Ông táo về trời 2023

Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi người dân Việt Nam lại làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo. Vậy nó bắt nguồn từ đâu? Là ngày bao nhiêu dương lịch năm 2022?

Ông Công ông Táo là ngày gì? Ông Công ông Táo 2022 là ngày mấy dương?

Ông Công ông Táo là ngày gì?

Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.

Nguồn gốc ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm "2 ông 1 bà" (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).

Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang.

Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi.

Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà.

Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Ông Công ông Táo năm 2022 rơi vào ngày nào dương lịch?

Như đã nói ở trên, lễ cúng tiễn ông Công ông Táo sẽ được làm vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch). Theo lịch Vạn niên, ngày 23/12/2021 âm lịch sẽ đúng vào thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022 dương lịch.

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

  • Lịch âm
  • Năm 2023
  • Tháng 1
  • Ngày 14

Xem lịch âm ngày Ông Táo chầu trời 2023. Xem lịch âm ngày 14/1/2023, lịch vạn niên ngày 14/1/2023. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 14/1/2023

  • Ngày dương lịch : 14/1/2023

  • Ngày âm lịch : 23/12/2022

  • Là ngày Nhâm Thân, Tháng Quý Sửu, Năm Nhâm Dần, tiết Tiểu Hàn (Rét nhẹ)
  • Thuộc ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, Trực Nguy - Kỵ đi thuyền, nhưng bắt cá thì tốt.
  • Ngày 14/1/2023 tốt với các tuổi: Tý, Thìn, Tỵ. Xấu với các tuổi: Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân
  • Giờ tốt cho mọi việc: Tý (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-9:59), Tỵ (9:00-11:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59)

Lịch âm Ngày 14 tháng 1 năm 2023

Dương lịch

Ngày 14 tháng 1 năm 2023

14

Âm lịch

Ngày 23 tháng 12 năm 2022

23

Ngày Nhâm Thân, Tháng Quý Sửu, Năm Nhâm Dần

Tiết Khí: Tiểu Hàn (Rét nhẹ)

Giờ hoàng đạo (Giờ Tốt)

Tý (23:00-0:59) Sửu (1:00-2:59) Thìn (7:00-9:59)
Tỵ (9:00-11:59) Mùi (13:00-15:59) Tuất (19:00-21:59)

Âm lịch hôm nay

Có 3 thứ ngu dốt: không biết những gì mình cần biết, không rành những gì mình biết và biết những gì mình không cần biết.

Giờ Mặt Trời

Giờ mọc Giờ lặn Đứng bóng lúc
05 giờ 25 phút 18 giờ 42 phút 12 giờ 07 phút
Độ dài ban ngày: 13 giờ 17 phút

Giờ Mặt Trăng

Giờ mọc Giờ lặn Độ tròn
19 giờ 06 phút 05 giờ 01 phút 00 giờ 03 phút
Độ dài ban đêm: 9 giờ 55 phút

☯ XEM NGÀY GIỜ TỐT XẤU NGÀY 14/1/2023

Việc xem ngày tốt xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Theo quan niệm tâm linh thì khi tiến hành một việc gì thì chúng ta thường xem ngày đó có tốt không, giờ nào là tốt để bắt đầu thực hiện. Dựa trên nhu cầu đó, trang Lịch Âm chúng tôi cung cấp thông tin giúp bạn xem ngày giờ tốt xấu, tuổi hợp xung, các việc nên làm trong

ngày 14/1/2023

một cách chi tiết để các bạn dễ dàng tra cứu.

