Phát biểu cảm nghĩ của anh/chị nhân vật mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích tấm cám?

Đề bài: Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám

I. Dàn ý Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám và nhân vật mụ dì ghẻ

2. Thân bài

* Khái quát về nhân vật dì ghẻ:- Là mẹ kế của Tấm- Dì ghẻ là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm.

- Để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết.

* Vô tình, tàn nhẫn:- Chưa đối xử với Tấm như một người con- Hành hạ, bắt Tấm làm việc quần quật: sáng thái khoai, chiều chăn trâu, tối về lại phải hầu hạ, phục dịch mẹ con mụ ta.- Ăn thịt cá Bống- người bạn duy nhất của Tấm- Đổ thóc với gạo vào nhau để không cho Tấm đi dự hội

→ Dì ghẻ không chỉ đầy đọa về thể xác mà còn nhẫn tâm chà đạp, hủy hoại thế giới tinh thần của Tấm.

* Độc ác, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích:- Sự độc ác của mụ dì ghẻ tăng dần theo thời gian. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, sự đố kị, ganh ghét của mụ dì ghẻ đã bị đẩy đến đỉnh điểm.- Nhờ Tấm trèo lên hái cau à Chặt gốc cau để hại chết Tấm.- Đưa con của mình là Cám vào cung thay thế Tấm làm vợ vua.- Hết lần này đến lần khác âm mưu giết hại Tấm.

=> Mẹ Cám là đại diện tiêu biểu nhất cho những người dì ghẻ độc ác, không chút tình thương dành cho con chồng.

* Yêu thương, nuông chiều con một cách mù quáng, ích kỉ:- Đối với người con ruột của mình là Cám, dì ghẻ luôn chiều chuộng, dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, từ chiếc yếm đào đến cuộc sống giàu sang nơi cung vua.- Mụ ta cướp đoạt mọi thứ của Tấm cũng là mong con mình được sung sướng, hạnh phúc.→ Tình yêu thương, nuông chiều mù quáng và ích kỉ ấy không khiến cho Cám trở nên tốt đẹp mà trở thành một kẻ độc ác, bịp bợm.

- Sự độc ác, vô nhân tính của mụ dì ghẻ và Cám cuối cùng cũng phải nhận lấy hậu quả thích đáng.

3. Kết bài

Kết luận chung

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám (Chuẩn)

Truyện cổ tích Tấm Cám kể về hành trình giành lại hạnh phúc của cô Tấm, đó cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội xưa. Bên cạnh cô Tấm- nhân vật đại diện cho cái thiện thì mẹ con Cám lại chính là hiện thân của cái ác, cái xấu. Xây dựng nhân vật mụ dì ghẻ, tác giả dân gian không chỉ tái hiện lại những bất công, thử thách mà cô Tấm phải vượt qua mà còn là "minh chứng" quan niệm: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

Dì ghẻ là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm. Để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết.

Trên danh nghĩa, mụ dì ghẻ là vợ hai của bố Tấm cũng là người mẹ thứ hai của Tấm. Thế nhưng, trong những ngày tháng còn sống chung dưới một mái nhà, bà ta chưa một lần đối xử với Tấm như một người con. Mụ ta bắt Tấm làm việc quần quật ngày đêm, sáng thái khoai, chiều chăn trâu, tối về lại phải hầu hạ, phục dịch mẹ con mụ ta.

Không chỉ hành hạ, bắt Tấm làm nhiều việc nặng nhọc, mụ dì ghẻ còn là một người nhẫn tâm, độc ác. Tấm bị phân biệt đối xử, bị coi thường và bị cô lập trong chính ngôi nhà của mình, chỉ có cá Bống là người bạn duy nhất. Thế nhưng, biết đến sự tồn tại của cá Bống, mụ dì ghẻ lại nhẫn tâm sai Tấm đi chăn trâu xa, ở nhà mụ ta cùng con gái bắt cá Bống lên ăn thịt. Không những thế, để ngăn cản Tấm đi chơi hội, mụ dì ghẻ còn độc ác đến mức trộn thóc và gạo rồi bắt Tấm phân thóc ra thóc, gạo ra gạo. Có thể thấy mụ ta không chỉ đầy đọa về thể xác mà còn nhẫn tâm chà đạp, hủy hoại thế giới tinh thần của Tấm.

