Nước nào phát minh ra mì ăn liền

Hiện tại, bạn sẽ dễ dàng thấy được sự phát triển của mì ăn liền ngày qua ngày, nhưng quay ngược về quá khứ có thể bạn sẽ chưa tìm hiểu về lịch sử mì ăn liền đúng không nào? Hãy để bài viết dứoi đây cung cấp thêm một số thông tin thú vị về những gói mì ăn liền này nhé.

Mì ăn liền được biến đến là món ăn thơm ngon, rẻ, chế biến nhanh chóng, tiên lợi. Nếu đánh về tiêu chí thơm ngon, gái thành rẻ thì đây là một món ăn “thần thánh” trong giới học sinh, sinh viên, nếu đánh về tiêu chí tiên lợi thì nó đáp ứng nhu cầu một bữa ăn cho dân văn phòng. Chính vì vậy là lượng tiêu thụ mì ăn liền ngày càng nhiều, cũng vì vậy mà trên thị trường mì ăn liền ngày nay có hằng trăm thương hiệu mì được ra đời.

Mì ăn liền có xuất xứ từ Nhật Bản, cha để của mì ăn liền là ông Momofuku Ando. Ngay khi được phát minh, mì ăn liền được gọi chung là Ramen dưới tên thương hiệu là Chikin Ramen được bán lần đầu tiên vào năm 1958.

Đi sâu vào lịch sử mì ăn liền, thì ý tưởng sản xuất ra mì ăn liền của ông Momofuku Ando xuất phát từ thiện ý muốn người Nhật có một món ăn được chế biến nhanh, gọn từ bột mì. Trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc, tuy người người Nhật từ trước đã có thói quen ăn gạo và mì sợi, nhưng trong hoàn cảnh đang đối mặt với việc thiếu thốn lương thực, nên chỉ có thể ăn bột mỳ do Mỹ viện trợ với chủ trương sản xuất bột mì thành bánh mì ăn cho nhanh, đỡ tốn thời gian, nhiên liệu. Không tán thành chủ trương đó, Ando đã nghiên cứu và sản xuất công mì ăn liền- một dạng của mì sợi, cũng được làm từ bột mì, nhưng nó trở thành món ăn đặc trưng của Nhật thời điểm đó. Với cách chế biến nhanh chóng, chỉ cần đổ nước sôi tầm 3 phút là có thể dùng được ngày, mì ăn liền ngày càng được tiêu thụ rộng rãi.

Tính từ thời gian bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thành công chỉ vỏn vẹn một năm, ông trở thành cha đẻ của món ăn đã mang tầm quốc tế ngày nay. Khi vừa được sản xuất thành công, mì ăn liền đã được ủng hộ, góp vốn đầu tư từ tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở Nhật và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên khắp nước Nhật.

Với sự tiện dụng của mì ăn liền, nó đã được phát triển lan rộng đến các nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và mang những hương vị đặc trưng của từng vùng miền dưới nhiều thương hiệu. Và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì ngày nay, mì ăn liền được sản xuất dưới nhiều phiên bản mì gói, mì ly, mì hộp, mì tô,…được đóng gói một cách chắc chắn, kỹ càng đảm bảo chất lượng của từng gói mỳ. Tính riêng ở Việt Nam đã có hàng trăm thương hiệu mì được ra đời và phục vụ cho người tiêu dùng.

Nước nào phát minh ra mì ăn liền

Đã tìm hiểu sơ lược về lịch sử mì ăn liền, tiếp theo bài viết sẽ bật mí với bạn về một công nghệ hiện đại được áp dụng trong quy trình sản xuất mì ăn liền ngày nay. Với lượng tiêu thụ mì ăn liền ngày càng nhiều, một ngày có thể lên đến hàng nghìn thùng mì được bán ra, các nhà máy sản xuất mì ăn liền đã phải làm việc tất bật, không ngừng nghỉ để có thể đáp ứng lượng tiêu thụ lớn như vậy. Hàng loạt vấn đề được đặt ra tại các nhà máy sản xuất mì, ví dụ chỉ tính khâu đóng gói: Bao nhiêu nhân lực là đủ,? Thời gian bao lâu để đóng gói thành phẩm? Chi phí đầu tư bao nhiêu?… Chính vì vậy mà công nghệ đóng gói mì ăn liền bằng máy đóng gói được ra đời và ứng dụng phổ biến trong các nhà máy, giải quyết tất cả các vấn đề đau đầu nêu trên.

