Phần mềm chỉnh loa máy tính Win 7

Cách này giúp bạn: Điều chỉnh âm lượng loa máy tính, laptop dễ dàng

Âm lượng loa, Volume trên máy tính không đáp ứng được nhu cầu công việc và bạn muốn tăng âm lượng loa cho máy tính lên mức tối đa. Không cần cài đặt bất kỳ phần mềm nào bạn vẫn có thể thực hiện tăng âm lượng loa cho máy tính với các bước hướng dẫn dưới đây.

Tăng âm lượng loa máy tính nhờ Sound Bosster


Mục Lục bài viết:
1. Tăng âm lượng loa máy tính bằng Sound Booster.
2. Cách sử dụng DFX Audio Enhancer trên Windows 10.
3. Hướng dẫn tăng âm lượng loa cho máy tính không cần phần mềm.

Sound Booster là phần mềm tốt nhất giúp bạn tăng âm lượng loa máy tính ngay cả khi bị giới hạn bởi phần cứng, Phần mềm tăng âm lượng Sound Booster có thể tăng âm tối đa 500% theo nhu cầu sử dụng người dùng.

=> Link tải: Sound Booster

Bước 1: Sau khi tải Sound Booster về máy tính xong chúng ta tiến hành click đúp vào và cài đặt, nhớ chọn ngôn ngữ là tiếng Anh.

Bước 2: Màn hình chào mừng Sound Booster hiện ra, chúng ta chỉ cần nhấn vào Next để tiếp tục.

Bước 3: Nhấn I accept the agreement và đồng ý với các điều khoản để có thể cài đặt được Sound Booster.

Bước 4: Phần tiếp theo chúng ta lựa chọn vị trí lưu phần mềm rồi sau đó nhấn Next để tiếp tục.

Bước 5: Sau cùng bạn chỉ cần nhấn vào Install để tiến hành cài đặt phần mềm Sound Booster.

Bước 6: Sau khi cài đặt xong Sound Booster, hãy nhấn vào Finish, đừng quên tích vào Launch letasoft Sound Booster để có thể khởi động phần mềm này ngay.

Bước 7: Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Sound Booster, hãy click đúp vào đó.

Ở Đây Sound Booster cho phép tăng âm lượng loa máy tính từ 100% đến 500% tùy theo ý bạn, gốc là 100% và theo Taimienphi.vn bạn chỉ nên tăng đến 150% đổ về thôi vì nếu tăng quá loa sẽ bị rè sớm.


2. Cách sử dụng DFX Audio Enhancer trên Windows 10

Bước 1: Để sử dụng được DFX Audio Enhancer trên Windows 10 tất nhiên chúng ta phải tải và cặt đặt phần mềm.

=> Link tải: DFX Audio Enhancer.

Bước 2: Tiến hành cài đặt phần mềm DFX Audio Enhancer giống như bao phần mềm mà chúng ta đã cài đặt trên máy tính khác.

Lưu ý: ở đây DFX Audio Enhancer có yêu cầu bạn cài thêm một phần mềm khác, nếu bạn không thích có thể bỏ tích Install Max Recorder và tiếp tục nhấn Next.

Bước 3: Tiếp đó chúng ta đồng ý với các điều khoản của DFX Audio Enhancer và nhấn vào I Agree.

Bước 4: Trong quá trình cài đặt DFX Audio Enhancer sẽ yêu cầu cài DFX Sound vào trong hệ thống máy tính, để sử dụng DFX Audio Enhancer được bắt buộc bạn phải Install nó.

Sau cùng hãy nhấn vào Finish để kết thúc quá trình cài đặt DFX Audio Enhancer.

Giao diện của DFX Audio Enhancer hiện lên, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng DFX Audio Enhancer trên Windows 10, nhưng sử dụng nó như thế nào ?

Rất đơn giản khi chúng ta chỉ cần mở một bài hát bất kỳ lên, ở đây chúng tôi lựa chọn Groove Music, một ứng dụng mặc định có trên Windows 10.

Ngay lập tức bạn sẽ thấy DFX Audio Enhancer sẽ khởi động với các cột nhạc tăng giảm theo nhịp mà chúng ta vẫn hay thường thấy, như vậy DFX Audio Enhancer đã hoạt động.

Với DFX Audio Enhancer người sử dụng có thể giả lập các hiệu ứng 3D, Bass hay Dynamic trong phần Effects.