Sự độc ác của mụ dì ghẻ tăng dần theo thời gian. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, sự đố kị, ganh ghét của mụ dì ghẻ đã bị đẩy đến đỉnh điểm. Để cướp đoạt tất cả những gì mà Tấm đang có cho con gái của mình, mụ ta không từ thủ đoạn nào, thậm chí là giết chết Tấm. Nghe lời dì trèo lên cây hái cau, Tấm đã bị mụ dì ghẻ hại chết đầy oan ức. Ngay sau khi Tấm chết, mụ ta không hề có chút hối lối, ăn năn mà vui vẻ đưa con của mình là Cám vào cung thay thế Tấm làm vợ vua. Điều đáng nói ở đây là dì ghẻ không chỉ giết Tấm một lần mà hết lần này đến lần khác cùng con gái bày mưu hủy hoại những lần hóa thân của Tấm, từ giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi. Mẹ Cám là đại diện tiêu biểu nhất cho những người dì ghẻ độc ác, không chút tình thương dành cho con chồng. Có lẽ đây cũng chính là nhân vật nguyên mẫu của câu tục ngữ:

"Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng"

Với Tấm, mụ dì ghẻ bộc lộ là một con người độc ác, vô nhân tính, vì những lợi ích cá nhân mụ ta không từ thủ đoạn để đạt được. Thế nhưng, nhìn nhận một cách công bằng, mụ dì ghẻ là một người mẹ thương con. Đối với người con ruột của mình là Cám, mụ ta luôn chiều chuộng, dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, từ chiếc yếm đào đến cuộc sống giàu sang nơi cung vua. Mụ ta cướp đoạt mọi thứ của Tấm cũng là mong con mình được sung sướng, hạnh phúc. Thế nhưng, tình yêu thương, nuông chiều mù quáng và ích kỉ ấy không khiến cho Cám trở nên tốt đẹp mà trở thành một kẻ độc ác, bịp bợm. Cám không chỉ lừa lấy mấy giỏ tép của Tấm, giành lấy phần thưởng là chiếc yếm đào mà còn cùng mẹ ăn thịt cá Bống, thậm chí lên kế hoạch giết Tấm nhiều lần để bảo vệ ngôi vị hoàng hậu của mình.

Sự độc ác, vô nhân tính của mụ dì ghẻ và Cám cuối cùng cũng phải nhận lấy hậu quả thích đáng. Kết thúc truyện, mẹ con Cám phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về kết thúc của truyện cổ tích Tấm Cám, thế nhưng kết thúc đó phù hợp với kết cấu của truyện cổ tích và thể hiện được quan niệm "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Chi tiết cái chết của mẹ con Cám còn thể hiện niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác, thể hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ sống ác sẽ phải nhận quả báo.

--------------------HẾT---------------------

Tấm Cám là truyện cổ tích đặc sắc viết về cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội. Để tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như những bài học sâu sắc được ông cha ta gửi gắm trong tác phẩm, bên cạnh bài phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện Tấm Cám, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện Tấm Cám, Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám, Phân tích cuộc đấu tranh thiện - ác trong Tấm Cám, Phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám.

Dì ghẻ trong Tấm Cám là nhân vật đại diện cho cái ác, cái xấu. Cùng Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám để thấy được sự xấu xa và bản chất độc ác, tàn nhẫn, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích của nhân vật này.

Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Tấm Cám Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trong Tấm Cám Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi, cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng: Cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể một lần nhìn thấy hai tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rối rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cái nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ. Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.