ÂM DƯƠNG LỊCH NGÀY NGÀY 14/1/2023

  • Dương lịch: 14/1/2023 - Thứ bảy
  • Âm lịch: 23/12/2022 - Ngày Nhâm Thân, Tháng Quý Sửu, Năm Nhâm Dần
  • Tiết Khí: Tiểu Hàn (Rét nhẹ)
  • Là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo

XEM GIỜ TỐT - XẤU

  • Giờ hoàng đạo (Giờ Tốt): Tý (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-9:59), Tỵ (9:00-11:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59)
  • Giờ hắc đạo (Giờ Xấu): Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Ngọ (11:00-13:59), Thân (15:00-17:59), Dậu (17:00-19:59), Hợi (21:00-23:59)

XEM TUỔI XUNG - HỢP

  • Tuổi hợp: Tý, Thìn, Tỵ (Các tuổi này khá hợp với ngày 14/1/2023)
  • Tuổi xung khắc: Tuổi Bính Dần, Canh Dần, Bính Thân xung khắc với ngày 14/1/2023.

XEM TRỰC

  • Thập nhị trực chiếu xuống trực: Nguy
  • Nên làm: Lót giường đóng giường, đi săn thú cá, khởi công làm lò nhuộm lò gốm.
  • Kiêng cự: Xuất hành đường thủy.

XEM NGŨ HÀNH

  • Ngũ hành niên mệnh: Kiếm Phong Kim
  • Ngày: Nhâm Thân; tức Chi sinh Can (Kim, Thủy), là ngày cát (nghĩa nhật).
    Nạp âm: Kiếm Phong Kim kị tuổi: Bính Dần, Canh Dần.
    Ngày thuộc hành Kim khắc hành Mộc, đặc biệt tuổi: Mậu Tuất nhờ Kim khắc mà được lợi.
    Ngày Thân lục hợp Tỵ, tam hợp Tý và Thìn thành Thủy cục. Xung Dần, hình Dần, hình Hợi, hại Hợi, phá Tỵ, tuyệt Mão.

XEM SAO TỐT XẤU

  • Sao tốt: Mẫu thương, Dương đức, Ngũ phú, Phúc sinh, Trừ thần, Tư mệnh, Minh phệ.
  • Sao xấu: Du họa, Ngũ ly.
  • Nên làm: Cúng tế, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, thẩm mỹ, chữa bệnh, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng.
  • Không nên: Cầu phúc, cầu tự, họp mặt.

XEM NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH

  • Ngày xuất hành: Là ngày Thanh Long Kiếp - Xuất hành 4 phương, 8 hướng đều tốt, trăm sự được như ý.
  • Hướng xuất hành: NÊN xuất hành hướng Tây để đón Tài Thần, hướng Nam đón Hỷ Thần. TRÁNH xuất hành hướng Nam vì gặp Hạc Thần (Xấu).

Giờ xuất hành Mô tả chi tiết
23h-1h Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.
1h-3h Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
3h-5h Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.
5h-7h Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.
7h-9h Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.
9h-11h Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.
11h-13h Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.
13h-15h Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
15h-17h Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.
17h-19h Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.
19h-21h Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.
21h-23h Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

XEM NHỊ THẬP BÁT TÚ

  • SAO: Đê.
  • Ngũ hành: Thổ.
  • Động vật: Lạc (Lạc Đà).
  • Diễn giải:

- Đê thổ Lạc - Giả Phục: Xấu.
( Hung Tú ) Tướng tinh con Lạc Đà, chủ trị ngày thứ 7.
- Nên làm: Sao Đê Đại Hung , không cò việc chi hạp với nó
- Kiêng cữ: Khởi công xây dựng, chôn cất, cưới gã, xuất hành kỵ nhất là đường thủy, sanh con chẳng phải điềm lành nên làm Âm Đức cho nó. Đó chỉ là các việc Đại Kỵ, các việc khác vẫn kiêng cữ.
- Ngoại lệ: Tại Thân, Tý, Thìn trăm việc đều tốt, nhưng Thìn là tốt hơn hết vì Sao Đê Đăng Viên tại Thìn.

Đê tinh tạo tác chủ tai hung,
Phí tận điền viên, thương khố không,
Mai táng bất khả dụng thử nhật,
Huyền thằng, điếu khả, họa trùng trùng,
Nhược thị hôn nhân ly biệt tán,
Dạ chiêu lãng tử nhập phòng trung.
Hành thuyền tắc định tạo hướng một,
Cánh sinh lung ách, tử tôn cùng.

Xem nhanh

Chủ đề