Phép so sánh trong bài Cổng trường mở ra

Cổng trường mở ra là văn bản của tác giả nào?

Tác phẩm được trích từ tờ báo nào?

Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản gì?

Cổng trường mở ra là viết theo phương thức biểu đạt nào?

Nhân vật chính trong tác phẩm Cổng trường mở ra là ai?

Nội dung của bài Cổng trường mở ra là gì?

Biện pháp tu từ chủ yếu trong bài Cổng trường mở ra là gì?

Đâu là nghệ thuật của văn bản Cổng trường mở ra?

NGỮ VĂN LỚP 7 Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 LỚP 7 

Phép so sánh trong bài Cổng trường mở ra
Phép so sánh trong bài Cổng trường mở ra

CỐNG TRƯỜNG MỞ RA Văn bản: I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bằng ngôn ngữ độc thoại Cổng trường mở ra đã góp phần bộc lộ chất trữ tình trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật, khiến cho người đọc như đang sống với tâm sự của người mẹ. Văn bản đã thực hiện một phương thức miêu tả vừa cụ thể, vừa sinh động, về diễn biến tâm trạng của người mẹ với nhiều hình thức khác nhau: – Phương thức miêu tả trực tiếp. – Miêu tả qua thủ pháp so sánh giữa tâm trạng của người mẹ và đứa con. – Miêu tả hồi ức làm bừng sống lại một thời tuổi học sinh thơ ngây của người mẹ. Cổng trường mở ra là văn bản kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự (ghi lại sự việc) với phương thức trữ tình (bộc lộ cảm xúc), làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ. GHI NHỚ: Ngày khai trường đầu tiên của con có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ mở ra cánh cửa để đón những chủ nhân tương lai của đất nước bước vào một “Thế giới kì diệu”. Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp Một. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Tóm tắt nội dung (xem phần trên) Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan ghi lại tâm trạng của người mẹ và đứa con đêm trước ngày khai trường. 2. Biểu hiện tâm trạng của người mẹ và đứa con có khác nhau? * Mẹ thì thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên, không ngủ được. * Con thì thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. Tại sao người mẹ không ngủ được, dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ? * Mẹ không ngủ được một phần vì lo chuẩn bị cho con. * Mẹ không ngủ vì đang hồi tưởng lại thời học trò thơ ngây của mình. Cứ nhắm mắt lại là dường như mẹ nghe tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tối dẫn đi trên con đường dài và hẹp…” 4. Có phải mẹ trực tiếp nói với con? Mẹ đang tâm sự với ai? Tác dụng? Ngoài câu nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi.”, mẹ không trực tiếp nói với con, mẹ đang ôn lại kỉ niệm của thời học sinh, mẹ chỉ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang độc thoại với nội tâm của chính mình. 5. Câu văn nói lên vai trò quan trọng, to lớn của nhà trường đối với – thế hệ trẻ? Trong bài viết có câu văn nói lên vai trò quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ là: “Ai cũng biết mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch. cả hàng dặm sau này.” 6. Em hiểu “Thế giới kì diệu” đó là gì? “Thế giới kì diệu” sẽ mở ra sau cánh cổng trường là: – Cuộc sống học tập giúp em trở thành con người có đủ phẩm chất, năng lực bước vào một xã hội mới. – Nhà trường sẽ mang lại cho em bao điều mới mẻ, đó là tri thức, là tình cảm, tư tưởng và đạo lí. – Mở ra một thế giới trong tình bạn, tình thầy trò trong sáng, đẹp đẽ và cao quý… III. LUYỆN TẬP 1. Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất. Vì sao? Ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất, bởi vì ngày đó như một kỉ niệm đưa ta vào một cuộc sống mới đầy những điều kì diệu. 2. Viết đoạn văn ghi kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên. Sáng mồng 5 tháng 9, mẹ dắt em tới trường. Em và mẹ bước qua cánh cổng sắt thật to, đi vào cái sân có mấy cây bàng, cây phượng xum xuê. Em còn đang bỡ ngỡ nhìn trước, nhìn sau thì một cô giáo đã đến bên cạnh mẹ con em và hỏi: – Cháu Hà đấy có phải không? – Dạ, thưa vâng. – Nào, em đi với cô… Mẹ em từ từ gỡ bàn tay em ra khỏi tay mẹ rồi đặt vào tay cô giáo:

– Con đi theo cô, các bạn đang chuẩn bị xếp hàng để vào lớp. Nước mắt em như muốn trào ra những bàn tay cô giáo êm êm đã kéo em về phía cô và cả sân trường trong không khí đông vui, tưng bừng, nhộn nhịp. Vừa đi theo cô, em vừa ngoái lại nhìn mẹ, mẹ em vẫy tay cười như bảo: “Đi đi con, hãy can đảm lên”.