Máy đóng gói mì ăn liền chỉ cần 3-5 phút có thể đóng gọi ra hàng trăng gói mì, với bao bì chắc chắn, đầy đủ tên thương hiệu, cách bảo quản, hạn sử dụng, cách chế biến, cung cấp đầy đủ nguyên liệu sản xuất,… mang đến một lượng thông tin cơ bản về mì ăn liền cho người tiêu dùng. Máy được làm từ chất liệu được kiểm định đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm.

Nước nào phát minh ra mì ăn liền

Bài viết đã cung cấp những thông tin về hai mảng đối lập của mì ăn liền. Một là về lịch sử ra đời mì ăn liền, hai công nghệ hiện đại được áp dụng cho quy trình sản xuất mì ăn liền ngày nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về loại máy này, thì công ty Cơ khí An Thành sẽ là nơi cung cấp, chế tạo loại máy đóng gói tự động uy tín để bạn lựa chọn tìm đến.

>>> Máy đóng gói mì ăn liền chất lượng An Thành

CÔNG TY TNHH SX - TM DỊCH VỤ AN THÀNH

Nhà máy: Số 47/80 Ao Đôi, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

MOBILE : Kinh doanh & hỗ trợ tư vấn thiết kế kỹ thuật 24/7 

- An Đằng Bách Phúc người Nhật gốc Đài Loan (5 tháng 3 năm 1910 – 5 tháng 1 năm 2007) là nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Thực phẩm Nissin, và là người sáng chế món mì ăn liền (mì gói và mì cốc).

Ông Ando sinh ngày 5/3/1910 ở Đài Loan. Năm 1948, ông thành lập công ty tiền thân của Nissin hiện giờ và 10 năm sau đó ông cho ra mắt loại "mì gà", sản phẩm mì ăn liền đầu tiên trên thế giới. Khát khao sáng chế mì ăn liền của ông bắt nguồn từ hình ảnh dòng người xếp hàng dài mua mì "tươi" tại các cửa hàng thực phẩm ở chợ đen trong đêm khuya giá lạnh.

Năm 1971, ông cho ra mắt loại "mì bát" và nhanh chóng được xuất khẩu sang nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, châu u và các nước châu Á. Công ty Nissin trở nên nổi tiếng và trở thành công ty số một trong lĩnh vực kinh doanh mì ăn liền. Người ta thường gọi ông với cái tên trìu mến là "Vua mì".

Năm 1999, ông mở Bảo tàng mì ăn liền Momofuku Ando sau khi nhường vị trí Chủ tịch Công ty Nissan cho người con trai thứ hai.

Ông bắt đầu nghỉ hưu từ tháng 7/2005 và chỉ đảm nhiệm vai trò chủ tịch sáng lập.
Sản phẩm mì ăn liền của Ando còn thâm nhập cả "thị trường" vũ trụ khi tháng 7 năm đó, Nissin đã cho ra mắt một loại mì ăn liền đặc biệt được đóng gói trong chân không dành riêng cho nhà du hành vũ trụ Nhật Bản Soichi Noguchi trong thời gian làm việc trên con thoi Discovery của Mỹ.

Theo TTXVN

Trước tiên, chúng ta đi tìm loại mì đầu tiên trên thế giới. Đó là loại mì sản xuất ở Trung Quốc từ thời cổ đại, một loại mì mà khi muốn ăn người ta luộc rồi chiên và dùng làm súp, tương tự như mì trứng Y Miến (伊麵) của Quảng Đông.

Theo truyền thuyết, vào thời nhà Thanh đầu bếp đã làm Y Miến bằng bột mì, tạo ra những sợi mì màu vàng nâu, hơi dai và hơi xốp, chiên rồi sấy khô thành những tảng giống như miếng bánh mì. Người ta có thể ăn Y Miến trực tiếp hoặc dùng trong những món khác nhau như chiên khô, ăn kèm với hẹ và nấm đông cô; dùng với thịt cua hoặc tôm hùm (đôi khi có phó mát); ăn với nấm đen và cà tím hoặc chiên khô dùng với nước sốt cùng gà hoặc tôm. Theo truyền thống, người ta thường dùng loại mì này trong tiệc sinh nhật và gọi là mì Trường thọ (壽麵: Thọ Miến).

