Pha thuốc với sữa mẹ có được không

Pha thuốc với sữa mẹ có được không
Trẻ bị ốm, cần uống thuốc là nỗi ám ảnh lớn về tâm lý với các phụ huynh

 Uống không đúng cách làm mất tác dụng của thuốc

Câu chuyện sử dụng thuốc nói chung, kháng sinh nói riêng cho trẻ nhỏ ở Việt Nam một cách bừa bãi  là điều rất phổ biến ở nước ta.

Không chỉ là việc tự bắt bệnh cho con, mua thuốc không kê đơn, tái sử dụng đơn thuốc cũ… mà ngay cả cái cách cho con uống thuốc của các ông bố bà mẹ Việt cũng có nhiều điều đáng nói.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong thời gian  cho trẻ uống kháng sinh, nếu có chỉ định của bác sĩ, gia đình không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh quá gần bữa ăn/uống sữa hay ăn/ uống hoa quả.

Chúng ta nên uống kháng sinh cách bữa ăn này của trẻ khoảng 2- 3 tiếng. Bởi vì,trong sữa có đạm casein gây đông vón, kết tủa và  khi đó cơ thể khó hấp thu  được đầy đủ kháng sinh. Còn trong hoa quả có tính acid, vitamin C và hơi chua nên sẽ làm giảm hoạt tính của  thuốc kháng sinh nếu uống cùng thời điểm.

“Hiện nay, nhiều cha mẹ cứ thích pha thuốc vào nước cam hay sữa cho con uống nhằm đánh lạc hướng chú ý của trẻ để trẻ chịu uống và uống hết thuốc. Song điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi trong khi nước cam chứa axit và nó có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc. Khi đó, thuốc không còn sức mạnh diệt khuẩn, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài” - PGS TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Pha thuốc với sữa mẹ có được không
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Như vậy, vô hình chung, trẻ nhỏ là người hứng chịu tất cả những điều “sai” của cha mẹ, ông bà. Nhẹ thì thuốc không có tác dụng, kéo dài thời gian mắc bệnh, nặng thì ngộ độc thuốc, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chưa kể, nhiều gia đình quên chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc sai liều lượng, sai thời điểm như việc bác sĩ kê đơn kháng sinh này uống trước bữa ăn sáng và tối thì nhiều cha mẹ tiện lúc nào cho con uống lúc đấy hoặc lại dùng sau bữa ăn…

Bên cạnh đó, theo Ths. Bs Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi xác định được bệnh của trẻ có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao để dùng cho bé, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh.

Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.“Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn”- BS Hải nhấn mạnh.

Đừng nghĩ an toàn mà lạm dụng

Các chuyên gia y tế khuyến nghị, cơ thể trẻ còn non nớt, chức năng các cơ quan như gan, thận còn chưa hoàn thiện, trong khi phần lớn các thuốc sử dụng đều thải qua gan, thận, nên khi dùng nhiều loại thuốc hay dùng thuốc không đúng cách thì có thể gây ảnh hưởng xấu, suy giảm chức năng các cơ quan này.

Theo thống kê của BV Nhi Trung ương cho biết, hiện có hiện tượng khá phổ biến đối với những người đang nuôi con nhỏ là mỗi khi thấy con hắt hơi, sổ mũi, ho liền cho con uống ngay siro ho và coi đó là giải pháp đầu tiên. Bởi họ mặc nhiên coi các loại si-rô ho là một dược phẩm an toàn vì các thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên không sợ ngộ độc hay tác dụng phụ.

Pha thuốc với sữa mẹ có được không
Tưởng là an toàn nhưng không phải siro ho có thể dùng tùy tiện

Tuy nhiên, theo bác sĩ, ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống đàm, dịch nhầy, vật lạ trong đường thở, làm sạch đường thở. Si-rô ho sẽ tạm thời ức chế cơn ho, phù hợp với các bệnh ho do viêm họng, cảm cúm, nhưng cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải hiểu, phần lớn các loại sirô có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học. Vì thế, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Do đó, trong trường hợp trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho; dùng si-rô ho trong trường hợp này nhiều khi không có tác dụng.  Còn trường hợp trẻ ho kèm sốt, mũi khô, khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co ngực lõm… cần phải lập tức đưa trẻ đi khám.

Bởi nếu trẻ bị viêm phổi, viêm thanh quản, hen suyễn, phản xạ ho là để tống xuất đàm nhớt. Trong khi đó, sirô ho lại ức chế phản xạ ho, làm bệnh nặng thêm, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và thậm chí tử vong do suy hô hấp.

Đặc biệt, cần lưu ý, đối với trường hợp trẻ dùng siro chưa hết thì nhiều phụ huynh có thói quen cất đi để lần sau nếu con có ho hay ốm dùng tiếp. Theo bác sĩ thói quen này là rất nguy hiểm bởi si rô ở dạng nước nên rất dễ bị nhiễm khuẩn vì thế sau khi dùng si-rô không hết chúng ta nên bỏ đi chứ không nên dùng lại.

Ngoài ra, BS Dũng còn đưa ra lời khuyên khi các mẹ sử dụng thuốc dạng si-rô cho trẻ cần lưu ý không cho trẻ uống si-rô trước bữa ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, đường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu trẻ tăng lên gây hiện tượng “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn; Không cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua, làm hỏng men răng, gây sâu răng sữa của trẻ./.

Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ là một sản phẩm mới phát triển của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà. Sản phẩm có tác dụng: chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản.

Được chiết xuất từ các loại thảo dược đứng đầu trong bảng danh mục những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có công dụng chỉ ho (chữa ho), nhuận phế và trừ đàm, nổi bật là thành phần hoạt chất stemonin có trong cây Bách bộ có tác dụng giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Ưu điểm của siro ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ so với các sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường là dùng đường không năng lượng (đường Sucralose không calo).Sản phẩm thích hợp với người tiểu đường, nguy cơ tiểu đường, người béo phì, nguy cơ béo phì, trẻ em, người đang ở chế độ ăn kiêng. Đặc biệt sản phẩm còn dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Liên hệ sản phẩm:website: bophekhongduong.vn/ Hotline: 18001155

(Giấy phép quảng cáo số: 0493/2017/XNQC/QLD)

Pha thuốc với sữa mẹ có được không

Hỏi - 01/04/2016
Có thể pha loãng thuốc Hydrosol va Calcium corbiere bằng sữa mẹ cho bé uống được không ạ? 2 loại thuốc này pha chung với nhau được không? Nếu không thì nên uống cách nhau bao lâu và thuốc nào uống trước? Cảm ơn bác sĩ nhiều! 

Trả lời
Chào bạn,

Hai thuốc này có thể pha chung với nhau nhưng không nên pha với sữa.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Tôi thường pha thuốc vào nước ngọt, sữa, nước trái cây, sinh tố... cho con dễ uống. Điều đó có nên không?

Trần Thanh Hòa (Thanh Hóa)

Trước tiên cần khẳng định rằng nên dùng nước đun sôi để nguội để uống thuốc là tốt nhất và không nên nghiền, bẻ thuốc để pha với sữa, nước trái cây, có thể gây một số bất lợi.

Pha thuốc với sữa mẹ có được không

Dùng nước đun sôi để nguội uống thuốc là tốt nhất.

Đầu tiên là một số thuốc có thể tương tác với các protein trong sữa, khi đi vào cơ thể bị vón lại cùng với sữa, có thể khiến cơ thể giảm hấp thu thuốc hoặc thậm chí là hầu như không hấp thu được. Với những đồ uống ngọt như nước đường, nước trái cây, phần lớn thuốc khi dùng chung cũng không gây hại nhưng cũng có vài loại sẽ bị hạn chế tác dụng. Ngoài ra, việc nghiền thuốc, mở viên nhộng có thể ảnh hưởng đến quá trình tác dụng của thuốc: Một số thuốc cần tác dụng chậm, cần nuốt nguyên viên, nếu bị nghiền, mở vỏ, thuốc có thể bị dịch đường tiêu hóa phân hủy làm giảm hoặc mất tác dụng.

Bên cạnh đó, một số thuốc khi bị hấp thu quá nhanh, nồng độ hóa chất trong máu tăng vọt có thể dẫn đến quá liều thuốc, có thể gây ngộ độc hoặc tăng tác dụng phụ.

Để biết thuốc nào có thể uống chung với sữa hay nước trái cây, thuốc nào không nên uống cùng, cách duy nhất là bạn phải hỏi bác sĩ kê đơn thuốc cho cháu xem thuốc đó có tương tác bất lợi với thứ đồ uống bạn định cho bé uống cùng hay không? Tốt nhất khi bé khó cho uống thuốc, bạn nên nói rõ điều này với bác sĩ để cân nhắc các cách uống hợp lý hơn, có thể cho thuốc dạng siro hoặc loại có vị mà bé dễ chấp nhận.

Trẻ con mỗi bé mỗi tính, có bé chịu uống thuốc ngọt nhưng sợ thuốc đắng, có bé ngược lại. Đồng thời, các bạn nên xem kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng lúc. Không chỉ đồ uống, thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: có thuốc cần uống lúc no, có thuốc cần uống lúc đói... Nên tuân thủ điều này để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.

BS. Nguyễn Minh Tiến