Hay thay đổi EQ, thứ mà rất nhiều người sử dụng khi nhạc để tạo ra một chất âm cực khác trong DFX Audio Enhancer.

Tuy nhiên có một điều mà bạn cần lưu ý ở sử dụng DFX Audio Enhancer phiên bản miễn phí sẽ bị hạn chế tính năng hơn so với phiên bản thương mại của hãng.


3. Hướng dẫn tăng âm lượng loa cho máy tính không cần phần mềm

3.1. Cách tăng âm lượng trên máy tính Windows 10

Để có thể tăng âm lượng loa trên máy tính sử dụng Windows 10 các bạn cần phải là theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên ta cần Click chuột phải vào biểu tượng loa trên thanh taskbar > Chọn Open Sound Settings

Bước 2: Trong phần Output, chọn mục Speakers > Click Device properties

Bước 3: Chọn Additional device properties ở góc trên bên phải để mở cửa sổ Speaker Properties

Bước 4: Chọn tab Enhancements trong cửa sổ Speaker Properties > Click Loudness Equalization > Click OK để lưu lại.

3.2.Tăng âm lượng trên máy tính Windows 7, 8

Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng hình chiếc loa trên thanh taskbar --> chọn Playback devices để mở hộp thoại Sound.

Bước 2: Trong hộp thoại Sound chọn tab Playback, click phải chuột vào mục Speakers và chọn Properties

Bước 3: Trong cửa sổ Speakers Properties, chuyển sang tab Enhancements và tích chuột vào dòng Loudness Equalization. Sau đó nhấn OK để lưu lại thiết lập.

Vậy là âm lượng Windows của bạn đã được MAX rồi đó. Với các thao tác trên đây bạn dễ dàng tăng âm lượng loa của máy tính Windows 11, 10 ... lên mức tối đa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phần mềm khác để hỗ trợ tâng âm lượng, kích Volume trên máy tính để đạt hiệu quả tốt hơn.

Xem thêm: Phần mềm tăng âm lượng loa máy tínhXem thêm: Cách tăng âm lượng loa máy tính Windows 11

Cách tăng âm lượng loa trên máy tính, laptop giúp bạn có thể điều chỉnh âm thanh phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hiện tại có rất nhiều cách tăng âm lượng loa máy tính như sử dụng phần mềm hoặc sử dụng tính năng mặc định sẵn có trên laptop.

Lỗi Sound Booster và cách khắc phục khi sử dụng Gỡ cài đặt Sound Booster, loại bỏ Sound Booster trên máy tính Hướng dẫn sử dụng Sound Booster Cách sử dụng Sound Booster để tăng âm lượng máy tính, laptop Phần mềm tăng âm lượng loa máy tính Cách chỉnh tăng âm lượng loa trên điện thoại Android

Trong quá trình sử dụng hệ điều hành Windows, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải một số lỗi không mong muốn gây nhiều phiền phức thậm chí ảnh hưởng tới công việc của bạn. Một trong các sự cố đó là việc máy tính bị mất âm thanh và thiết bị của bạn hiện giờ như thể bị "câm, điếc". Vậy lúc này bạn cần phải làm gì để khắc phục lỗi âm thanh trong win 7 đang sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo nhanh một số cách khắc phục lỗi âm thanh trong win 7 ngay sau đây mà chúng tôi sưu tầm được nhé.

Cách khắc phục lỗi âm thanh trong Win 7

1. Khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính là một trong những phương pháp hiệu quả không chỉ giú bạn khắc phục lỗi âm thanh trong Win 7 mà còn có thể áp dụng với mọi lỗi khác xảy ra trên máy tính. Một trong những lỗi muôn thủa mà người dùng gặp phải đó là lỗi xung đột phần mềm khiến cho máy tính hoạt động không ổn định và xáo trộn các tính năng trên máy. Chính vì vậy việc khởi động lại máy sẽ làm cho các phần mềm đó hoạt động ổn định trở lại.

2. Cắm lại các jack cắm kết nối loa và máy tính

Các thiết bị phát âm thanh trên máy tính sau một thời gian sử dụng có thể chân cắm sẽ bị gỉ set, bị mòn dẫn đến việc bị lỏng và tiếp xúc kém. Sau khi kiểm tra các chân cắm thì cũng nên để ý đến nút tăng giảm âm lượng của thiết bị để chắc chắn thiết bị đã được bật âm lượng lên cao có thể nghe được.

3. Kiểm tra lại các thiết lập âm thanh

Bước 1: Trước tiên việc chúng ta có thể làm đầu tiên là kiểm tra các thiết lập âm thanh trên máy tính, nhấn chọn đến biểu tượng loa trên khay hệ thống xem âm thanh đang được để ở chế độ nào, nếu âm thanh đang bị tắt hay được để ở mức độ bé nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta không thể nghe thấy âm thanh, lúc này hãy kéo âm thanh lên mức cao hơn để có thể nghe thấy.

Bước 2: Nhấn chuột phải vào biểu tượng loa trên khay hệ thống và chọn Open Volume Mixer

Bước 3: Tại đây các bạn hãy kiểm tra để chắc chắc rằng không biểu tượng loa nào bị tắt đi, nếu có hãy bật lại ở tất cả các mục để có thể đáp ứng hết các yêu cầu của nhạc sẽ phát.

Bước 4: Tiếp tục, các bạn nhấn lại chuột phải vào biểu tượng loa trên khay hệ thống và chọn Playback devices

Bước 5: Tại cửa sổ Playback devices hãy nhanh chóng kiểm tra xem các thiết bị âm thanh đã được kết nối với máy một lần nữa, kiểm tra xem các thiết bị kết nối đã có dấu check màu xanh ở bên cạnh chưa?

Bước 6: Sau đó nhấp vào các thiết bị kết nối và chọn Use this device (enable) tại mục Device usage rồi nhấn OK.

4. Kiểm tra Driver âm thanh

Driver card âm thanh cho máy có thể bị lỗi do xảy ra tình trạng xung đột phần mềm hoặc chưa được cài đặt nhất là khi bạn vừa mới cài lại Windows xong.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh devmgmt.msc trên hộp thoại Run rồi nhấn Enter hoặc OK

Bước 2: Hộp thoại Device Manager mở ra, các bạn nhấp đúp vào mục Sound, video and game controllers để kiểm tra xem driver âm thanh có bị thiếu không? Nếu thiếu thì sẽ hiển thị dấu chấm than vàng hoặc dấu x màu đỏ.

Tuy nhiên,cũng có trường hợp các biểu tượng driver âm thanh vẫn bình thường nhưng có thể nó đã bị lỗi do xung đột phần mềm. Do vậy mà lúc này bạn cần phải cài đặt lại driver âm thanh mới nhất cho máy tính. Để dễ dàng hơn cho việc tải driver âm thanh, bạn đọc có thể sử dụng phần mềm 3DP Chip để hỗ trợ tìm kiếm trình điều khiển thiết bị tốt nhất.

Như vậy trên đây là toàn bộ cách khắc phục lỗi âm thanh trong win 7 mà bạn đọc có thể áp dụng. Tuy nhiên nếu như làm hết các cách trên mà máy tính của bạn vẫn không có âm thanh thì có lẽ máy tính của bạn đã bị hỏng phần cứng. Cách khắc phục tốt nhất là bạn sử dụng một chiếc usb sound để thay thế cho các jack cắm thông thường.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người dùng gặp phải tình trạng biểu tượng loa trên khay hệ thống bị gạch chéo đỏ nhưng khi cắm tai nghe vào jack loa phía sau máy tính vẫn nghe được còn jack loa trước mặt case máy tính thì lại không, thật dễ dàng bởi với cách sửa lỗi biểu tượng loa bị gạch chéo đỏ trên thanh taskbar trước đó chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp bạn khắc phục hoàn toàn lỗi đơn giản đó.

Lỗi mất âm thanh trên máy tính khá thông dụng và gây trở ngại với nhiều người dùng nhất là những bạn không am hiểu nhiều về máy tính. Nếu chẳng may máy tính của bạn không thể nghe nhạc, xem phim được thì có thể tham khảo một số cách khắc phục lỗi âm thanh trong Win 7 dưới đây để tiếp tục nhu cầu sử dụng của bạn.

Cách Tải driver tự động cho máy tính bằng 3DP Chip Tìm Driver VGA cho các dòng laptop với 3DP Chip Laptop cắm tai nghe vẫn phát loa ngoài sửa như thế nào? Hướng dẫn cài đặt Driver dạng "unknown devices" trên máy tính Trình tự cài đặt Driver máy tính, laptop chuẩn AMD xác nhận các lỗ hổng bảo mật

Video liên quan

Chủ đề