Nước nào phát minh ra mì ăn liền

Món súp thuốc bắc Y Miến với thịt bò và bò viên

Ảnh: Wikipedia

Để biết ai là người sáng chế ra mì ăn liền hiện đại ngày nay, có lẽ cần phải xác định thế nào là mì ăn liền. Nếu định nghĩa mì ăn liền là mì được sản xuất theo phương pháp sấy nhiệt dầu ăn liền hoặc phương pháp sấy khô bằng không khí nóng (mì không chiên) và có thể nấu súp cùng lúc, thì loại “mì gà” được phát hành vào tháng 8 năm 1958 là “mì ăn liền đầu tiên trên thế giới”, một loại mì mà theo Nissin Foods Holdings là do Momofuku Ando phát minh, đăng ký bằng sáng chế vào năm 1958. Momofuku Ando là người Nhật gốc Đài Loan, người sáng lập Nissin Foods đã đăng ký tên loại mì này là Chicken ramen (Mì gà).

Tuy nhiên, có một số ý kiến bất đồng về việc liệu Ando có phải là người đầu tiên “phát minh” mì ăn liền, bởi vì trước khi Chicken ramen đã có những loại mì ăn liền khác.

Năm 1953, Yoshio Murata của nhà máy Mì Murata (hiện nay là Công ty TNHH Miyakoichi) đã phát minh và cấp bằng sáng chế cho phương pháp sản xuất mì uốn cong. Đến năm 1955, Matsuda Sangyo (hiNgày 25.8.1958 Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đăng ký bằng sáng chế “phương pháp sản xuất mì ăn liền” và đặt tên thương phẩm là Chicken Ramen. ện là Công ty Oyatsu) đã phát triển “mì Trung Quốc dày” như một sản phẩm mì ăn liền. Mặc dù thất bại về mặt thương mại, nhưng sau đó loại mì này đã được thương mại hóa với tên gọi Baby Ramen (nay là Baby Star Ramen)” vào năm 1959.

Kế tiếp là công ty Yamato Tsusho đã sản xuất mì gà sợi (Chicken Thread Noodles), có thể nấu súp trong vài phút bằng cách đổ nước nóng. Đến năm 1956, mì ăn liền từ công ty Tomei Shoko được đưa đến chuyến thám hiểm nghiên cứu Nam Cực đầu tiên. Mùa xuân 1958, công ty này xuất bán mì Trường thọ (Long Life Noodles) với phương pháp chiên mì trong dầu và ngâm chúng trong súp để nêm gia vị.

Ngày 25.8.1958 Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đăng ký bằng sáng chế “phương pháp sản xuất mì ăn liền” và đặt tên thương phẩm là Chicken ramen.

Đến ngày 18.12.1958, người Nhật gốc Đài Loan Trương Quốc Văn, người sáng lập Tomei Shoko, đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho “phương pháp sản xuất mì khô tẩm gia vị” (Đơn đăng ký sáng chế Nhật Bản số 33-36661). Phát minh này được Nissin Foods mua lại với giá 23 triệu yên, sau đó Nissin đăng ký bản quyền cả hai phương pháp sản xuất mì này.

Nước nào phát minh ra mì ăn liền

Mỳ ly của Nissin Foods được bán sớm nhất vào ngày 18.9.1971

Ảnh: T.L

Những năm sau đó, hàng loạt công ty khác tại Nhật cũng đã sản xuất mì ăn liền. Đó là mì ăn liền của Suma Ando (1959); Myojo Roasted Noodles - loại mì cốc/ly đầu tiên của Myojo Foods (1961); Sanyo Foods tung ra Sapporo Ichiban có hành lá khô với sự đa dạng các loại súp khô chứa vị mặn, vị miso và vị cà ri (1966): còn Meisei Foods thì trình làng mì làm khô bằng không khí ấm ở khoảng 80°C, không cần chiên…

Tóm lại, Momofuku Ando, người sáng lập Nissin Foods, đã đăng ký bản quyền loại mì tên là Chicken ramen (mì gà), thường được gọi là “mì ăn liền đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đã có những đơn vị xin cấp bằng sáng chế mì ăn liền tại Nhật Bản, đó là những công ty sản xuất mì ăn liền đã có trước Matsuda Sangyo và Nissin Foods.

Tin liên quan