Giaibai5s.com

Vài nét về tác giả Lý Lan:

  • Sinh năm 1957
  • Là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của truyện Harry Potter

Tác phẩm

Xuất xứ

Bài viết được trích từ báo "Yêu trẻ", số 166, ngày 1/9/2000.

Loại văn bản

Văn bản nhật dụng

  • Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Văn bản nhật dụng là khái niệm chỉ đặc điểm về nội dung của văn bản: viết về những vấn đề có tính gần gũi hàng ngày, lâu dài của cộng đồng, xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy...
  • Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như kiểu văn bản.

Thể loại

Bút kí

  • Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình.
  • So sánh bút kí với kí sự và tùy bút: Bút kí được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tùy bút.

Đề tài

  • Tình cảm gia đình
  • Giáo dục

Chủ đề

Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

Ngôi kể

Ngôi thứ nhất - người kể: người mẹ

Bố cục

Văn bản chia làm 3 phần:

  •  Phần 1 (từ đầu đến "con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học"): Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.
  •  Phần 2 (tiếp đến "mẹ vừa bước vào"): Ngày khai trường của mẹ.
  • Phần 3 (còn lại): Tầm quan trọng của giáo dục.

NỘI DUNG [edit]

1. Tâm trạng của người mẹ và người con trước ngày khai trường

Trước ngày khai trường hành động, tâm trạng của người mẹ và con có sự đối lập:

Người mẹ

Người con

Chi tiết miêu tả

- Lên giường trằn trọc thao thức không ngủ được

- Nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con, rồi không biết làm gì nữa.

- Không tập trung được vào việc gì

- Giấc ngủ đến dễ dàng

- Háo hức như ngày sắp đi chơi

- Không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ

Ý nghĩa chi tiết

Tình mẫu tử thiêng liêng: mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con bước vào lớp 1.

Con vô tư, hồn nhiên, ngây thơ sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.


2. Ngày khai trường của mẹ

Trong khi người con vô tư trong giấc ngủ nhẹ nhàng thì mẹ lại băn khoăn, trằn trọc không ngủ được. Đó là do:

  • Mẹ nhớ lại tiếng đọc bài trầm bổng bên tai.
  • Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con về ấn tượng sâu đậm của ngày "hôm nay tôi đi học" để bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con sẽ rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
  • Mẹ hồi tưởng lại những kỉ niệm sâu đậm không thể nào quên của ngày đầu tiên vào lớp 1 của bản thân mình: "Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...".

Tiểu kết: Có thể thấy, mẹ yêu thương, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con. Và dù ngày mai là ngày khai trường của con nhưng lại khiến mẹ bồi hồi với bao kỉ niệm về ngày khai trường của mẹ.

3. Tầm quan trọng của nhà trường - giáo dục và sự cổ vũ của mẹ

  • Người mẹ đã kể về nền giáo dục của Nhật Bản, nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: "Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội... Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
  • Mẹ nghĩ đến cảnh được dắt tay con đến trường vào ngày mai và động viên, khích lệ con: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con"
  • Mẹ suy nghĩ về vai trò và vị trí của nhà trường đói với cuộc đời của mỗi người: "Bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra". Mẹ cho rằng, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu, vậy thế giới kì diệu là:

          - Thế giới của tri thức mới

          - Thế giới của những tư tưởng, đạo lí

          - Thế giới của tình thầy trò cao đẹp

          - Thế giới của tình bạn đẹp cao cả, bền chặt

          - Thế giới của những ước mơ

          - Thế giới của sự trưởng thành

\( \rightarrow \) Bước vào thế giới kì diệu đó con có thể thỏa sức khám phá. Vì thế, mẹ mới động viên con, giục giã con.

Tiểu kết: Giáo dục có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với con người, quốc gia, dân tộc. Nhà trường sẽ mang lại tri thức, hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người, mở ra ước mơ, tương lai cho con người.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • "Cổng trường mở ra" là dòng tâm trạng miên man của người mẹ trong đêm trước khi đưa con đến trường.
\( \rightarrow \) Lựa chọn hình thức tự bạch như những lời tâm sự của người mẹ thầm nói với con.
  • Ngôn ngữ biểu cảm, giàu cảm xúc.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Phép so sánh trong bài Cổng trường mở ra

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế