Nội dung của các bài tập đọc lớp 4

Soạn bài Tập đọc lớp 4 Chú Đất Nung, SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 134, sẽ giúp các em khám phá ra những kiến thức và những bài học để ích liên quan đến chú bé Đất Nung, đó là ý chí kiên cường, chấp nhận những khó khăn, dám đương đầu với thử thách để trở nên mạnh mẽ hơn, có ích hơn. Baiontap sẽ giúp các em tìm hiểu những bài học đó thông qua bài hướng dẫn soạn và học bài tập đọc Chú Đất Nung tiếng việt lớp 4. Cùng theo dõi nhé !

I. Nội dung bài tập đọc lớp 4 “Chú Đất Nung”:

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 134 

1. Giải thích những từ khó hiểu:

2. Nội dung câu chuyện:

Câu chuyện kể về chú bé Đất. Không ai chơi với cậu vì họ sợ mình bị lấm lem bùn đất từ cậu. Thế là cậu lang thang ra cánh đồng. Đi được nửa đường thì gặp trời mưa. Vì cậu được làm bằng đất nên gặp nước sẽ bị ngấm và lạnh. Chú bé Đất chạy vào bếp, ngồi gần bếp lửa. Cậu cảm thấy nóng và sợ lửa. Ông Hòn Rấm nói cho cậu biết rằng đất không sợ lửa vì đất được nung trong lửa. Thế là chú bé Đất không sợ lửa nữa. Chú xông vào lửa và trở thành Đất Nung.

II. Soạn bài tập đọc Chú Đất Nung:

Sau khi đọc câu chuyện, giải nghĩa những từ khó hiểu và khám phá nội dung, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi trong sách nhé

1. Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?

Cu Chắt có những món đồ chơi sau: 

– Chàng kị sĩ cưỡi ngựa tía, dây cương vàng, trông rất bảnh 

– Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son

– Một chú bé được làm bằng đất sét

Chúng khác nhau như sau:

– Chàng kị sĩ và nàng công chưa được làm bằng bột, màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Cu Chắt nhận chúng vào đêm Trung thu.

– Cậu bé Đất được làm bằng đất sét do chính tay Cu Chắt nặn lúc đi chăn trâu.

2. Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?

Chú bé Đất nhớ nhà nên chú lang thang ra ngoài cánh đồng. Trên đường đi chú gặp mưa và bị thấm nước. Sau đó, cậu chạy vào bếp để sưởi ấm. Nơi đây chú đã gặp Ông Hòn Rấm. Ông ta giúp chú bé Đất hiểu ra giá trị của mình. Chú bé Đất muốn xong pha và làm việc có ích nên chú chấp nhận nung trong lửa.

3. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung vì chú muốn được xong pha, làm được nhiều việc có ích.

4. Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?

Lửa là biểu tượng của sự mạnh mẽ, kiên cường và thử thách. Vì vậy việc nung trong lửa nói lên ý nghĩa của sự gian nan, tôi luyện. Nung trong lửa sẽ giúp con trở nên cứng cáp, mạnh mẽ và trở nên hữu ích.

III. Lời Kết:

Chú Đất Nung là một câu chuyện kể về cậu bé được làm bằng đất sét. Chú bị mọi người ghét bỏ vì sợ dơ bẩn khi tiếp xúc với chú. Nhưng điều đó không làm chú chán nản. Chú muốn mình có ích và được xong pha nên chú chấp nhận nung trong lửa.

Chú Đất Nung có một ý chí kiên cường, không từ bỏ, chấp nhận những khó khăn thử thách để trở nên mạnh mẽ và có ích cho xã hội.

Baiontap.com cũng mong muốn rằng qua bài soạn bài Tập đọc lớp 4 Chú Đất Nung các em cũng biết noi gương chú Đất Nung mà không ngại khó khăn thử thách, luôn vững vàng luyện tập và ra sức học tập để trở thành người có ích.

Chúc các em học tốt !

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Phân môn tập đọc giúp học sinh:

- Củng cố phát triển kĩ năng đọc , đọc rành mạch trôi chảy, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm.

- Phát triển kĩ năng đoc- hiểu đến mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn ,thơ.

- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên , xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người.

B. NỘI DUNG DẠY_ HỌC:

1. Củng cố nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh:

Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí ,khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ ( có 2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng một tiết). Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ,phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyên một kĩ năng mới là đọc diễn cảm.

Phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản cụ thể là:

- Nhận biết đề tài cấu trúc của bài.

- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để tóm ý.

2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS:

- Nội dung các bài tập đọc trong SGK phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh, của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mỹ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho HS.

Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tập đọc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC LỚP 4 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Phân môn tập đọc giúp học sinh: Củng cố phát triển kĩ năng đọc , đọc rành mạch trôi chảy, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm. Phát triển kĩ năng đoc- hiểu đến mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn ,thơ. Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên , xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người. NỘI DUNG DẠY_ HỌC: Củng cố nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh: Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí ,khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ ( có 2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng một tiết). Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ,phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyên một kĩ năng mới là đọc diễn cảm. Phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản cụ thể là: Nhận biết đề tài cấu trúc của bài. Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để tóm ý. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS: Nội dung các bài tập đọc trong SGK phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh,của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mỹ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho HS. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC: Hướng dẫn đọc: Đọc thành tiếng: GV có thể hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau: Đọc mẫu: tùy trường hợp cụ thể, GV có thể chỉ định một số HS khá, giỏi đọc làm mẫu trước. GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước luyện đọc trơn, trước khi tìm hiểu tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm. Các hình thức đọc mẫu bao gồm: + Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, sửa cách phát âm sai. + Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm. Tổ chức cho HS đọc cá nhân (đọc trong nhóm, đọc trước lớp), nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm hoặc lõi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho HS. Đọc thầm: các biện pháp có thể áp dụng là: Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho HS. Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho HS. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ mới: Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK: GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích. Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài con khó hiểu, GV có thể hướng dẫn HS giải thích bằng những biện pháp sau: + Dùng các từ cũng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó. + Đặt câu với từ ngữ đó. + Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó. Giúp học sinh nắm vững câu hỏi và tìm hiểu bài: các biện pháp có thể áp dụng là: Cho HS đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó. GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi đó. Tách câu hỏi thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để HS dễ thực hiện. Chú ý tránh đặt thêm những câu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của học sinh. QUY TRÌNH DẠY – HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc bài trước đó, sau đó đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học. Riêng với một số bài tập mở đầu, GV cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: - Luyện đọc: HS đọc thành tiếng từng đoạn văn ( khổ thơ ). + Đọc nối tiếp trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. + Đọc theo cặp hoặc đọc theo nhóm. + 1, 2 HS đọc lại toàn bài, sau đó GV đọc lại toàn bài. - Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu từng câu hỏi trong SGK. - Đọc diễn cảm: hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn ( khổ thơ). - Học thuộc lòng: đối với những bài yêu cầu học thuộc lòng. - GV tổ chức thi đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn. c. Củng cố, dặn dò: Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hay ý nghĩa của bài tập đọc. - Nêu nhận xét tiết học, nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị bài sau. Người thực hiện Ngô Thị Hồng Vân

Video liên quan

Chủ đề