảo vệ hòa bình. Luyện viết các đoạn văn, ôn tập quy tắc đánh dấu thanh. Học sinh được mở rộng vốn từ về Hòa bình, Hữu nghị - Hợp tác, học về từ trái nghĩa, từ đồng âm. Học sinh được củng cố kiến thức viết văn tả cảnh, làm báo cáo thông kê và làm đơn.

Học sinh thường đánh dấu thanh sai vị trí.

Chủ điểm 3. Con người với thiên nhiên

Học sinh học chủ điểm con người với thiên nhiên sẽ được học các bài tập đọc nhằm củng cố mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Luyện viết các đoạn văn, cách đánh dấu thanh, phân biệt l/n, n/ng. Học sinh được mở rộng vốn từ về Thiên nhiên, từ nhiều nghĩa, đại từ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả cảnh, luyện tập thuyết trình và tranh luận.

Học sinh thường mắc sai lầm khi phân biệt l/n.

Chủ điểm 4. Ôn tập giữa học kì 1

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 1 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 5. Giữ lấy màu xanh

Trong chủ điểm giữ lấy màu xanh, học sinh được học các bài tập đọc về các hành động góp phần bảo vệ môi trường. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt s/x, âm cuối n/ng, t/c. Học sinh được mở rộng vốn từ về Bảo vệ môi trường, quan hệ từ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả người, luyện tập làm đơn.

Học sinh thường mắc sai lầm trong các dạng bài tập phân biệt s/x, l/n

Chủ điểm 6. Vì hạnh phúc con người

Học sinh khi học chủ điểm Vì hạnh phúc con người sẽ được học các bài tập đọc liên quan đến đời sống con người. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã, r/d/gi, v/d, iêm/im, iêp/ip. Học sinh được ôn tập về từ loại, tổng kết vốn từ và ôn tập về cấu tạo từ. Học sinh được củng cố kiến thức về làm biên bản cuộc họp, tả hoạt động của người, viết đơn.

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình học kì 1.

Chủ điểm 7. Ôn tập cuối học kì 1

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì 1 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 8. Người công dân

Học sinh học chủ điểm này sẽ được rèn kĩ năng đọc hiểu với các bài tập đọc về những người công dân tiêu biểu, những tấm gương người tốt, việc tốt. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt r/d/gi, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã. Học sinh được mở rộng vốn từ Công dân, học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả người, lập chương trình hoạt động.

Học sinh thường mắc lỗi sai khi làm bài phân biệt r/d/gi.

Chủ điểm 9. Vì cuộc sống thanh bình

Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc về những hành động, những câu chuyện,  nhân vật bảo vệ sự yên bình của cuộc sống. Luyện viết các đoạn thơ, đoạn văn và ôn tập quy tắc viết hoa. Học sinh được mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh, ôn tập nối các vế câu bằng quan hệ từ. Học sinh được củng cố kiến thức về văn kể chuyện, tả đồ vật, lập chương trình hoạt động.

Chủ điểm 10. Nhớ nguồn

Khi học chủ điểm này, học sinh sẽ được rèn kĩ năng đọc hiểu với các bài tập đọc mang nội dung khơi gợi tinh thần uống nước nhớ nguồn. Luyện viết các đoạn văn, ôn tập về quy tắc viết hoa. Học sinh được mở rộng vốn từ Truyền thống, ôn tập cách liên kết các vế câu. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả đồ vật, viết đoạn đối thoại.

Chủ điểm 11. Ôn tập giữa kì 2

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 2 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 12. Nam và nữ

Trong chủ điểm này, học sinh được rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài đọc với nội dung về nam và nữ. Luyện viết các đoạn văn, viết chữ hoa. Học sinh được ôn tập về dấu câu, mở rộng vốn từ Nam và nữ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết đoạn đối thoại, viết văn tả con vật, tả cảnh.

Chủ điểm 13. Những chủ nhân tương lai

Khi học chủ điểm này, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài đọc về những nhân vật trẻ tuổi, tài giỏi, nhiệt huyết. Luyện viết các đoạn văn, đoạn thơ, viết chữ hoa. Học sinh được ôn tập về các dấu câu, mở rộng vốn từ Trẻ em, Quyền và bổn phận. Học sinh được củng cố kiến thức về văn tả con vật, tả người và tả cảnh.

Chủ điểm 14. Ôn tập cuối học kì 2

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong toàn bộ năm học với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.