Niềm tự hào tự tôn dân tộc là gì

Kỷ niệm 1016 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Đại Hành hoàng đế (mùng 8-3 năm Ất Tỵ 1005 - 8-3 năm Tân Sửu 2021):

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, thì thế kỷ X được xem là “thế kỷ nền tảng” để dân tộc ta bước sang một thời kỳ phát triển mới. Đó là thế kỷ gắn liền với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi đã làm rạng rỡ sử sách và Lê Đại Hành hoàng đế là một trong những người đã có công “xoay chiều” lịch sử, góp phần gây dựng cơ đồ quốc gia - dân tộc.

Đền thờ Lê Hoàn.

Nói về quê hương và sự ra đời của nhân vật lịch sử này, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép: Vua họ Lê, húy là Hoàn, người Ái Châu (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân). Cha sinh ra vua là Mịch, mẹ là Đặng Thị, khi mới có thai bà chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen. Sau khi sinh Lê Hoàn (tháng 7 năm Tân Sửu 941) được vài năm thì mẹ mất, rồi tiếp đó là cha, bỏ lại đứa trẻ một mình trơ trọi. Có viên quan sát họ Lê ở châu ấy thấy là người kỳ - “tư cách đứa trẻ này không phải như người thường”, bèn nhận làm con, nuôi dạy không khác gì con đẻ. Từng gặp mùa đông trời rét, Lê Hoàn nằm phục úp cạnh cối để ngủ. Đêm ấy bỗng có ánh sáng lạ đầy nhà, viên quan sát lẳng lặng đến xem thì thấy con rồng vàng ấp lên trên. Từ đó viên quan sát càng quý trọng thêm. Đến khi lớn, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Ông là người phóng khoáng, có chí khí lớn, được vua Đinh Tiên Hoàng khen là trí dũng. Về sau được vua Đinh giao trông coi hai nghìn binh sĩ, rồi thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ.

Lê Hoàn sinh ra giữa thời loạn. Bằng tài năng hơn người, ông đã có công lớn giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất quốc gia Đại Cồ Việt. Khi triều đình nhà Đinh đang trong giai đoạn củng cố và thực thi các chính sách nhằm xây dựng và bảo vệ quốc gia sau nhiều năm biến loạn, thì Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Triều đình bèn rước Vệ vương Toàn mới 6 tuổi lên ngôi. Lê Hoàn được chọn làm nhiếp chính phò tá vua. Bấy giờ, trong nước, Lê Hoàn phải ứng phó với nội loạn do Định Quốc công Nguyễn Bặc và Ngoại giáp Đinh Điền khởi xướng; bên ngoài, là sự lăm le của 2 đạo quân xâm lược mạnh là Chiêm Thành và Tống. Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đặt nền độc lập tự chủ vừa được khôi phục chưa lâu đã đứng trước nguy cơ bị xóa bỏ. Vận mệnh, cơ đồ hay sự hưng - vong của quốc gia dân tộc lúc bấy giờ đặt lên vai vị nhiếp chính Lê Hoàn.

Bằng uy tín và tài năng đã được khẳng định, Lê Hoàn đã nhanh chóng trấn áp cuộc nội loạn, chém Đinh Điền, bắt sống Nguyễn Bặc. Đồng thời, nhận được sự ủng hộ của quần thần, tháng 7 năm Canh Thìn 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thiên Phúc. Qua đó, nhanh chóng chuẩn bị lực lượng đối phó với giặc ngoại xâm. Mùa xuân năm 981, vua trực tiếp chỉ huy đánh tan quân Tống ở Lạng Sơn, Tây Kết, Bình Lỗ, Bạch Đằng. Quân Tống đại bại phải tháo chạy về nước và từ bỏ âm mưu xâm lược. Nói về tài năng và công lao của nhà vua, sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bực anh hùng nhất đời vậy”

Lê Đại Hành hoàng đế được đánh giá là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tài năng của ông không chỉ được thể hiện trong lĩnh vực quân sự, dụng binh khiển tướng, bình Chiêm, đuổi Tống, diệt trừ tạo phản; mà còn được thể hiện ở việc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa... Nhà vua đặc biệt coi trọng việc phát triển nông nghiệp, hay đề cao truyền thống trọng nông, khi ông là vị vua đầu tiên cho tổ chức sự kiện cày tịch điền (mùa xuân năm Đinh Hợi 987). Cũng dưới thời vua trị vì, các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thêm một bước, nổi bật là nghề dệt. Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật giàu giá trị cũng được xây dựng và tồn tại cho đến tận ngày nay... Với những thành tựu to lớn, toàn diện trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, Lê Đại Hành hoàng đế là một trong những vị vua đầu tiên đặt nền móng cho nền quân chủ phong kiến tập quyền Việt Nam cuối thế kỷ X.

Năm Ất Tỵ 1005, sau khi nhà vua mất, dân làng Trung Lập đã lập miếu thờ trên mảnh đất nơi ông từng sống. Đến thời Lý, vua Lý Thái tổ đã cho xây dựng đền thờ theo hình chữ công, gồm một Tiền đường 5 gian, Trung đường 3 gian và Hậu cung 5 gian. Trải qua thời gian dài và nhiều biến cố lịch sử, đền thờ vẫn được bảo vệ, tôn tạo và trao truyền cho hậu thế. Đến nay, đền thờ Lê Hoàn là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ và độc đáo bậc nhất ở Thanh Hóa. Với các giá trị riêng có, đền thờ Lê Hoàn đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Không chỉ thành kính thờ phụng, trông coi đền thờ, mà người dân nơi đây còn tổ chức lễ hội Lê Hoàn nhằm ngày húy kỵ vua (8-3 âm lịch) và gắn với nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Điển hình như tục cày tịch điền, lễ cầu yên, lễ đốt áo chầu, tục tiến cốm, tục làm xôi nén, bánh răng bừa, bánh chưng nung... Ngoài ra, lễ hội cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi trò diễn dân gian đặc sắc.

Kỷ niệm 1016 năm Ngày mất anh hùng dân tộc Lê Đại Hành hoàng đế (mùng 8-3 năm Ất Tỵ 1005 - 8-3 năm Tân Sửu 2021) là dịp để hậu thế ngẫm lại và hàm ơn công lao của tiền nhân. Qua đó, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc; ý chí tự lực, tự cường và tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức dựng xây quê hương, đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

Và ngày nay, trước vận hội mới, thách thức mới của quá trình hội nhập; sự tác động tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường len lỏi vào trong đời sống xã hội thì việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc càng phải được coi trọng. Bởi đó là nhân tố, là nền tảng tư tưởng vun đắp nhân cách đẹp đẽ, hình thành lối sống cao thượng cho mỗi cuộc đời, mỗi con người.

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt, đã tạo ra những cơ hội để cho mọi công dân có thể mở rộng giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển, tạo cho thanh niên các cơ hội để giao lưu, học tập.Song hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên, làm cho đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên lệch lạc, bản lĩnh non kém, dễ bị lôi kéo, kích động, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc... Do đó, khơi dậy, phát huy và bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thanh niên-những người chủ tương lai của đất nước là một việc làm cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Ảnh minh họa: baochinhphu.vn.

Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang dấy lên các phong trào thi đua sôi nổi, mang tính xã hội hóa cao. Đây dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại; là dịp bồi dưỡng cho thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống lịch sử,niềm tự hào, tự tôn dân tộc; giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm để góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều địa phương chú trọng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, quê hương, đất nước và nhiều hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa” tri ân những người có công với nước đã được diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước. Điều đó thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của nhân dân ta. Chính những hoạt động ý nghĩa ấy đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tương thân, tương ái.

Như chúng ta đã biết, giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ là hướng tới xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng, kiến thiết đất nước. Trong điều kiện hiện nay, giáo dục truyền thống còngiúp cho thế hệ trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong học tập, lao động, đời sống; tinh thần vươn lên, lập thân, lập nghiệp, tạo công ăn việc làm, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; tinh thần đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Muốn vậy, thế hệ kế tiếp hôm nay càng phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để từ đó tiếp tục bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Và như vậy, giáo dục truyền thống luôn là giá trị vĩnh hằng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PHAN TIẾN DŨNG

Video liên quan

Chủ đề