Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà tất cả ba mẹ đều quan tâm. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa.

Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng, giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hoà giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng còn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn non yếu nếu để xẩy ra ngộ độc thức ăn không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn luôn được quan tâm chú trọng trong các trường mầm non.

Để có được bữa ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non.

Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà tất cả ba mẹ đều quan tâm. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa.


Thông tin khác

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ

Chương trình trung cấp ngành Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được thiết kế để đào tạo nhân viên chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Có hiểu biết về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ kỹ thuật trong qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các kỹ năng mềm phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp, tạo cho người học có nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp, thu nhập. Đồng thời có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn. Tổng khối lượng đào tạo toàn khóa: 1.740 giờ (tương đương 72 tín chỉ)

1.Về kiến thức:

– Hiểu các nội dung cơ bản về Nhà nước và các qui định về pháp luật, chính trị của Việt Nam; – Lựa chọn và vận dụng một cách phù hợp kiến thức các học phần chung và cơ sở vào thực tiễn chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. – Phân tích hoạt động tổ chức ăn, ngủ và vệ sinh cho trẻ. Đồng thời, nhận biết được các dấu hiệu của một số bênh thường gặp ở trẻ và đánh giá tiên lượng và xử lý kịp thời, hiệu quả mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến sức khỏe, an toàn, vệ sinh của trẻ. – Phân biệt các qui luật và những đặc điểm phát triển tâm sinh l‎ý trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi để giải thích và vận dụng trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các đối tượng khác nhau. – Xây dựng biện pháp tổ chức đánh giá cụ thể, khả thi các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm đảm bảo chuẩn phát triển về thể lực và dinh dưỡng của trẻ em.

2.Về kỹ năng:

– Giao tiếp với trẻ, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ. – Thực hiện chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi ăn. – Thực hiện chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi ngủ. – Tổ chức vệ sinh cho trẻ, đảm bảo vệ sinh cá nhân và chăm sóc vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. – Hỗ trợ theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ, theo dõi tiêm chủng, phòng dịch cho trẻ. – Phòng tránh và xử lý một số bênh thường gặp ở trẻ. – Tạo môi trường an toàn cho trẻ và phòng tránh, xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ. – Tự đánh giá và điều chỉnh kế họach chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của bản thân. – Đánh giá họat động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của đồng nghiệp, đúc kết rút kinh nghiệm, nghiên cứu cải tiến phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. – Quản l‎ý hoạt động nhóm trẻ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. – Tuyên truyền những kiến thức khoa học trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho các bậc cha mẹ. – Tiếng Anh: Có chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh) đạt bậc 2/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn ngành, nghề – Tin học: Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề

3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:

– Làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong điều kiện làm việc thay đổi; có thái độ phục vụ và trách nhiệm công dân. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn. – Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.

4. Vị trí việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp:


– Người học sau khi tốt nghiệp chương trình này có thể đảm nhận các vị trí nhân viên chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các hộ gia đình; nhóm trẻ, mẫu giáo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt có tổ chức bán trú, nội trú; khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: – Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Mã MH, MĐTên môn học, mô đunSố tín chỉTổng sốLý thuyếtThực hành/ thực tập/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra Tổng cộng721740589109259
ICác môn học chung122559414813
MH 01Giáo dục Chính trị23015132
MH 02Pháp luật115951
MH 03Giáo dục thể chất1304242
MH 04Giáo dục quốc phòng - An ninh24521213
MH 05Tin học24515291
MH 06Ngoại ngữ ( Anh văn)49030564
II.1Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc60148549594446
II.1Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở13255168789
MH 07Kỹ năng giao tiếp1308202
MH 08Âm nhạc36028 302
MH 09Sinh lý trẻ345432
MH 10Tâm lý trẻ59060282
MH 11Cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc trẻ130291
II.2Các môn học, mô đun chuyên môn nghề47123032786637
MH 12Vệ sinh chăm sóc trẻ49030564
MH 13Một số bệnh thường gặp trẻ em610575264
MH 14Dinh dưỡng trẻ em510545564
MH 15Tổ chức giờ ăn cho trẻ49030564
MH 16Tổ chức giờ ngủ cho trẻ49030564
MH 17Tổ chức vệ sinh cho trẻ49030564
MH 18Tổ chức theo dõi sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ23014151
MH 19Phòng tránh tai nạn cho trẻ49030564
MH 20Đạo đức nghề chăm sóc trẻ345432
MH 21Thực hành công tác chăm sóc trẻ31351323
MH 22Thực hành công tác nuôi dưỡng trẻ31351323
MH 23Thực tập tốt nghiệp5225225

Để lại cảm nhận của bạn Thích

Like Yêu Haha Wow Buồn Giận

Video liên quan

Chủ đề